Lời tâm sự của Giáo viên nhân ngày 20/11

Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa BGH nhà trường cùng toàn thể hội đồng SP thân mến.
Hòa chung với không khí nhộn nhịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày vui của hàng triệu nhà giáo trên đất nước Việt Nam và cũng là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mình.
“Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Câu ca dao có lẽ đã quá quen thuộc, đi vào lòng người Việt Nam như một lẽ sống, một đạo lý tất yếu từ ngàn xưa.
Không một nhân tài nào mà đằng sau không có bóng dáng người thầy, bởi lẽ “không thầy đố mày làm nên”, nếu không nhờ công ơn của các thầy cô dìu dắt, liệu mấy ai có thể nên người? Mấy ai có thể tự tìm đến tương lai nếu không có sự soi sáng ấy? Như chúng ta đây, cũng nhờ sự dìu dắt của không biết bao thế hệ thấy cô đi trước.
Kính thưa quý vị đại biểu.
Nghề giáo là nghề cao quý trong những nghề cao quý. Hiện nay xã hội phát triển nghề giáo phát triển theo đòi hỏi các thầy, cô giáo cần nổ lực nhiều hơn để đáp ứng với thời đại mới. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, tầm nhìn và học vấn của phụ huynh cao, phụ huynh có điều kiện hơn, họ đòi hỏi nhiều hơn ở các con em của mình. Đây cũng là một mặt mạnh và cũng không kém phần rủi ro cho GV. Hễ có chuyện to hay nhỏ một số phụ huynh đều chia sẻ lên mạng XH. Nhiều khi chuyện nhỏ thành lớn, giáo viên nhận đủ lời chê trách. Giáo viên hiện nay nhiều áp lực nhưng không vì thế mà chúng tôi nản lòng. Trong bản thân mỗi chúng tôi vẫn tràn đầy nhiệt huyết, luôn yêu nghề, mến trẻ. Nhiều khi có bài học hơi khó, GV dạy mãi có nhiều HS ko hiểu, buổi dạy đó stret muốn bỏ nghề lắm, nhưng cơn giận lắng xuống lại suy nghĩ mình phải tìm cách nào đây để dạy cho các em hiểu. Nhiều khi bài dạy là mớ cá, nắm rau, cái kẹo..đưa đủ loại đồ ăn, thức uống hằng ngày vào dạy các em. Nghĩ lại các thầy cô rất giỏi ở chổ: Từ 1 đứa trẻ không biết chữ gì, sau vài tháng đến trường đọc thông, viết thạo. Mà trong lớp ko phải em nào cũng nhanh nhẹn hoạt bát. Vậy mới nói là nghề giáo cao quý trân trọng biết nhường nào. Nhưng cũng không kém phần rủi ro, khi lỡ nóng giận bột phát do căng thẳng theo HS làm bài ko ra, cô dạy mãi nói mãi vẫn làm không được bài, cơn nóng đến tột độ đánh HS 1 roi. Ôi thôi rồi hôm đó ăn ko ngon, ngủ ko yên rồi. Nên xã hội cần có sự cảm thông chia sẻ với các thầy cô. Ở thầy cô ai cũng muốn HS của mình giỏi giang, bài nào dạy HS cũng phải nắm hết. Nhưng HS có nhiều đối tượng nên cũng vất vả. Nhưng không vì thế các cô nản lòng. Bản thân tôi ra trường 26 năm vẫn như mới, vẫn tràn đầy sức trẻ để dìu dắt các thế hệ học trò của mình lớn lên có ích cho XH. Mỗi chuyến đò đi qua lòng các thầy cô nặng trĩu nỗi nhớ, thương và quyến luyến. Mong rằng HS của mình lên lớp trên học tốt, ngoan. Mặc dù các em ra trường 5,10, 15 năm hay lâu hơn nữa các thầy cô luôn dõi theo bước chân các em đi. Đó mới biết rằng ko chỉ đưa đò qua sông mà người GV xem HS như những đứa con thơ dại của mình, rời khỏi cách tay mẹ các con như thế nào.
Vì vậy các bậc phụ huynh hãy yên tâm và tin tưởng rằng: ở trường các con luôn được yêu thương, chăm sóc dạy bảo từng li, từng tí.. kể cả những việc cá nhân nhỏ nhất các thầy cô ko thể bỏ qua. Thế mới thấy làm nghề giáo nhiều suy tư lo lắng. Nhưng đổi lại chúng tôi rất hạnh phúc vì được tôn vinh đó là ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm được cả XH, lực lượng phụ huynh HS tôn vinh.
Chúng tôi xin hứa sẽ học hỏi kinh nghiệm những thế hệ đi trước, nắm bắt kiến thức thời đại công nghệ 4.0 để luôn tươi mới trong các bài dạy hằng ngày đến với các em.
Một lần nữa tôi xin thay mặt các đ/c GV trong hội đồng sư phạm kính chúc quý vị đại biểu và toàn thể các đ/c SK dồi dào, hp và thành công.
Xin tân trọng cảm ơn.
Ba Đồn ngày 19/11/ 2020
Giáo viên

Trần Thị Thương



nguon VI OLET