Thiết kế bài dạy lớp 4                                                             Năm học: 2017 - 2018

TUẦN 22: Từ ngày 29/01/2018 đến ngày 02/02/2018

Thứ ba, ngày 30 tháng 01 năm 2018

TIN HỌC

Sao chép văn bản (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Ôn lại cách sao chép văn bản.

- Học sinh biết sử dụng các nút lệnh Sao chép Dán để sao chép các phần văn bản đã chọn.

- Ôn lại cách lưu văn bản.

- Vận dụng thao tác sao chép và dán với những đoạn văn bản giống nhau.

- HS nhận biết: nếu trong một văn bản mà có nhiều nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta không cần gõ lại nội dung đó vì sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.

    - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học đánh máy.

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính.

- Học sinh: tập, bút.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

- Ổn định lớp.

- Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ và phông chữ.

- Nhận xét – ghi điểm.

2. Bài mới:

Ở tiết trước các em đã làm quen với thao tác sao chép và dán. Đến tiết này các em sẽ thực hành với các thao tác này.

3. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1: Nhắc lại cách sao chép và dán một đoạn văn bản:

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách sao chép văn bản.

 

-  Nhận xét và ghi điểm cho học sinh.

- GV vừa thực hiện lại thao tác sao chép và thao tác dán vừa giải thích các bước thực hiện

b. Hoạt động 2: Thực hành:

- Yêu cầu HS gõ  hai khổ thơ của bài thơ: "Trăng ơi... từ đâu đến?" có sử dụng thao tác sao chép để tiết kiệm thời gian.

- Quan sát thao tác thực hành của HS để sửa lỗi khi gõ sai.

 

 

- Lên thực hành cho lớp xem.

- Nhận xét.

 

 

 

- Chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- 2 HS lên thực hiện lại thao tác cho cả lớp xem.

 

- Chú ý lắng nghe, quan sát.

 

 

- Lắng nghe + thực hành.

 

 

 

 

Trường Tiểu học Thái Tân                                            Giáo viên: Đỗ Xuân Thắng


Thiết kế bài dạy lớp 4                                                             Năm học: 2017 - 2018

- Sau khi HS thực hành xong thì yêu cầu HS gõ  tiếp hai khổ thơ của bài thơ: "Trăng ơi... từ đâu đến?" có sử dụng thao tác sao chép và dán.

- Quan sát và yêu cầu học sinh sửa lỗi khi gõ sai.       

- Sau khi HS thực hành xong thì yêu cầu sao chép tất cả nội dung vừa thực hành thành 1 bài giống như vậy.

- Quan sát học sinh thực hành và ghi điểm cho những hs thực hành tốt.

4. Củng cố:

- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh.

- Nhận xét tiết học.

- GV yêu cầu học sinh phải nắm được cách để sao chép đoạn văn bản giống nhau để tiết kiệm thời gian.

- Chú ý lắng nghe.

- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 

 

 

 

 

 

 

- Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

Bµi häc kinh nghiÖm:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trường Tiểu học Thái Tân                                            Giáo viên: Đỗ Xuân Thắng


Thiết kế bài dạy lớp 4                                                             Năm học: 2017 - 2018

TUẦN 22: Từ ngày 29/01/2018 đến ngày 02/02/2018

Thứ tư, ngày 31 tháng 01 năm 2018

TIN HỌC

Trình bày chữ đậm, nghiêng (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Hiểu cách sử dụng các nút lệnh B I để trình bày chữ đậm và chữ nghiêng.

- Vận dụng để trình bày trong văn bản những chỗ có chữ đậm và chữ nghiêng.

    - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học tập.

- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành.

- Học sinh: tập, bút.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

- Ổn định lớp.

- Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ.

- Gọi HS lên thực sao chép một đoạn văn bản mẫu thành 2 đoạn giống nhau.

- Nhận xét – ghi điểm.

2. Bài mới:

Ở tiết trước các em đã làm quen với thao tác sao lưu và mở một văn bản. Đến tiết này thầy sẽ hướng dẫn các em thao tác tạo chữ đậm và chữ nghiêng.

3. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1: Cách tạo chữ đậm:

MT: HS biết cách tạo chữ đậm cho văn bản.

- GV mở một bài thực hành đã trình bày sẵn chữ thường, chữ đậm và chữ nghiêng sau đó yêu cầu HS cho biết:

   Bác Hồ của chúng em 

   Bác Hồ của chúng em

   Bác Hồ của chúng em

+ Điểm giống nhau giữa ba dòng trên?    

+ Sự khác nhau giữa ba dòng trên?      

- HS trả lời.

 

-  Nhận xét và ghi điểm cho học sinh.

- Để thực hiện thao tác in đậm ta sẽ thực hiện theo các bước sau:

+ B1: Chọn (bôi đen) phần văn bản cần tô đậm.

+ Nhắp chuột trái vào chữ B trên thanh công cụ.

(Hoặc nhấn tổ hợp phúm Ctrl + B)

- Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ in đậm).

 

 

- Lên thực hành cho lớp xem.

- Nhận xét.

- HS lên thực hành cho lớp xem.

- Nhận xét.

 

- Chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát.

 

 

 

 

- Ba nội dung giống nhau

- Cách trình bày khác nhau.

+ Dòng 1: chữ thường.

+ Dòng 2: chữ in đậm.

+ Dòng 3: chữ nghiêng.

- Lắng nghe + ghi vỏ.

 

 

 

 

 

Trường Tiểu học Thái Tân                                            Giáo viên: Đỗ Xuân Thắng


Thiết kế bài dạy lớp 4                                                             Năm học: 2017 - 2018

* Ngoài việc tạo chữ đậm, ta còn có thể tạo chữ nghiêng cho văn bản.

b. Hoạt động 2: Tạo chữ nghiêng cho văn bản:

MT: HS biết cách định dạng chữ nghiêng cho văn bản.

- Để định dạng chữ nghiêng cho văn bản, ta sẽ thực hiện theo các bước sau:

+ B1: Chọn (bôi đen) văn bản cần in nghiêng.

+ Nhắp chuột trái vào chữ I trên thanh công cụ.

(Hoặc nhấn tổ hợp phúm Ctrl + I)

- Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ in nghiêng).

c. Hoạt động 3: Thực hành:

MT: Giúp cho HS luyện tập lại cách bỏ dấu và thực hiện đúng thao tác tạo chữ đậm và chữ nghiêng.

- Y/C HS gõ và trình bày bài thơ theo mẫu:

- HD:

+ Nhắp chuột vào chữ B rồi gõ tên bài thơ. Sau đó nhấn phím Enter.

+ Gõ tiếp nội dung còn lại.

(Chú ý: lúc này các câu thơ vẫn được in đậm)

+ Chọn nội dung bài thơ (trừ tên bài thơ).

+ Nhắp chuột vào chữ B để chuyển nội dung bài thơ về chữ thường.

+ Nhắp chuột vào chữ I để tạo chữ nghiêng.

* THỰC HÀNH:

Gõ bài thơ “Nắng Ba Đình” và trình bày theo mẫu.

4. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh.

- Nhận xét tiết học.

- GV yêu cầu học sinh phải nắm được cách để tạo chữ đậm và nghiêng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chú ý quan sát.

 

 

- Lắng nghe – ghi vở.

 

 

 

 

 

 

- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 

 

- Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm.

Bµi häc kinh nghiÖm:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

 

Trường Tiểu học Thái Tân                                            Giáo viên: Đỗ Xuân Thắng

nguon VI OLET