Nhà Nguyễn có 13 đời vua:


   1. Vua Gia Long sinh năm 1762, mất năm 1819, là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân, lên ngôi năm 1802, có 13 con trai và 18 con gái. Vua Gia Long cũng là người đặt tên nước là Việt Nam.

  2. Vua Minh Mạng sinh năm 1791, mất năm 1840, là con trai thứ tư của vua Gia Long, lên ngôi năm 1820 (ngày 1 tháng giêng âm lịch) vì người anh cả là hoàng tử Cảnh lúc đó đã chết (các anh thứ hai và thứ ba chết lúc còn nhỏ), có 78 con trai và 64 con gái.
 3. Vua Thiệu Trị sinh năm 1807, mất năm 1847, là con trai lớn của vua Minh Mạng, lên ngôi năm 1841 (ngày 1 tháng giêng âm lịch), có 29 con trai và 35 con gái.
 4. Vua Tự Đức sinh năm 1829, mất năm 1883, là con trai thứ hai của vua Thiệu Trị, lên ngôi năm 1847, vì không có con nên nuôi 3 người cháu. Cả ba sau đều lên làm vua: Dục Đức, Đồng Khánh và Kiến Phúc.
 5. Vua Dục Đức sinh năm 1852, mất năm 1883, là con trai trưởng (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 20 tháng 7 năm 1883 nhưng 3 ngày sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết truất phế rồi giết chết, có 11 con trai và 8 con gái. Dục Đức, vì ở trên ngôi có 3 ngày, không có thời giờ chọn niên hiệu; Dục Đức là tên của dinh thự của vị vua này. Miếu hiệu và thụy hiệu về sau mới được tôn xưng.
 6. Vua Hiệp Hòa sinh năm 1847, mất năm 1883, là con trai thứ 29 của vua Thiệu Trị (tức là em của vua Tự Đức), lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883 nhưng 4 tháng sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết giết chết, không có con.
 7. Vua Kiến Phúc sinh năm 1869, mất năm 1884, là con trai thứ ba (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883 nhưng 8 tháng sau thì bị bệnh rồi chết, mọi việc đều được lo bởi Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, không có con.
 8. Vua Hàm Nghi sinh năm 1872, mất năm 1943, là cháu gọi vua Tự Đức là chú (có cùng cha với vua Đồng Khánh nhưng vua Đồng Khánh là con nuôi của vua Tự Đức), lên ngôi năm 1884 nhưng bị Pháp truất phế 1 năm sau đó vì mưu lược chống họ, có 1 con trai và 2 con gái. Sau khi bị truất phế vua Hàm Nghi tiếp tục việc chống Pháp nhưng bị bắt vào năm 1888 và bị Pháp đày sang Algérie.
 9. Vua Đồng Khánh sinh năm 1864, mất năm 1889, là con trai thứ hai (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi năm 1885 nhưng sau 3 năm thì bị bệnh rồi chết, có 6 con trai và 3 con gái.
 10. Vua Thành Thái sinh năm 1879, mất năm 1955, là con trai thứ bảy của vua Dục Đức (người làm vua chỉ trong 3 ngày), lên ngôi năm 1889 nhưng bị Pháp truất phế vào năm 1907 vì chống lại họ, có 16 con trai và nhiều con gái. Vào năm 1916 vua Thành Thái (cùng con là vua Duy Tân) bị Pháp đày sang đảo Réunion, nhưng được đón trở lại Việt Nam vào năm 1947.
 11. Vua Duy Tân sinh năm 1899, mất năm 1945, là con trai thứ năm của vua Thành Thái, lên ngôi năm 1907 nhưng chỉ lo việc chống Pháp nên bị họ truất phế và đày sang đảo Réunion (cùng với cha là vua Thành Thái) vào năm 1916, có 3 con trai và 1 con gái.
 12. Vua Khải Định sinh năm 1885, mất năm 1925, là con trai trưởng của vua Đồng Khánh, lên ngôi năm 1916 với ý định hòa hoãn với Pháp, chỉ có 1 con trai.


  13. Vua Bảo Đại sinh năm 1913, mất năm 1997, là con trai độc nhất của vua Khải Định, lên ngôi năm 1926 trong khi đang du học tại Pháp nên về Việt Nam 6 năm sau đó, có 2 con trai và 3 con gái. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình hoàng đế Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Nhà sử học Trần Trọng Kim được bổ làm Nội các Tổng trưởng, giao nhiệm vụ thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 và đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 30 tháng 8 năm 1945 và giữ chức "Cố vấn tối cao" cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập, nhưng chẳng bao lâu lại từ chức đi sống tại các nước ngoài. Bảo Đại trở lại Việt Nam với chức vụ Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam vào năm 1948 nhưng lại bị mất quyền sau một cuộc trưng cầu dân ý trong năm 1956.

           S­u tÇm

nguon VI OLET