UBNN HUYỆN VĨNH CỬU

  TRƯỜNG THCS MÃ ĐÀ

 

GIÁO ÁN HỘI THI GIÁO VIỆN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN

VÒNG THỰC HÀNH - TIẾT 1

NĂM HỌC: 2016 - 2017

 

Người dạy: Hoàng Thị Quỳnh

  Lớp dạy: 4/

  Ngày dạy: 14/03/2017

 

 

MÔN: ĐỊA LÍ

BÀI: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ( Tiết 27)

 

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Chỉ được vị trí của đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ.

* GDKNS: Biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây nên.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung, phiếu bài tập, tranh ảnh có liên quan đến bài học, SGK.

- HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài ở nhà, SGK, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A/ Khởi động: Hát

B/ Bài mới: GV giới thiệu và ghi tên bài.

1. Hoạt động 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tiêu biểu về địa hình của ĐB DHMT.

* Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí, đặc điểm tiêu biểu về địa hình của ĐB DHMT.

* Cách tiến hành:

a) Vị trí:

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ dải ĐB DHMT:

+ Xác định vị trí giới hạn và đọc tên các đồng bằng ở DHMT theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

b) Đặc điểm:

- Yêu cầu HS đọc thầm thông tin từ : “ Các đồng bằng….các đầm, phá”.

- Yêu cầu HS thực hiện phiếu bài tập.

 

PHIẾU BÀI TẬP

1. Vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp ?

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2. ĐB duyên hải miền Trung có nhiều cồn cát, đầm phá:

  a. Đúng    b. Sai

3. Để ngăn gió di chuyển các cồn cát, người dân ở duyên hải miền Trung đã làm gì?

    a. Trồng dừa  b. Trồng phi lao   c. Trồng bạch đàn            d. Trồng tràm

4. Những vùng thấp trũng ở cửa sông, nơi có các doi cát dài chắn phía biển thường tạo ra dạng địa hình gì?

.....................................................................................................................................

 

- Trao đổi nhóm đôi, nhóm lớn.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Đại diện nhóm trình bày. (Cung cấp hình ảnh liên quan).

+ Dải đồng bằng duyên hải miền trung có đặc điểm địa hình tiêu biểu gì ?

Các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ, hẹp với nhiều cồn cát, đầm, phá.

- Khuyến khích 1,2 HS lên xác định lại vị trí giới hạn, trình bày đặc điểm tiêu biểu của ĐB DHMT.

2. Hoạt động 2: Đặc điểm khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.

* Mục tiêu: HS biết được đặc điểm khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.

* Cách tiến hành:

- HS quan sát lược đồ ĐB DHMT.

+ Xác định dãy núi Bạch Mã và khu vực phía bc, phía nam của dãy Bạch Mã.

+ Đọc tên hai thành phố ở phía bc và phía nam của dãy Bạch Mã.

+ Tại sao khu vực phía nam của dãy Bạch Mã không có mùa đông lạnh?

+ Theo em đi đường bộ từ Huế vào Đà Nẵng hoặc ngược lại thì ta đi bằng cách nào?

- HS quan sát đèo Hải Vân.

- HS đọc thông tin phần từ “ Vào mùa hạ .... người và của”.

- HS làm phiếu bài tập.

 

PHIẾU BÀI TẬP

Em hãy nối cột A với cột B tương ứng

   A          B

 

 

- HS thảo luận nhóm bàn.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát hình ảnh hạn hán, mưa lũ ở miền Trung.

+ Em làm gì để giúp đỡ đồng bào miền Trung khi bị thiên tai, lũ lụt ?

*GDHS: Đây là khu vực thường chịu lũ lụt và bão nhiều nhất do đó ta cần phải biết chia sẻ với họ.

+ Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu của ĐB DHMT?

- HS đọc ghi nhớ SGK/ 137.

C. Củng cố - Dặn dò:

- Tổ chức chơi: “Ô số kì diệu”. (Nếu còn thời gian)

- Chuẩn bị bài: Người dân ở duyên hải miền Trung.

* Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

nguon VI OLET