/




/

A. DẪN DẮT VÀO BÀI MỚI (TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP)
1. Mục tiêu:
Hoạt động tạo tình huống học tập nhằm khởi động bộ máy nhận thức của học sinh, tạo ra mâu thuẫn nhận thức giữa những kiến thức đã biết và chưa biết về thành thị nước ta thế kỉ XVI - XVII.
2. Phương thức:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Cụ thể như sau:
Quan sát hình ảnh và trao đổi thảo luận hãy cho biết:
Nêu hiểu biết của em về những hình ảnh dưới đây? 
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh kết hợp với phát phiếu học tập để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. Hoạt động này sẽ kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
Tùy theo tình hình của lớp học, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân.
3. Gợi ý sản phẩm:
Mỗi nhóm học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.




//




/


/
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP

1. Tìm hiểu Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - ba thành thị lớn thế kỉ XVI - XVII
1.1. Mục tiêu:
Biết được vào thế kỉ XVI - XVII, nước ta nổi lên ba đô thị lớn đó là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
1.2. Phương thức:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin trong sách giáo khoa kết hợp quan sát tranh ảnh, xem clip,
hãy cho biết: 
Thành thị là gì?Vào thế kỉ XVI - XVII, ở nước ta có những thành thị lớn nào?
Hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm của thành thị Việt Nam thế kỉ XVI - XVII theo mẫu sau:
 
                 Đặc điểm
Thành thị
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán

Thăng Long




Phố Hiến




Hội An




 Trong hoạt động này giáo viên sử dụng phương pháp trao đổi đàm thoại, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân sau đó cho các em trao đổi trong nhóm để thống nhất trong nhóm nội dung trả lời các câu hỏi trên.
Sau đó gọi một nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Học sinh các nhóm khác có thể bổ sung hoàn thiện sản phẩm chung của lớp; yêu cầu học sinh trình bày bảng thống kê theo mẫu.
Cuối cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt ý.
- Trong quá trình làm việc, giáo viên chú ý đến các nhóm học sinh để có thể hỗ trợ giúp các em học tập.
- Giáo viên nhấn mạnh chi tiết ngày 5 - 12 - 1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
1.3. Gợi ý sản phẩm:
Thành thị là gì?Vào thế kỉ XVI - XVII, ở nước ta có những thành thị lớn nào?
- Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Vào thế kỉ XVI - XVII, ở nước ta có những thành thị lớn đó là: Thăng Long, Phố Hiến (Hưng Yên) và Hội An (Quảng Nam).
Bảng thống kê về đặc điểm của thành thị Việt Nam thế kỉ XVI - XVII
 
            Đặc điểm
Thành thị
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán

Thăng Long
- Đông dân hơn nhiều nước ở châu Á.
- Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á.
- Thuyền bè ghé bờ khó khăn.
- Ngày phiên chợ, người đông đúc, buôn bán tấp nập; nhiều phố phường.

Phố Hiến
- Có nhiều dân cư nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp.
 Có hơn 2000 nóc nhà của người nước ngoài đến ở.
- Là nơi buôn bán tấp nập.

Hội An
- Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản.
- Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong.
- Thương nhân nước ngoài thường lui tới buôn bán.


/


/

/


/

/



/
/






/
/


/



2. Tìm hiểu tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI - XVII
2
nguon VI OLET