KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4
Chủ đề:
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa vùng Tây Nguyên
( 3 tiết)

I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh:
- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.( Năng lực nhận thức khoa học LS& ĐL)
- Sử dụng được lược đồ một số các dân tộc, đọc thông tin tài liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác. ( Tìm hiểu LS&ĐL)
- Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu của vùng Tây Nguyên (VD: Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện,…). ( Tìm hiểu LS&ĐL)
- Mô tả được một số nét chính về văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên. ( Năng lực nhận thức khoa học LS& ĐL)
- Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N’Trang Lơng,… ( Năng lực vận dụng kiến thức,kĩ năng đã học)
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
II. Chuẩn bị:
- GV:
+ Lược đồ một số dân tộc ở Tây Nguyên, lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên, lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên.
+ Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Tranh ảnh về một số hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên.
+ Tranh ảnh, tư liệu về anh hùng Núp, N’Trang Lơng, Chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh.
+ Máy chiếu, máy tính.
+ Phiếu học tập
- HS: SGK, trang phục truyền thống của dân tộc.
III. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp: Phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng lược đồ và bản đồ; phương pháp thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: trò chơi, động não, khăn phủ bàn,...
- Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp, quan sát lược đồ, bản đồ.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ Xác định chuỗi các hoạt động và thời gian dự kiến:

Hoạt động
Nội dung HĐ cụ thể
Các biểu hiện của năng lực đặc thù

1. Khởi động
Hoạt động 1: Khởi động. (5’)


2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu một số dân tộc ở Tây Nguyên và sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên. (15’)
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tây Nguyên. (15’)
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu một số nét chính về văn hóa dân tộc ở Tây Nguyên. (15’)
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên. (15’)
- Năng lực nhận thức khoa học LS&ĐL và năng lực tìm hiểu LS&ĐL.
- Năng lực tìm hiểu LS&ĐL.

- Năng lực tìm hiểu LS&ĐL.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.


3. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 3.1: Củng cố về một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. (15’)
- Năng lực tìm hiểu LS&ĐL.


4. Vận dụng
Hoạt động 4.1: Tìm hiểu về các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên. (15’)
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

2/ Các hoạt động dạy học cụ thể:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu:
- HS nhớ nhanh các từ, cụm từ mà GV cho xem trên bảng có liên quan đến bài học.
b. Sản phẩm học tập: Bảng phụ có ghi lại kết quả trò chơi của HS.
c. Cách tiến hành: Chơi trò chơi “Em biết 3”.
- Nhiệm vụ của tất cả học sinh trong lớp : Mỗi HS viết ra giấy 3 điều em đã biết về Tây Nguyên.








d. Dự kiến điều HS biết, VD:
- Tây Nguyên thuộc vùng: Miền núi
- Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Tây Nguyên có nhà rông.
- Tây Nguyên có cồng chiêng.
- Tây Nguyên có dân tộc Xê – đăng, Gia – rai, …
nguon VI OLET