DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC  LỚP 4 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG 

                                                                Giáo viên : Mai Xuân Sâm

                                                       Trường TH số 1 Quảng Sơn

 

A / Đặt vấn đề :

      Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy : “Có tài mà không có đức là  người vô dụng..

Có đức mà không có tài  thì làm việc gì cũng khó ”.

Đối với Ngành giáo dục người căn dặn : “ dạy cũng như học phải coi trọng cả tài lẫn đức .Đức là đạo đức cách mạng ,đó là cái gốc quan trọng ”.

     Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng trong quá  trình dạy học . nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học ,giúp các em ứng xử đúng đắn trong mối quan hệ đạo đức hàng ngày ,có thể nói ,nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức . Điều này thể hiện qua thái độ cư xử với ông bà ,cha mẹ ,anh chị em ruột trong gia đình ,với thầy giáo ,cô giáo ,bạn bè ..

qua thái độ học tập ,rèn luyện hàng ngày .

        Trong công cuộc đổi mới hiện nay , yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ với sức mạnh tinh thần và đạo đức của người học sinh càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong lĩnh vực xã hội .

        Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục . Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thông .Bất kì mọi công dân dù lao động hay học tập hoặc ở bất cứ trong lĩnh vực nào trong xã hội đều trãi qua trường tiểu học .

        Lí luận và thực tiễn đều khẳng định rằng : Những dấu ấn của trường tiểu học đều có ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh . chính vì vậy ,việc giáo dục đạo đức phải được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học .

       Mục tiêu môn đạo đức ở cấp tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng nhằm gíp học sinh : Kiến thức : Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực ,hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân ; với người khác ; với công việc ; với cộng đồng ,đất nước ,nhân loại  với môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

     Kĩ năng : Bước đầu hình thành kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học ; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản ,cụ thể của cuộc sống

     Thái độ : Bước đầu hình thành thái độ tự trọng ,tự tin vào khả năng của bản thân , có trách nhiệm với hành động của mình ; yêu thương,tôn trọng con người ; mong muốn đem lại niềm vui , hạnh phúc cho mọi người ; yêu cái thiện ,cái đúng , cái tốt ; không đồng tình với cái ác , cái sai , cái xấu. Bên cạnh đó dạy học môn đạo đức theo chuanr kiến thức kĩ năng là nhu cầu cấp thiết của giáo dục tiể học hiện nay . nói đến chuẩn kiến thức ,kĩ năng tứ là những yêu cầu mà học sinh cần đạt được sau mỗi giai đoạn học tập .Đối với môn đạo đức thì chuẩn kiến thức ,kĩ năng chính là những yêu cầu mà học sinh phải đạt sau mỗi phần ,mỗi chủ điểm và sau mỗi năm học .

B/  Thực trạng và giải pháp dạy học môn đạo đức lớp 4 theo chuẩn kiến thức kĩ năng .

      1/ Thực trạng  dạy học môn đạo đức lớp 4

-         Thuận lợi :

Được sự quan tâm của Đảng –Nhà nước , của các cấp lãnh đạo ,đặc biệt sự chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục –ĐT Quảng Trạch .lãnh đạo chỉ đạo chuyên môn trường TH số 1 Quảng Sơn . Có tài liệu “ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học” cụ thể cho từng khối lớp do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ,là cẩm nang cho giáo viên khi dạy học . Sự cố gắng nổ lực của nhà trường về vận động phong trào Xã hội hoá giáo dục ,trường đã có tương đối đủ phòng học , thiết bị dạy học… Tạo điều kiện cho công tác dạy – học của giáo viên ,học sinh .  Giáo viên được tập huấn dạy theo chuẩn kiến thức ,kĩ năng và được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng mới ,có phân chia hoạt động cụ thể rõ ràng  và đã được nhiều  năm qua thực nghiệm . Giáo viên được học tập qua các chuyên đề của trường .

-         Khó khăn :

     Ở tiết đạo đức có sử dụng nhiều hoạt động nên giáo viên chưa nhiệt tình và thường ngại tổ chức các hoạt động như sắm vai ,trò chơi, thảo luận ,… Vì sợ mất thời gian . Do vậy học sinh phải đóng vai trò thụ động hoặc áp đặt khi lĩnh hội kiến thức ,dẫn đến hiệu quả tiết đạo đức chưa cao .

