ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở HỌC SINH
TIỂU HỌC MIỀN NÚI”

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Đối với học sinh Tiểu học hình ảnh người thầy giáo cô giáo thật gần gũi thân thương. Chính vì lẽ đó mà trong sự nghiệp giáo dục nói chung và hình thành nhân cách “Đức – trí – thể – mỹ” cho học sinh Tiểu học nói riêng, công tác chủ nhiệm lớp đóng vai trò hết sức quan trọng.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 5 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Ta giả sử như tất cả bắt đầu xuất phát từ móc số 0 thì ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, các em sẽ thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Mỗi cử chỉ hành động, lời nói của người giáo viên chủ nhiệm lớp phải hết sức chuẩn mực, có sức thuyết phục. Làm thế nào để trở thành người chủ nhiệm giỏi đáp ứng với yêu cầu là điều trăn trở day dứt trong tôi. Đó là lí do vì sao tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Công tác chủ nhiệm lớp ở học sinh Tiểu học miền núi”.
II. Mục đích nghiên cứu và cơ sở lí luận:
1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, giới thiệu những biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp, góp phần làm thế nào công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học miền núi có hiệu quả.
Tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp.
Thông qua việc nghiên cứu tôi cũng muốn nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót để ngày một hoàn thiện hơn.
2. Cơ sở lí luận:
Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác chủ nhiệm lớp. Chủ nhiệm là gì? “Chủ nhiệm là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong một số cơ quan nhà nước, mộ số tổ chức”. (Từ điển Tiếng Việt 2001 - Viện ngôn ngữ học - NXB Đà Nẵng) Hay nói nôm na: Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm về tất cả mọi mặt học lực; hạnh kiểm; đạo đức nhân cách.. của lớp mình phụ trách. Đây cũng là vấn đề hết sức phức tạp và được các nhà giáo dục quan tâm. Việc hình thành nhân cách “Đức – trí – thể – mỹ” cho học sinh Tiểu học nói riêng, công tác chủ nhiệm lớp đóng vai trò hết sức quan trọng.
Hiện nay với sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm - thầy giáo không còn là người truyền đạt kến thức một chiều, mà là người định hướng tổ chức cho học sinh tự mình khám phá tìm ra kiến thức. Để thực hiện được điều đó thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm càng phải thể hiện rõ hơn. Người giáo viên chủ nhiệm phải “dạy” cho học sinh của mình biết cách “học” sao cho khoa học. Tức là tập cho học sinh biết cách tự thể hiện khả năng của mình, thể hiện được ‘khả năng” hợp tác của mình với bạn bè; thầy cô và gia đình xã hội. Chính vì vậy, trước hết phải xây dựng cho được 3 yếu tố
nguon VI OLET