Bài phát biểu ngày 20 /11/2018

 

Kính thưa các quý vị đại biểu!

  Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ, UBND xã Lũng Niêm.

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo của 2 nhà trường Mầm Non và Tiểu học xã Lũng Niêm.

  Tôi rất vinh dự được thay mặt cho 7 hội viên Hội cựu giáo chức xã Lũng Niêm phát biểu trước buổi lễ 20/11 ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam lần thứ 37. Lời đầu tiên cho phép tôi gửi tới các quý vị đại biểu, các đồng chí lãnh đạo địa phương cùng các thầygiáo, cô giáo có mặt trong buổi lễ hôm nay lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt và cuộc sống an yên. Chúc cho buổi lễ hôm nay thành công rực rỡ.

  Kính thưa các quý vị đại biểu cùng các thầy giáo, cô giáo !

  Hàng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam, 20 tháng 11, trong mỗi chúng ta, những người đã và đang làm công tác giáo dục và đào tạo lại thấy lòng mình rộn rã, sốn sang. Các phụ huynh và các em học sinh của chúng ta lại được tỏ lòng tri ân với các thầy giáo, cô giáo. Nhân dịp này, trong mỗi chúng ta ai cũng được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy giáo, cô giáo đã từng dày công dạy dỗ chúng ta thành đạt như ngày hôm nay, cho chúng ta thấy được cái hay, cái đẹp của cái chữ, chỉ cho mỗi chúng ta thấy được những điều hay, lẽ phải và lẽ sống làm người.

  Kính thưa các quý vị đại biểu và các thầy giáo, cô giáo !

  Tôi xin phép được nhắc lại vài câu nói của người xưa về vai trò của người thầy:

Nguyễn Trãi đã viết: "Người thầy giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy đạo lí làm người."

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo."

Ta-go (nhà hiền triết của Ân Độ) viết: "Giáo dục một người đàn ông thì được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà thì được cả một gia đình, giáo dục một thầy giáo thì được cả một thế hệ."

  Còn chúng ta thì sao, hình như chúng ta đã quá quen nghe những lời hay ý đẹp về người thầy nhưng hình như đôi lúc trong mỗi chúng ta vẫn chưa nhận thức hết được những điều sâu xa trong mỗi câu chữ ấy. Hay là vì cuộc sống của mỗi chúng ta chưa được đủ đầy ? Hay là vì trong xã hội chúng ta, lời nói chưa đi đôi với việc làm ? Hay là vì chúng ta chưa thoát ra được cái nhận thức giáo viên cũng chỉ là một viên chức làm công ăn lương mà thôi ?

thế, nhà giáo Lê Đình Cánh mới phải thốt lên rằng (xin trích đọc bài thơ Em đi của lê đình Cánh để chúng ta cùng suy ngẫm).


Em đi “bán chữ” trên rừng
Đã qua mặn ngọt, đã từng cay chua
Đất nghèo, chữ ít người mua
Ế hàng không nỡ phân bua nửa lời!

Ước chi Bộ hoá mặt trời
Rẽ mây ngó xuống mảnh đời sương giăng
Ước gì Sở hóa vầng trăng
Non cao rọi trước, đất bằng sáng sau…

Ở rừng tự hát ru nhau
Lá trầu chị héo, quả cau em già
Ước chi có một gian nhà
Có trưa đưa võng đón bà lên chơi!

Em đi nón chạm mây trời
Rừng sâu “bán chữ” cất lời ngân nga
Tiếng rao xao xác lau già
Non cao đội mảnh trăng tà ngậm sương…Top of Form

  Kính thưa các quý vị đại biểu cùng các thầy giáo, cô giáo !

Vâng, thời của chúng tôi là vậy đó. Nhớ năm xưa, tôi còn là một ông giáo trường làng hàng ngày đứng trên bục giảng với bao tâm huyết với nghề, với trường, với học sinh. Hôm nay, tôi đã là một ông giáo nghỉ hưu, phải đi sinh hoạt Hội Cựu giáo chức cùng xã Cổ Lũng, lũng Cao gọi là Hội cựu giáo chức Quốc thành. Hôm nay, được nói lên cảm nghĩ của mình trong ngày vui này, tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo vạn lời tri ân cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.

Qua đây cho phép tôi được gửi tới các bậc phụ huynh lờ cảm ơn chân thành, lời chúc sức khoẻ. Chúc cho các em học sinh của hai nhà trường luôn học giỏi, chăm ngoan, tiến bộ trong học tập.

Cuối cùng xin một lần nữa kính chúc các quý vị đại biểu, các đồng chí lãnh đạo địa phương sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt, luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục xã nhà. Hy vọng rằng buổi lễ hôn nay sẽ để lại những ấn tượng đẹp trong mỗi chúng ta.

Chúc các thầy giáo, cô giáo một ngày vui trọn ven bên người thân.

                                            Xin hết lời

Trân trọng cảm ơn.

 

Lũng Niêm, tháng 11/2018

(Hà Anh Quán)

nguon VI OLET