PHẦNI:ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta với nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với thế giới, do đó đòi hỏi những chủ nhân tương lai của đất nước phải đặt được những chuẩn mực đào tạo tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phải có những con người mới có nhận thức tiên tiến, năng động, có hiểu biết, có trình độ khoa học kỹ thuật, có lòng yêu nước nồng nàn. Chính vì thế, giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong dạy học ở Tiểu học, nhất là trong tiến trình đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học hiện nay ở tiểu học. Nó tạo điều kiện trực tiếp cho người dạy và người học huy động các năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao tính khách quan khoa học của kiến thức, trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, học sinh được trình bày, nêu ý kiến về nhận thức của mình thông qua việc thảo luận. Hoạt động trò chơi học tập sẽ góp phần đắc lực cho việc hình thành và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng cơ bản, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho lao động sư phạm hiệu quả hơn.
Việc dạy học thầy giảng trò nghe, ghi chép và làm theo mẫu làm cho người học thụ động, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Việc áp dụng tổ chức trò chơi học tập sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, giúp cho tư duy và nhận thức của người học phát triển theo chiều hướng lôgic từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Việc tổ chức dạy học theo hình thức “trò chơi học tập” cho phép các cá nhân trong lớp cùng thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ, kinh nghiệm của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung môn học. Khi hoạt động trò chơi, mỗi cá nhân có thể hiểu rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được điều mình cần phải học hỏi thêm về các nội dung của bài học. Việc tiếp thu kiến thức trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học tích cực, hình thức tổ chức hoạt động học hợp lý trong dạy học nói chung và trong nhà trường tiểu học nói riêng. Đó là một yêu cầu hết sức quan trọng đặt ra nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong việc triển khai và thực hiện chương trình sách giáo khoa tiểu học mới.
Bản thân là một giáo viên Tiểu học tôi nhận thấy rằng muốn dạy tốt chương trình Toán 3, không những người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà còn phải luôn tìm tòi, năng động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.Xuất phát từ những lý do cấp bách như vậy nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm lồng ghép trò chơi trong dạy học Toán 3”, để giờ học toán phong phú hấp dẫn hơn, tạo hứng thú thực sự cho học sinh Tiểu học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Tìm hiểu hệ thống nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Toán 3
2. Lồng ghép trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ học Toán 3
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.
2. Tìm hiểu các quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nói chung và học Toán nói riêng.
3. Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của trò chơi Toán học.
4. Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên Toán 3 và các tài liệu có liên quan.
5. Lồng ghépcác trò chơi trong giờ học Toán 3.
6. Tìm hiểu phân loại đối tượng học sinh trong lớp.
7. Dạy thực nghiệm.
8. Đề xuất ý kiến.
IV. ĐỐI TƯỢNGNGHIÊN CỨU:
- Chủ thể: Lồng ghéptrò chơi trong giờ học Toán 3.
- Khách thể: Học sinh lớp 3A3 trường Tiểu học Ba Trại B – Ba Vì – Hà Nội.
nguon VI OLET