Tiết  1                                                Địa lý

ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I. Mục tiêu

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:

+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.

+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.

+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.

- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.

II. Đồ dùng dạy - học

- Giáo viên: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

                    Lược đồ miền Bắc hoặc đồng bằng Bắc Bộ.

- Học sinh: SGK Địa lí 4.

III. Các hoạt động dạy học

TG

Nội dung

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

2’

 

35'

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3’

 

 

 

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài

2.2. Nội dung

* Hoạt động 1: Vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 2: Sự hình thành, diện tích, địa hình đồng bằng Bắc Bộ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về hệ thống sông ngòi ở đồng bằng Bắc Bộ.

 

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 4: Hệ thống đê ngăn lũ ở đồng bằng Bắc Bộ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Củng cố, dặn dò

 

-Nhắc lại tên bài học của tiết trước.

 

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.

- Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- GV chỉ bản đồ và cho HS biết vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.

- Yêu cầu HS chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.

- GV chốt: Vùng đồng bằng Bắc Bộ có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống tận Ninh Bình.

- Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên? Hình thành như thế nào?

 

 

 

- Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta? Diện tích là bao nhiêu?

 

- Địa hình đồng bằng Bắc Bộ như thế nào?

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ, bản đồ nêu tên những con sông của đồng bằng Bắc Bộ.

+ Sông Hồng bắt nguồn từ đâu?

+ Tại sao sông có tên là sông Hồng?

+ Sông Thái Bình do những sông nào hợp thành?

- GV chốt.

- Yêu cầu HS đọc sách và TLCH:

+ Ở đồng bằng Bắc Bộ mùa nào thường mưa nhiều?

+ Mùa hè mưa nhiều, nước các sông như thế nào?

+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đã làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt?

+ Để bảo vệ đê điều, nhân dân đồng bằng Bắc Bộ phải làm gì?

- Yêu cầu HS đọc phần Bài học.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

-Trả lời.

 

 

-Lắng nghe, ghi bài.

 

- Quan sát bản đồ.

 

 

- Theo dõi.

 

- 2 - 3 HS lên bảng chỉ.

 

 

- Nghe.

 

 

 

 

 

 

- Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Hai con sông này khi đổ ra biển thì chảy chậm lại làm phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó tạo nên đồng bằng Bắc Bộ.

- Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ 2 trong số các đồng bằng ở nước ta. Diện tích của đồng bằng Bắc Bộ là 15000 và đang tiếp tục mở rộng ra biển.

- Khá bằng phẳng.

 

 

 

- Quan sát và nêu.

+ Từ Trung Quốc.

 

+ Sông có nhiều phù sa cho nên nước sông quanh năm có màu đỏ. Vì vậy có tên là sông Hồng.

+ Do 3 sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành.

 

- Đọc và trả lời.

+ Mùa hè.

 

+ Nước các sông thường dâng cao gây lụt ở đồng bằng.

+ Đã đắp đê dọc hai bên bờ sông.

 

+ Đắp đê, kiểm tra đê, bảo vệ đê.

- Đọc.

 

-Lắng nghe,thực hiện..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET