BẢNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 4

MÔN LỊCH SỬ

GIAI ĐOẠN

THỜI GIAN

NHÂN VẬT, SỰ KIỆN

THÀNH TỰU VÀ Ý NGHĨA

Buổi đầu dựng nước và giữ nước

- Năm 700 TCN

 

- Nước Văn Lang ra đời. (Nhà nước đầu tiên)

- Người đứng đầu: Vua Hùng (Hùng Vương).

- Kinh đô: ở Phong Châu (Phú Thọ).

- Người dân thời Hùng Vương – An Dương Vương:

+ Ở thành làng bản, ở nhà sàn.

+ Trồng lúa, khoai, rau, đậu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải,…

+ Đúc đồng, làm giáo mác, đóng thuyền, …

+ Nhuộm răng đen, ăn trầu, đeo trang sức, …

- Năm 218 TCN

- Nước Âu Lạc ra đời.

- Người đứng đầu: An Dương Vương.

- Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh- Hà Nội).

Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập

- Năm 179 TCN

- Triệu Đà chiếm được Âu Lạc, cai trị nước ta.

 

- Năm 40

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

(Do lòng yêu nước, căm thù giặc)

- Ý nghĩa: Mang lại độc lập đầu tiên sau 200 năm nước ta bị  đô hộ.

- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Năm 938

- Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

- Ngô Quyền lên ngôi xưng là Ngô Vương.

- Kinh đô: Cổ Loa.

Ý nghĩa: - Chấm dứt hơn 1000 năm bắc thuộc.

               - Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

Buổi đầu độc lập

- Năm 968

- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng)

- Đổi tên nước: Đại Cồ Việt (niên hiệu Thái Bình)

- Kinh đô: Hoa Lư (Ninh Bình).

Ý nghĩa: - Dẹp loạn 12 sứ quân.

               - Thống nhất đất nước.

- Năm 979

- Năm 981

- Lê Hoàn lên ngôi vua (Lê Đại Hành).

- Chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất.

+ Đường thuỷ: cắm cọc trên sông Bạch Đằng.

+ Đường bộ: chặn đánh địch ở Chi Lăng (Lạng Sơn)

 

1

 


NHÀ LÝ

- Năm 1009

- Năm 1010

 

 

- Năm 1076

- Nhà Lý thành lập.

- Lý Công Uẩn (Lí Thái Tổ) dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội).

- Đổi tên nước là Đại Việt.

- Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống quân Tống lần 2 trên sông Như Nguyệt thắng lợi.

Thành tựu:

- Xây dựng đất nước thanh bình, thịnh vượng.

- Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.

* Vì sao Lý Thái Tổ lại dời đô về Thăng Long:

- Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.

NHÀ TRẦN

 

- Năm 1226

- Năm 1248

- Nhà Trần thành lập.

- Toàn dân đắp đê từ đầu nguồn sông lớn ra đến biển.

- Ba lần kháng chiến chông quân xâm lược

Mông  - Nguyên.

Thành tựu:

- Đất nước được bảo vệ và phát triển.

NHÀ HỒ

- Năm 1400

 

- Năm 1407

- Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, dời đô về thành Tây Đô (Thanh Hoá), đổi tên nước là Đại Ngu.

- Nhà Hồ sụp đổ. Nhà Minh đô hộ nước ta.

* Vì sao Hồ Quý Ly lại thất bại:

- Vì H Quý Ly không đoàn kết được toàn dân mà chỉ dựa vào quân đội và thành trì vững chãi nên thất bại.

NHÀ

HẬU LÊ

- Năn 1427

 

- Năm 1428

- Khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan quân Minh ở ải Chi Lăng.

- Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.

- Một số tác giả nổi tiếng thời Hậu Lê:

+ Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí.

+ Ngô Sĩ Liên: Đại Việt sử kí toàn thư.

+ Lương Thế Vinh: Đại thành toán pháp.

* Thành tựu:

- Soạn bộ luật Hồng Đức.

- Vẽ bản đồ Hồng Đức.

* Nhà Lê làm gì để khuyến khích học tập:

- Đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy đón người đỗ cao.

- Khắc tên những người đỗ cao vào bia đá đặt ở Văn Miếu.

THỜI KỲ NAM – BẮC TRIỀU

- Năm 1527

 

- Năm 1533

- Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập ra triều Mạc. (Bắc triều)

- Nguyễn Kim chống lại, rồi chiếm giữ vùng

* Các thành thị ở Đàng Ngoài: Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên).

* Các thành thị ở Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam)

1

 


 

 

VÀ TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH

 

 

- Năm 1592

Thanh Hoá, Nghệ An lập nên chính quyền riêng (Nam triều).

- Chiến tranh Nam- Bắc triều kết thúc.

- Nguyễn Hoàng chống lại Trịnh Kiểm, đất nước bị phân chia thành Đàng Trong – Đàng Ngoài lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới.

(5/12/1999: Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

* Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong:

- Mở rộng được diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.

- Làm chủ cả biển, đảo.

