Trường Tiểu học Thiện Trung CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên :………………………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lớp : Bốn ….
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- Năm học: 2020 – 2021
Ngày kiểm tra: 03 / 11/ 2020
Môn: Tiếng Việt ( Đọc hiểu) – Khối 4 ( Đề 4)
Thời gian: 30 phút (Không kể thời gian phát đề )
ĐIỂM
Chữ ký GT1
Chữ ký GT2
Chữ ký GK1
Chữ ký GK2

Ghi bằng số
Ghi bằng chữ












2. Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Chim rừng Tây Nguyên
Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I-rơ-pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội... Những con kơ-púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cái mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch-ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa-tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn...
Thiên Lương
Câu 1: (0,5 điểm) Bài văn miêu tả mấy loại chim?
A . 5 loại chim.
B. 6 loại chim.
C. 7 loại chim
Câu 2: (0,5 điểm) Hoạt động của chim piêu là?
A. Hót lanh lảnh.
B. Nhào lộn trên cành cây.
C. Cất tiếng hót gọi đàn.
Câu 3: (0,5 điểm) Nhận xét về loại chim ở Tây Nguyên ?
A. Có nhiều loại chim, có màu sắc khác nhau.
B. Chim ở Tây Nguyên rất nhiều.
C. Chim ở Tây Nguyên thường hót rất hay.
Câu 4: (1 điểm) Để bảo vệ các loại chim, em phải làm gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5: (0,5 điểm) Câu Tôi nói: “Đồng bào có nghe rõ không?”
Dấu hai chấm trong câu có tác dụng gì?
A. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
B. Báo hiệu bộ phận đứng trước nó là lời nói của một nhân vật.
C. Là lời nói của Bác Hồ.
Câu 6: (0,5 điểm) Tiếng “đang” gồm những bộ phận cấu tạo nào?
A. Chỉ có vần.
B. Có âm đầu, vần, thanh.
C. Chỉ có âm đầu và vần.
Câu 7: (1,0 điểm) Bài văn trên có 3 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 3 từ láy đó?
A. Mênh mông, ríu rít, mỏ đỏ.
B. Thanh mảnh, lanh lảnh, thể thao.
C. Mênh mông, lanh lảnh, ríu rít.
Câu 8: (0,5 điểm) Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
A. Có 1 danh từ riêng. Đó là:
.................................................................................................................................
B. Có 2 danh từ riêng. Đó là:
.................................................................................................................................
C. Có 3 danh từ riêng. Đó là
.............................................................................................................................
Câu 9: (1,0 điểm) Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn cho đúng:
Các từ cần điền là: nhân hậu, thương yêu, tự tin, điều ước.
Trong giấc mơ em đã gặp một bà tiên.......................................Bà tóc bạc phơ hỏi em nếu được ba ....................................., sẽ ước gì? Em................................... trả lời những điều ước của mình.
Câu 10: (1,0 điểm) Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Lấy ví dụ.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

II. Phần viết
1.Chính tả: (3 điểm).
Tiếng hát buổi sớm mai
Rạng đông mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuồng muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.
nguon VI OLET