Tt (8)

 

           TRƯỜNG ĐẠI HOC THỦ DẦU MỘT

                                                KHOA PHẠM

Tt (13)

 

                                        

                        GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC LỚP 4

       Bài 2:

 

         VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP

 

 

  GVHD  : VŨ TRỌNG ĐÔNG

  SVTH   : TRẦN THỊ THƯƠNG

  LỚP      :D14TH04

 MSSV  :1421402020184

 

 

                                                            Thứ 6, ngày 5 tháng 3 năm 2016.

Tt (19)

 

 

 

 

 

BÀI 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP

(Tiết 1)

l. MỤC TIÊU

1.Kiến thức
Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:

-Mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn.
2. Kĩ năng
-Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc

phục.

-Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
3. Thái độ
-Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.

-Rèn được tính kiên trì và bền bỉ trong học tập.

II- ĐỒ DÙNG ĐẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh ảnh minh hoạ, sách giáo khoa đạo đức lớp 4, ảnh mặt cười, mặt buồn( tùy số lượng HS để chuẩn bị số lượng phù hợp),

- Học sinh : Sách giáo khoa đạo đức lớp 4, bút , các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 

2

1.Ổn định lớp

-         Giáo viên yêu cầu lớp trưởng bắt nhịp cho lớp hát bài: lớp chúng ta đoàn kết.

 

 

-         HS hát khởi động.

 

 

 

4

2.Kiểm tra bài cũ

-         GV( giáo viên) nêu câu hỏi

kiểm tra:

  • Tại sao chúng ta cần trung thực trong học tập?

 

 

 

 

  • Em hãy cho cô biết những việc làm nào để thể hiện tính trung thực trong học tập?

 

 

 

 

 

 

-         GV nêu nhận xét

 

-         HS( học sinh) trả lời:

 

  • Bởi vì trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng cá nhân cũng như được mọi người yêu quý và kính trọng.
  • HS: nhắc bạn không được mở vở trong giờ kiểm tra, không nói dối cô khi chưa làm bài tập về nhà, không chép bài tập bạn đã giải và không xem tài liệu khi đi thi….

 

 

 

 

 

 

 

2

 

3. Bài mới

a, Giới thiệu bài mới

 

-         GV đặt vấn đề: Trong cuộc sống có bạn nào gặp toàn những điều may mắn không?

-         GV: Đúng rồi các em ạ! Trong cuộc sống không ai  gặp toàn những điều may mắn cả cho nên chúng ta thể rơi vào những hoàn cảnh

khó khăn. Vì vậy, chúng ta có thể làm gì để vượt lên số phận?

-         Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó” trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào nhé!

 

 

 

 

 

-         HS trả lời đồng thanh: không ạ!

 

-         HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

b, Dạy bài mới

 

*Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó và thảo luận.

Mục tiêu

  • HS được tìm hiểu về một tấm gương nghèo vượt khó. Từ đó học tập được nhiều đức tính tốt từ tấm gương này. Biết cách vượt qua khó khăn cũng như lợi ích của việc vượt qua khó khăn.
  • Hiểu được mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn.

Cách tiến hành

  • GV kể chuyện qua đó đưa ra những câu hỏi phù hợp giúp HS hiểu nội dung cũng như thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm.

-         GV kể chuyện.

-         GV yêu cầu 1 HS đọc lại.

-         GV treo các câu hỏi lên bảng, yêu cầu HS thảo luận theo bàn:

  1. Trong câu chuyện có mấy nhân vật? Nơi thảo sống có tên là gì?

 

 

 

 

 

  1. Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?

 

 

  1. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Vượt khó đã giúp gì cho Thảo? Nếu không vượt khó thì điều gì sẽ xảy ra với Thảo?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Qua việc làm của Thảo, em thấy Thảo là người như thế nào?

 

 

 

  1. Em cần học gì từ bạn Thảo?

 

 

  1. Nếu ở hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?

 

 

-         GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.

 

-         Qua bài học các em cho cô biết các em đã rút được bài học gì cho bản thân và áp dụng bài học đó như thế nào cho cuộc sống?

-         Vậy một bạn nào rút ra ghi nhớ cho cô?

 

 

 

 

 

 

-         GV treo ghi nhớ lên bảng và mời một số HS nhắc lại.

Kết luận

-         Hoạt động đã giúp cho HS biết tầm quan trọng của vượt khó cũng như tấm gương đã biết vượt khó. Từ đó rút ra được bài học cho bản thân.

 

 

 

 

nguon VI OLET