Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnhPhú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới chung dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1

thành phố, 10 huyện) với 12 dân tộc.

 

thnh_ph_sn_la_hm_nay

Một góc thành phố Sơn La hôm nay

 Lịch sử:

Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man(gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La.


1/Thời kỳ dựng nước:

- Vùng đất Sơn La thuộc bộ Tân Hưng.

2/Thời kỳ Bắc thuộc ( 179 TCN->938):

- Thời Nhà Hán ( 110 TCN ->40):

Vùng đất Bắc bộ thuộc quận Giao Chỉ. Nhà Hán chưa đặt quận huyện cho vùngTây Bắc.

- Thời nhà Ngô ( 265-> 279):

Giao Châu gồm 6 quận huyện, trong đó vùng đất Tây Bắc thuộc quận Tân Xương và Vũ Bình ( Tên Huyện Phù Yên xuất hiện từ thời nhà Ngô)

- Thời nhà Tuỳ ( 603-617):

Vùng đất Sơn La thuộc quận Giao Chỉ.

- Thời nhà Đường ( 618-936):


đã đặt các Phủ, Châu KiMi với các bộ lạc ở vùng núi xa xôi. Vùng đất Sơn La là 1 trong 18 châu KiMi thuộc sự cai quản của Phong Châu đô hộ Phủ.

3/Thời kỳ đấu tranh độc lập dân tộc của các thời đại phong kiến Việt Nam:

- Vào thời nhà Lý ( 1009-1225):

Vùng đất Sơn La thuộc châu Lâm Tây

Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa

- 24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh.

- 9 tháng 9 năm 1891 thuộc Đạo Quan binh 4.

- 27 tháng 2 năm 1892: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tiểu quân khu trực thuộc đạo quan binh 4. Thủ phủ của tiểu quân khu này đặt tại Vạn Bú ( gọi là tiểu quân khu Vạn Bú). Đại bàn tiểu quân khu Vạn Bú gồm phủ Vạn Yên và 8 châu : Châu Mộc, Phù Yên, Phủ Sơn La và các Châu Sơn La, Châu Yên, Mai Sơn, Tuần Giáo Và Điện Biên. Tất cả đều được tách ra từ tỉnh Hưng Hoá


- 10 tháng 10 năm 1895: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ tiểu quân khu Vạn Bú để thành lập tỉnh Vạn Bú. Từ đây chính quyền dân sự hàng tỉnh đầu tiên chính thức được thành lập thay thế cho chế độ quân quản trước đây. Tỉnh lỵ ở Vạn Bú thuộc bản Pá Giang, xã Ít Ong, huyện Mường La (tức Tạ Bú).

- Ngày 7/4/1904: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển tỉnh Vạn Bú từ xã Ít Ong về thị xã Sơn La.

- 23 tháng 8 năm 1904: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La.

5/ Thời kỳ CM tháng 8/1945 đến nay:

- Trong cuộc kháng chiến chống TD Pháp 1945-1954, Sơn La thuộc các chiến khu : Chiến khu 2, Chiến khu 14, Liên khu Việt Bắc và khu Tây Bắc.

- Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.


- Từ năm 1948-tháng 1/1951: Sơn La hợp nhất với Lai Châu thành tỉnh Sơn Lai thuộc khu Tây Bắc. Ngày 12/1/1952: tách Sơn Lai thành 2 tỉnh : Sơn La và Lai Châu.

- Ngày 7/5/1955: Khu tự trị Thái Mèo được thành lập gồm có Sơn La, Lai Châu và Phong Thổ ( Lào Cai) và Văn Chấn, Than Uyên của tỉnh Yên Bái và các Châu của Sơn La thuộc khu không có cấp tỉnh.

- Vào 26/10/1951, Thị xã Sơn La được thành lập.

- 27/10/1962, Quốc hội khoá 2 đã Quyết định đổi tên Khu tự trị Thái Mèo thành khu Tự trị Tây Bắc bao gồm 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Nghĩa Lộ.

- Vào ngày 24/12/1962, tỉnh Sơn La chính thức được tái lập lại, bao gồm thị xã Sơn La và 7 huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Mai Sơn.

- Vào tháng 1/1976, khu tự trị Tây Bắc giải thể, Sơn La trực thuộc TW, 2 huyện Phù Yên, Bắc Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ chuyển về Sơn La.


- Hiện nay Sơn La có 1 thành phố và 10 huyện với 206 xã phường, Thị trấn và có 3233 bản, Tiểu khu, tổ dân phố.

