GIÁO ÁN THỰC TẬP
Môn: ĐịaLí
Bài: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Tuần: 26 Tiết 26
Ngườidạy: TrầnThúyHằng
Ngàydạy: 18/03/2019

I. YÊU CẦU :
- Dựa vào bản đồ, lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung. Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng có nhiều cồn cát, đầm phá.
- Nêu đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nhận xét các thông tin trên tranh ảnh, lược đồ.
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
- Giáo dục biển đảo: Khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của chúng ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung .
- Tranh ảnh về đồng bằng duyên hải miền Trung; đèo Hải Vân .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bi cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng:
+ Chỉ trên bản đồ hai vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ ?
+ Chỉ trên bản đồ vị trí của Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Ngoài hai đồng bằng rộng lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, ở nước ta còn có hệ thống các dải đồng bằng nằm sát biển chủ yếu do biển và các sông chảy ra biển bồi đắp nên. Đó là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
GV ghi tên bài: “Dải đồng bằng duyên hải miền Trung”
*Chuyển ý: Để bắt đầu tìm hiểu về dải đồng bằng duyên hải miền Trung chúng ta hãy cùng bước vào hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.
Hoạt động 1:Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.
GV chiếu lược đồ vùng đồng bằng duyên hải miền Trung .
- HS dựa vào lược đồ và kênh chữ trong SGK, cho biết :
+ Kể tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
(GV nêu thêm: Tên gọi của các đồng bằng được ghép từ tên các tỉnh hoặc chữ cái đầu tên các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó)
+ Em có nhận xét gì về vị trí, giới hạn của đồng bằng này? (GV gợi ý thêm: vị trí của các đồng bằng này như thế nào so với biển, các phía của các đồng bằng giáp với gì?)
- GV hỏi:
+ Vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung lại nhỏ hẹp?
+ Đồng bằng này đất đai như thế nào ?

+ Dựa vào lược đồ em nêu tên đầm, phá ở Thừa Thiên – Huế?
- Nhận xét.
- GV liên hệ thêm:
+ Ở ven biển có các cồn cát cao 20 – 30 m thường sẽ xảy ra hiện tượng gì?
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường: Hiện tượng cát bay, cát chảy ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung hằng năm gây ra rất nhiều thiệt hại đến đời sống sản xuất của người dân. Vì vậy người dân ở đây trồng cây phi lao để ngăn cát di chuyển vào đất liền đồng thời giữ lại nguồn nước ngầm cho khu vực. Từ đây các em có thể thấy được tầm quan trọng của rừng và cây xanh trong bảo vệ đời sống của nhân dân. Bởi vậy cô hi vọng các em sẽ có ý thức bảo vệ cây xanh, không được chặt phá hay ngắt lá, bẻ cành cây xanh.
*Kết luận: Dải duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá.
*Chuyển ý: Chúng ta đã vừa tìm hiểu và thấy rằng dải đồng bằng duyên hải miền Trung chạy dài từ bắc vào nam, toàn bộ phía đông giáp biển, địa hình rất phức tạp. Chính vì thế đặc điểm khí hậu giữa các khu vực ở đồng bằng này cũng không đồng nhất. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam. Để tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt này chúng ta hãy cùng chuyển sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.
- GV chiếu bản đồ và yêu cầu HS:
+ Chỉ trên bản đồ dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân ?
+ Nêu tên hai thành phố ở phía bắc và phía nam dãy núi Bạch Mã ?
- GV nêu: Dãy núi Bạch Mã chạy thẳng ra biển nằm giữa thành phố Huế và Đà Nẵng. Có
nguon VI OLET