PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

        Số   01 /BC – THLN                                       La Ngâu, ngày 26 tháng 04 năm 2016

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA PHONG TRÀO

“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Năm học 2015-2016.

 

Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-LN-KTr ngày 18/04/2016 của Hiệu trưởng Trường Tiểu học La Ngâu về việc kiểm tra công tác tổ chức phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, công tác y tế, vệ sinh học đường.

Căn cứ biên bản kiểm tra của tổ kiểm tra ngày 25/4/2016.

Tổ trưởng tổ kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra như sau:

I. Các công việc tiến hành

Ngày 21/4/2016:

- Từ 07h00 đến 7h30: Họp tổ kiểm tra, thông qua quyết định, phân công nhiệm vụ kiểm tra;

- Từ 07h30 đến 11h00: Kiểm tra thực tế trên lớp và sổ chủ nhiệm;

- Từ 14h00 đến 17h00:  Kiểm tra thực tế trên lớp và sổ chủ nhiệm.

Ngày 22/4/2016:

- Từ 7h00- 10h00: Dự giờ 3A tiết Toán; 4B tiết tập đọc;

- Từ 10h00 đến 11h00: Thư kí tổng hợp biên bản;

- Từ 11h00 đến 11h30: Họp tổng kết công tác kiểm tra.

       II. Kết quả quả kiểm tra

        1. Trường lớp xanh, sạch, đẹp

        * Ưu điểm

            Trường đã có tường bao quanh, cổng, biển tên trường theo đúng quy định của Điều lệ trường. Nhà trường đã có phòng máy vi tính được kết nối tốc độ cao phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

           Nhân viên y tế chăm sóc sức khoẻ đủng theo  quy định, việc ăn uống của học sinh được đảm bảo hợp vệ sinh.

          Trường lớp sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát, nhà trường đã tiến hành tu sửa bồn hoa, cây cảnh để tạo môi trường thân thiện, đặt các thùng thu gom rác đúng nơi quy định, không có tình trạng vứt rác bừa bãi trong nhà trường, tổ chức cho học sinh toàn trường tổng vệ sinh thường kỳ sáng hàng tuần.

         Đoàn thanh niên đã phối hợp với đội tổ chức tuyên truyền về môi trường, an toàn giao thông và vai trò của cây xanh của rừng đối với cuộc sống để từ đó nâng cao ý thức chấp hành ATGT, bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh và rừng.

     * Hạn chế.

         Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn; đặc biệt là phòng học chức năng, phòng thư viện. Diện tích sân chơi, sân tập phục vụ cho việc học tập, vui chơi cho HS chưa có.

         Hệ thống nhà vệ sinh của học sinh vẫn còn mùi hôi, ý thức các em đi vệ sinh chưa cao.

    2. Công tác dạy và học

      * Ưu điểm

         100% giáo viên thực hiện đúng chuẩn kiến thức kỹ năng của Chương trình, sử dụng hợp lý sách giáo khoa. Thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên hướng dẫn hợp lý, chấm dứt tình trạng  “đọc- chép” trong giảng dạy.

          Trong các tiết học giáo viên tích cực sử dụng thiết bị học tập, đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực và tăng cường khả năng làm việc cá nhân và theo nhóm cho các em học sinh.

          Tổ chức các đợt thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như 20/11, 26/3. Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

           Tiến hành sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học để cùng nhau thống nhất nội dung giảng dạy cũng như tìm ra các phương pháp dạy hay, phù hợp đối với các bài khó dạy.

           Trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá được giáo viên chú trọng nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và hướng dẫn học sinh tự biết đánh giá  kết quả học tập của mình, của bạn để tìm ra hướng phấn đấu.

           Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của các em đến gia đình thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh vào đầu năm, hết kỳ I, cuối năm hoặc liên hệ trực tiếp với gia đình các em để nắm được hoàn cảnh các em từ đó đề ra phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả.

            Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của BGH, các tổ chuyên môn, nhà trường đã tiến hành phụ đạo cho các em có học lực yếu, kém. Bồi dưỡng các em có học lực khá giỏi để nâng cao chất lượng học tập. Khuyến khích các em giúp đỡ nhau trong học tập bằng việc thành lập “Đôi bạn cùng tiến”.

         * Hạn chế

             Do gần 100% học sinh của nhà trường là con em đồng bào dân tộc ít người nên nhận thức còn chậm, đời sống vật chất, tinh thần còn khó khăn. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học gặp rất nhiều khó khăn.

            Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy - học còn thiếu và chưa đồng bộ như chưa có phòng học bộ môn, phòng thiết bị - thí nghiệm... đã ảnh hưởng đến công tác đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

Chưa tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các em học sinh, phụ huynh học sinh về phương pháp giáo dục toàn diện để đổi mới phương pháp giáo dục, giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giảng dạy và học tập.

 

        3. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

        * Ưu điểm

            Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường quan tâm như giáo dục về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với xã hội, về quyền trẻ em, bình đẳng nam nữ, kính trọng ông bà, cha mẹ..., trách nhiệm đối với gia đình, xã hội  được nhà trường thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp và đặc biệt là lồng ghép vào các môn học.