NHÀ

TÂY SƠN

- Năm 1771

- Năm 1777

- Năm 1785

- Năm 1786

 

- Năm 1788

 

- Năm 1789

- Ba anh em Nguyễn Huệ khởi nghĩa.

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.

- Đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

- Nguyễn Huệ lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.

- Quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (hiệu là Quang Trung).

- Quang Trung đại phá quân Thanh.

* Thành tựu:

- Thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

- Đất nước phát triển:

+ Ra Chiếu khuyến nông -> phát triển nông nghiệp.

+ Đúc tiền, mở của biển -> phát triền buôn bán.

+ Chiếu lập học và đề cao chữ Nôm -> phát triển giáo dục, chữ viết dân tộc.

NHÀ NGUYỄN

- Năm 1792

- Năm 1802

- Quang Trung mất, nhà Tây Sơn suy yếu.

- Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long,

- Kinh đô: Phú Xuân (Huế).

- Xây dựng Kinh thành Huế.

* Các vua Nguyễn:

- Gia Long -> Minh Mạng -> Thiệu Trị -> Tự Đức.

- Đặt bộ luật Gia Long bảo vệ uy quyền của vua.

- 11/12/1993: cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

 

 

 

 

1

 


MÔN ĐỊA LÍ

 

KHU VỰC

ĐẶC ĐIỂM

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

HOÀNG LIÊN SƠN

Vị trí: giữa sông Hồng và sông Đà

Địa hình: dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam, với đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.

* Đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta (3143m) được gọi là “nóc nhà Tổ quốc”.

Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh năm (Sa Pa)

Dân cư: Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư tập trung thưa thớt. Các dân tộc chủ yếu là Thái, Dao, Mông.

- Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang;

- Khai thác khoáng sản và lâm sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,…, gỗ, mây, tre, nứa,…

- Nghề thủ công (dệt, thêu, đan, rèn, đúc...)

* Lễ hội: hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, … với các hoạt động (hát, ném còn, múa sạp,…)

TRUNG DU BẮC BỘ

Vị trí: giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ

Địa hình: vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải; xếp cạnh nhau như bát úp.

Các tỉnh trung du Bắc Bộ: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.

- Trồng cây ăn quả và cây công nghiệp (đặc biệt là chè)

- Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc.

TÂY NGUYÊN

Vị trí: nằm ở giữa phía Nam nước ta, không giáp biển

Địa hình: vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.

Các cao nguyên: Kon tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.

Khí hậu: có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.

Sông ngòi: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, lòng sông lắm thác ghềnh.

Dân cư: Gia –rai; Ê- đê; Ba- na; Xơ- đăng, Cơ-ho, …

- Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất ba dan.

- Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ.

- Khai thác sức nước để làm thuỷ điện.

- Khai thác rừng.

* Lễ hội:

- Vào mùa xuân, sau vụ thu hoạch: lễ hội cồng chiêng, đua voi, …

 

 

1

 


 

* Đà Lạt:

- Vị trí: Nằm trên cao nguyên Lâm Viên

- Khí hậu: quanh năm mát mẻ.

- Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa.

* Đà Lạt là thành phố du lịch vì:

- Có khí hậu trong lành, mát mẻ.

- Có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước, vườn hoa.

- Có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.

Đồng bằng Bắc Bộ

Vị trí: phía Bắc nước ta, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

Địa hình: khá bằng phẳng, có dạng hình tam giác, lớn thứ 2 nước ta.

Khí hậu: 4 mùa trong năm, có mùa đông lạnh.

Sông ngòi: nhiều sông ngòi và ven các sông có đê ngăn lũ.

Dân cư: dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân chủ yếu là người Kinh.

* Hà Nội: thủ đô của nước Việt Nam

- trung tâm ĐB Bắc Bộ, có sông Hồng chảy qua.

+ Trung tâm chính trị: đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.

+ Trung tâm văn hóa, khoa học: có nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện hàng đầu của nước ta.

+ Trung tâm kinh tế: Hà Nội có nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, làng nghề,...làm ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại giao dịch trong và ngoài nước như các chợ đầu mối, siêu thị, các ngân hàng, bưu điện...

- Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước.

- Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh,

- Nuôi nhiều lợn và gia cầm, nuôi và đánh bắt cá , tôm.

- Có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, làm gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,...

Chợ phiên: rất tấp nập, thường bán các sản phẩm của địa phương.

Lễ hội: Hội Lim, chùa Hương, Hội Gióng, đền Trần..

* Điều kiện để ĐB Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước.

- Đất phù sa màu mỡ.

- Nguồn nước dồi dào.

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.

* Hà Nội:

- Các trường đại học: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại,…

- Viện bảo tàng: Bảo tàng Hồ Chí Minh, BT Hà Nội, BT Quân đội, BT Dân tộc,…

- Điểm du lịch: hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phố cổ,

1

 


ĐỒNG BẰNG

NAM BỘ

 

Vị trí: phía Nam nước ta, do hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp; là đồng bằng lớn nhất cả nước (gấp 3 lần ĐB Bắc Bộ).

