TUẦN 1
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Đạo đức:
Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được một số biểu hiện trung thực trong học tập.
- Biết được trung thực trong học tập sẽ giúp em tiến bộ, được mọi người yêu quý.
II ĐỒ DÙNG
- Tranh ảnh, các tâm gương trung thực trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số: Tổng 15 vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Giúp HS xử lý tình huống,biết thế nào là trung thực trong học tập.
- Cho HS nêu các cách giải quyết trong tình huống đó.
- GV theo dõi tóm tắt cách giải quyết của HS trên bảng.
- Nếu em là Long em sẽ chọn cach giải quyết nào?
- GV chia các nhóm HS vào các nhóm có chung cách giải quyết.
- GV nhận xét , kết luận.
- Yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ SGK .
* Hoạt động 3: Giúp HS thực hành qua bài tập
Bài tập 1( 4) :
- Cho HS trình bày ý kiến, trao đổi với nhau . GV theo dõi kết luận .
BT2/tr4 sgk:
- Cho HS trình bày nhận định của mình và giải thích vì sao?
- GV nhận xét ,kết luận .
* Hoạt động 4: Thảo luận nhóm ( bài 2 – SGK)
- GV nêu gợi ý trong bài tập và yêu cầu HS chọn đúng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ
+ Tán thành
+ Phân vân
+ Không tán thành
* Hoạt động tiếp nối:
- HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- HS tự lien hệ bản thân.
- HS lắng nghe

- HS xem tranh (trang 3,SGK)
đọc nội dung tình huống
- HS đọc nội dung tình huống
- HS nêu cách giải quyết của mình
- Các nhóm thảo luận vì sao mình chọn cách giải quyết đó?

- HS trình bày ý kiến


- HS giải thích nhạn định, ý kiến của mình.


- HS thảo luận.

- HS chọn ý (b), ( c) đúng, ý ( a) sai.

4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
IV. RÚT KINH NGHIÊM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tiết 2: Kĩ thuật:
Bài 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
II.ĐỒ DÙNG
- Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:
- Một số mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
- Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu).
- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
- Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong cắt may, khuy cài khuy bấm.
- Một số sản phẩm may, khâu ,thêu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số: Tổng 15 vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
* Vải: Gồm nhiều loại vải bông, vải sợi pha, xa tanh, vải lanh, lụa tơ tằm, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú.
+ Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên 1 số sản phẩm được làm từ vải?
- Khi may, thêu cần chọn vải trắng vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha.
- Không chọn vải lụa, xa tanh, vải ni lông… vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu và khó khâu, thêu.
* Chỉ: Được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học…. và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng.
- Chỉ khâu thường được quấn thành cuộn, còn chỉ thêu thường được đánh thành
nguon VI OLET