             Đã tổ chức cho học sinh lao động tập thể để rèn luyện thói quen học tập, lao động, vui chơi có kế hoạch và tự chủ khi gặp những tình huống căng thẳng.

             Phát động các phong trào hoạt động từ thiện như ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ người nhiễm chất độc da cam, người nghèo không nơi nương tựa, người mù....từ đó giáo dục tinh thần tương thân tương ái trong cuộc sống.

             Nhà trường đã tăng cường giáo dục về sức khoẻ thể chất, phong chống các bệnh tệ nan xã hội như HIV/AIDS, giáo dục về giới tính, tình yêu, tình bạn...phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi.

  Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Mĩ thuật, TDTT, Hội thi đố vui để học; góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.

            Y tế phối hợp Đội tuyên truyền kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thức ăn, đồ uống, khí độc, chất thải và các yếu tố gây hại khác là việc không thể thiếu vì vậy nhà trường luôn chú trọng để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ mình và những người xung quanh để có sức khoẻ tốt.

          * Hạn chế.

             Do các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên có nhiều những phong tục tập quán, sinh hoạt, những thói quen đã đi vào lối mòn từ lâu  nên công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

         4. Các hoạt động tập thể

         * Ưu điểm:

          - Đối với học sinh.

        Để tạo sự cân bằng giữa học tập và vui chơi.  BGH đã chỉ đạo Đoàn, Đội  thường xuyên hướng dẫn, tổ chức  cho các em chơi các trò chơi dân gian như, kéo co, xây nhà, ô ăn quan, nhày bao bố, chuyền dây thun, chuyền chanh vào các ngày lễ và các buổi sinh hoạt ngoại khoá.

            Nhà trường đã tổ chức thi “ Hội khoẻ phù đổng” cấp cơ sở đã thu hút được các em tham gia nhiệt tình và đạt kết quả cao.

          - Đối với giáo viên:

             Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được Công đoàn kết hợp đoàn thanh niên tổ chức thường xuyên vào chiều thứ 2 và thứ 6 hàng tuần.

             Công Đoàn đã tiến hành tổ chức toạ đàm các ngày lễ như 20/10; 20/11; dã ngoại Mađadui 8/3 đã tạo không khí vui vẻ phấn khởi nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

              Tham gia cuộc thi “ Bóng chuyền ” do CĐ phòng Giáo dục tổ chức, đạt giải nhì cụm

            * Hạn chế.

               Kinh nghiệm tổ chức các cuộc thi văn nghệ - TDTT của các đồng chí trong BCH Đoàn, Đội còn thiếu nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng các cuộc thi.

                Một số cán bộ giáo viên nhân viên là nhiều tuổi ngại tham gia, bệnh tật... vì vậy đã ảnh hưởng đến số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tập luyện tập cũng như thi văn nghệ - thể dục thể thao.

             5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng địa phương.

         * Ưu điểm:

             Ngay trước khi khai giảng bước vào năm học mới nhà trường đã tổ chức cho các đồng chí cán bộ, giáo viên, công nhân viên và toàn thể học sinh nhà trường tới Viếng tượng đài liệt sĩ xã La Ngâu để giáo dục cho học sinh truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” ; “Ăn quả nhớ người trồng cây” và tinh thần anh hùng bất khuất của dân tộc ta.

             Việc giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng thông qua tìm hiểu,giới thiệu các anh hùng, các di tích lịch sử của địa phương và của dân tộc được tổ chức sáng tạo dưới nhiều hình thức như trò chơi hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp...  thu hút được sự tham gia của các em học sinh.

            * Hạn chế.

              Việc dạy học ngoại khoá tại thực địa chưa được tiến hành do đó đã ảnh hưởng đến độ hấp dẫn, sinh động của các tiết học.

            6. Việc chỉ đạo phong trào.

            * Ưu điểm

                Để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” BGH nhà trường đã lập ra Ban chỉ đạo và tiến hành lập kế hoạch hoạt động cụ thể ngay đầu năm học.

                Phát động phong trào thi đua tới các thành viên trong trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và lồng ghép với các cuộc vận động “ Hai không” và “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

                Tổ chức tuyên truyền tới các thành viên trong mhà trường và phụ huynh học sinh thấy rõ mục đích và nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

                * Hạn chế.

               Do phụ huynh học sinh còn có tư tưởng giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường nên việc tuyên truyền và tham gia của phụ huynh học sinh vào phong trào chưa nhiều.

              Năng lực tổ chức các hoạt động do Ban chỉ đạo phong trào đề ra của một số đồng chí giáo viên trẻ còn dập khuân, thiếu sáng tạo nên đã ảnh hưởng đến chất lượng của các phong trào thi đua trong nội dung thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

             II. Kiến nghị, đề xuất.

         Đối với trường: Chỉ đạo tt cả CB – GV – NV và học sinh nhà trường tiếp tục thi đua và thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các năm học tới.

 

 

                                                                             TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA

 

 

 

 

                                                                                           Thái Bá Tuấn

nguon VI OLET