Địa hình: Đất đai màu mỡ, có nhiều vùng trũng dễ ngập nước (Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau), có đất phèn, đất mặn cần cải tạo.

Khí hậu: nóng quanh năm, mùa khô kéo dài, đồng bằng rất thiếu nước ngọt.

Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Dân cư: Kinh, Khmer, Chăm, Hoa.

* TP. Hồ Chí Minh:

- Nằm bên sông Sài Gòn, là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

+ Có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn.

+ Có nhiều viện nghiên cứ, trường đại học, khu vui chơi:

+ Các địa điểm du lịch: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên ..

* TP. Cần Thơ:

- Nằm bên sông Hậu, trung tâm của ĐB sông Cửu Long.

- Các địa điểm tham quan, du lịch: Vườn cò Bằng Lăng, chợ nổi Cái Răng, vườn trái cây.

- Sản xuất lúa gạo, trái cây.

- Sản xuất thuỷ sản.

- Phát triển công nghiệp.

* Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của ĐB sông Cửu Long.

* Lễ hội: bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, cúng Trăng. Ok-om-bok,...

* Điều kiện để ĐB Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.

+ Có đất đai màu mỡ .

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm.

+ Người dân cần cù lao động.

* Điều kiện để ĐB Nam Bộ có sản lượng thuỷ sản cao nhất cả nước:

- Có vùng biển rộng với nhiều cá, tôm và hải sản khác.

- Có mạng lưới sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt.

* Vai trò của nguồn thuỷ sản:

- Tạo nguồn thực phẩm cho người dân.

- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

* TP. Hồ Chí Minh:

* Các ngành công nghiệp: sản xuất điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, chế biến lương thực, thực phẩm.

* Các sản phẩm công nghiệp là: điện, phân đạm, tôm, gạo.

1

 


DẢI ĐB DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Vị trí: ven biển miền Trung nước ta, gồm các đồng bằng nhỏ.

Địa hình: Diện tích nhỏ, hẹp do các dãy núi lan ra sát biển, có những cồn cát và đầm, phá.

* Các đồng bằng: ĐB Thanh – Nghệ - Tĩnh, ĐB Bình – Trị - Thiên, ĐB Nam – Ngãi, ĐB Bình Phú – Khánh Hoà, ĐB Ninh Thuận – Bình Thuận.

Khí hậu: có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam dãy Bạch Mã.

Sông ngòi: ngắn, dốc.

Dân cư: Tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh và người Chăm.

* TP. Huế:

- Thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, tựa lưng vào dãy Trường Sơn.

- Các địa điểm du lịch: sông Hương, núi Ngự Bình, chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền, Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, thành Hoá Châu, lăng Tự Đức, nhà lưu niệm Bác Hồ,

* TP. Đà Nẵng:

- Là thành phố cảng , trung tâm công nghiệp nằm bên sông Hàn, có cảng biển Tiên Sa thuận lợi để tàu thuyền cập bến.

- Các địa điểm du lịch: sông Hàn, bán đảo Sơn Trà, bãi biển Non Nước, Ngũ Hành Sơn, bãi biển Mỹ Khê, khu du lịch Bà Nà, bảo tàng Chăm,

 

 

 

- Các hoạt động sản xuất truyền thồng:

+ Nghề nông: trồng lúa, mía, lạc,…

+ Làm muối.

+ Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.

- Các hoạt động sản xuất mới: phục vụ du lịch, đóng tàu, sửa chữa tàu, sản xuất đường, …

* Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) có nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta.

* Lễ hội: rước Cá Ông, Ka – tê

* Bãi biển đẹp miền Trung: Nha Trang, Lăng Cô, Mũi Né, Non Nước, …

* Các di sản văn hoá: cố dô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mĩ Sơn,…

* Du lịch ở Huế phát triển vì:

- Huế có nhiều cảnh đẹp.

-  Nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao.

- Có các nhà vườn, nhiều món ăn đặc sản và đặc biệt còn được đi thuyển trên sông Hương nghe hát dân ca xứ Huế.

1

 


VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Vị trí: là một bộ phận của biển Đông. Vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta.

Các vùng biển:

- Vùng biển phía Bắc:

+ Có vịnh Bắc Bộ (nổi tiếng là vịnh Hạ Long).

+ Đảo Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ,

+ bãi biển Tuần Châu, Đồ Sơn,…

- Vùng biển phía Nam và Tây Nam:

+ Có vịnh Thái Lan.

+ Quần đảo: Thổ Chu, Côn Sơn

+ Đảo Phú Quốc, Côn Sơn,…

- Vùng biển miền Trung:

+ Có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,

+ Đảo Lý Sơn, Phú Quý,…

* Vai trò của biển:

- Điều hòa khí hậu.

- Là kho muối vô tận.

- Cung cấp khoáng sản (dầu, khí), hải sản.

- Xây dựng cảng biển, phát triển du lịch.

 

1

 

nguon VI OLET