     Hiện nay trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh ,do nhiều phụ huynh ít còn thời gian ,sức lực dành cho kiểm tra ,giáo dục con cái…Hoặc không ít phụ huynh chiều chuộng con quá mức .ngoài ra ,sự bùng nỏ của cong nghệ thông tin ( cả tích cực lẫn  tiêu cực ) ,các trò chơi bạo lực trên mạng Intểnt…đã ảnh hưởngđến học sinh ,mà tâm lí học sinh tiểu học thích :

“bắt chước”nên hành vi của cá em có thể thu nhận qua việc giao tiếp ,qua tranh ảnh ,sách báo ,truyện dài ,phim kịch ..nhưng các em chưa biết phân biệt để tự lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình .Chính vì vậy những chuẩn mực hành vi đạo đức giáo dục trẻ phải được gia đình ,nhà trường ,xã hội cung cấp và uốn nắn ngay từ những năm học ở trường tiểu học .

2/ Giải pháp :

      Từ thực trạng trên ,để dạy học theo chuẩn kiến thưc kĩ năng môn đạo đức lớp 4 đạt hiệu quả ,giáo viên cần phải nắm chắc những điều sau :

              Nội dung chương trình môn đạo đức ở bậc tiểu học :

              Nội dung chương trình các môn học được cụ thể hoá bằng những cuốn sách giáo khoa và tài liệu dạy học ở đó mỗi kiến thức ,mỗi vấn đề ,được trình bày khá chặt chẽ ,hệ thống đảm bảo tính chính xác khoa học và tính khả thi của môn học .

              Trong SGK ,bên cạnh những yêu cầu tối thiểu dành cho học sinh có khả năng ,không bắt buộc với mọi đối tượng .như vậy ,việc phân biệt các sách giáo khoa với chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình là rất cần thiết . chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học đã xác định rõ chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học ,xác định mục tiêu –yêu cầu trọng tâm theo từng môn học .Đó là yêu cầu cơ bản ,tối thiếu về kiến thức kiến thức mà học sinh cần nắm được thông qua các hình thức ,hoạt động dạy- học .

           Chuẩn kiến thức kĩ năng môn đạo đức được biên soạn theo chương trình ,kế hoạch dạy học quy định và được cấu trúc theo tuần –bài ,dựa vào hệ thống các bài trong sách giáo khoa được phát hành trên toàn quốc . Chuẩn kiến thức đã hướng dẫn bao quát cho cả ba đối tượng học sinh trong một khối ,lớp . Tài liệu trình bày chi tiết theo bảng hướng dẫn cụ thể gồm 4 cột : Tuần học , tên bài dạy , yêu cầu cần đạt và ghi chú nội dung . Yêu cầu kiến thức ,kiến thức kĩ năng đối với từng bài học là yêu cầu cơ bản ,tối thiểu đòi hỏi tất cả các học sinh phải đạt được sau tiết đạo đức ,kể cả những học sinh yếu nhất cũng phải vượt qua để đạt chuẩn . Trong phần nội dung ghi chú thường giải thích rõ thêm về yêu cầu cần đạt ,ở mức cao hơn đối với học sinh khá ,giỏi .Riêng  với học sinh yếu ,giáo viên cần có biện pháp dạy học  thích hợp nhằm tạo điều kiện cho các em từng bước đạt chuẩn quy  định .

      Chương trình môn tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng gồm một hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức lựa chọn từ các chuẩn mực ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội .

-  Cụ thể là 14 mẫu hành vi đạo đức được dạy trong năm  học ,có sách giáo khoa cho học sinh . Có tài liệu và phương tiện dạy học cho giáo viên.

 - Chuẩn kiến thức kĩ năng môn đạo đức lớp 4 được trình bày theo từng chủ đề ,các mối liên hệ . Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng môn đạo đức lớp 4 được biên soạn theo chương trình kế hoạch dạy học quy định và được cấu trúc theo tuần –bài ,dựa vào hệ thống các bài trong sách giáo khoa đã biên soạn và có hướng dẫn cụ thể như sau:

Tuần

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

 

 

 

 

1-2

 

 

 

 

Trung thực trong học tập

-Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập

- Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ ,được mọi người yêu mến

-Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

-Có thái đọ và hành vi trong học tập .

Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập

 

-Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che những hành vi thiếu trung thực trong học tập .

 

 

 

 

3-4

 

 

 

 

Vượt khó trong học tập

-Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập .

-Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ

-Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập .

- Yêu mến noi gương những học sinh nghèo vượt khó .

-Biết thế nào là vượt khó trong học tập

-Vì sao phải vượt khó trong học tập

 

 

 

5-6

 

 

 

Biết bày tỏ ý kiến

-Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

-Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe ,tôn trọng ý kiến của người khác .

-Biết trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân .

-Biết lắng nghe   tôn trọng ý kiến của người khác .

 

 

7-8

 

Tiết kiệm tiền của

-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của

-Nêu được lợi ích của tiết kiệm tiền của .

-Sứ dụng tiết kiệm quàn áo ,sách vở ,đồ dùng ,điện,nước …trong cuộc sống hàng ngày

-Biết được vì sao cần tiết kiệm tiền của .

-Nhắc nhở bạn bè ,anh chị em tiết kiệm tiền của .

 

 

9-10

 

 

Tiết liệm thời giờ

-Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

-Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ .

-Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập ,sinh hoạt… hàng ngày một cách hợp lí .

-Biết được vì sao cần tiết kiệm thời giờ .

 

- Sử dụng thời gian học tập ,sinh hoạt…. hàng ngày một cách hợp lí .

 

 

12-13

 

 

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ

-Biết được con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ .

-Biết thể hiện lòng hiếu  thảo với ông bà cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình .

-Hiểu được : Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà cha mẹ đã sinh thành ,nuôi dạy mình .

 

 

14-15

 

 

Biết ơn thầy giáo ,cô giáo

-Biết được công lao của thầy giáo cô giáo .

-Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo

cô giáo .

- lễ phép vâng lời thầy giáo ,cô giáo

- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng ,biết ơn thầy giáo,cô giáo đã và đang dạy mình .

 

 

16-17

 

 

Yêu lao động

-Nêu được ích lợi của lao động .

-Tích cực tham gia các hoạt độnglao động ở lớp ,ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .

- Không đồng tìn với những biểu hiện lười lao động .

 

 

-Biết được ý nghĩa của lao động

 

19-20

 

Kính trọng biết ơn người lao động

-Biết được vì sao phải bết ơn ,kính trọng người lao động .

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và trân trọng giữ gìn thành quả lao động của họ .

 

-Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động .

 

 

 

21-22

 

 

Lịch sự với mọi người

-Biết ý nghĩa của việc cư xửlịch sự với mọi người .

-Nêu đượcví dụ về cư xử lịch sự với mọi người .

-Biết cư xử lịch sự với người xung quanh.

 

 

 

23-24

 

Giữ gìn các công trình quan trọng

-Biết được vì sao phải biết giữ gìn các công trình công cộng .

-Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ công trình công cộng .

- có ý thức bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương .   

--Biết nhắc các bạn cần phải bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng .

 

 

 

 

26-27

 

 

 

Tích cực tham gia các hoạt động

-Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo .

-Thông cảm với mọi người có hoàn cảnh  khó khăn.

-Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở lớp ,ở trường ,ở  địa phương phù hợp với khả năng và vận động nhiều người tham gia .

-Nêu đượciys nghĩa  về hoạt động nhân đạo .

 

 

 

 

 

28-29

 

 

 

 

Tôn trọng luật giao thông

Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông –có liên quan đến HS.

-Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

-Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hàng ngày .

 

 

-Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông

 

 

 

 

30-31

 

 

 

 

Bảo vệ môi trường

-Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường ,và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường .

- Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà , ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng .

 

 

 

-Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè ,người thân cùng thực hiện bảo vệmôi trường .

     Trên đây là những yêu cầu cơ bản,tốithiểu đồi hỏi tất cả các học sinh phải đạt được sau tiết học .

     Giáo viên bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để soạn giáo án ,chuẩn bị đầy đủ các điều kiện ,tổ chức các hoạt động trong tiến trình bài dạy cần có mục tiêu đáp ứng được từng nội dung yêu cầu cần đạt của mỗi bài học .

 

nguon VI OLET