 

Vị trí địa lý:

Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý 20039' - 22002' vĩ độ Bắc, 103011' - 105002' kinh độ Ðông. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Ðông giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước bạn Lào; cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc. Nằm cách Hà Nội 320km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 14.055 km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước.

Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm có 4 tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 43, Quốc lộ 279. Ngoài ra, còn có đường không và đường sông như sân bay Nà Sản và cảng đường sông Tà Hộc, Vạn Yên. Các con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà, Sông Mã và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn tỉnh. Sông Ðà chảy qua địa phận Sơn La dài 150 km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95 km.


Tỉnh này có 2 cửa khẩu quốc gia vớiLào là Chiềng Khương ( Xã Chiềng Khương- Sông Mã) và Pa Háng (Xã Loóng Sập-Mộc Châu). Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, độ cao chênh lệch giữa các vùng rất lớn, địa hình chia cắt sâu và mạnh, độ dốc lớn. Đỉnh núi Pu sa Phìn ( Bắc Yên) có độ cao 2870m so với mặt nước biển, trong khi đó ở vùng lòng hồ Phù Yên, giáp Hoà Bình chỉ có độ cao cách mặt nước biển là 50 m.

 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên Mộc Châuvà Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng và có vị trí khá quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà của đồng bằng Bắc Bộ.

Sơn La có 2 con sông lớn chảy qua theo 2 hướng Tây Bắc- Đông Nam là Sông Đà và Sông Mã. Đây là tiềm năng rất lớn cho tỉnh Sơn La xây dựng thuỷ điện và phát triển KTXH.


 Khí hậu:
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Mưa tập trung vào các tháng 7 và 8 (không có bão), thỉnh thoảng có giông và mưa đá, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.276 mm. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu ( 3 tiểu vùng).

+ Vùng khí hậu phía bắc gồm huyện Quỳnh Nhai, Mường La và một phần vùng núi của huyện Băc Yên. Đặc điểm khí hậu của vùng này là mùa đông ẩm, ít bị sương muối, gió tây khô và gió mùa đông bắc.

+Vùng khí hậu phía Tây và Tây Nam bao gồm các huyện Thuận Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Mai Sơn, Yên Châu. Đây là vùng bị ảnh hưởng của gió tây khô, ít mưa, mùa đông có sương muối.

+Vùng khí hậu phía Đông và Đông Nam bao gồm các huyện Mộc Châu, Phù Yên và phần còn lại của Bắc Yên. Đây là vùng khí hậu thường xuyên bị sương muối và mùa đông. Mùa đông khá lạnh và có mưa phùn.

Các tiểu vùng khí hậu trên của Sơn La cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.


Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5°C - 0,6°C, nhiệt độ trung bình năm của thị xã Sơn La hiện ở mức 21,1°C, Yên Châu 23°C; Nhiệt độ cao nhất là 25,70C, nhiệt độ thấp nhất là 170C, nhiệt độ trung bình là 24,020C; hàng năm có 6 tháng có nhiệt độ trung bình 24,020C. Sương muối thường xảy ra vào tháng 12 - 01 hàng năm. Lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tình. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi.

Hang dơi Tương truyền rằng: Từ thủa xa xưa có một con rồng thiêng bay về biển đông. Khi bay qua vùng đất này, thấy núi non hùng vĩ đất đai trù phú, khí hậu mát mẻ, cảnh trời thanh bình rồng muốn cư ngụ tại đây bèn hạ xuống ẩn mình trú ngụ tại nơi đây. Ngày nay dãy núi uốn lượn bao quanh thung lũng có những màu sắc huyền bí: trắng ngần trong lúc ban mai, xanh biếc vào buổi trưa, rực hồng trong buổi chiều, tím biếc khi hoàng hôn, đó chính là thân rồng. Khi rồng chết rồng đã cảm ơn mảnh đất đã nuôi dưỡng rồng và đã nhả ra 7 viên ngọc để trả ơn mảnh đất đã nuôi dưỡng mình (đó chính là 7 quả núi nhỏ dưới thung lũng ngày nay) miệng rồng quy về hướng Nam nhìn xuống “7 viên ngọc” đây cũng chính là cửa Hang Dơi.


 

Về du lịch văn hóa – lịch sử

nh_t_sn_la_01 

                 Khu di tích lịch sử Nhà ngục Sơn La & Bảo tàng Sơn La

Nhà ngục Sơn La nằm ngay trung tâm thị xã Sơn La, trên đỉnh đồi Khau Cả, nơi bao quát toàn cảnh thị xã Sơn La. Đây là một di tích lịch sử nổi tiếng gắn với Bảo tàng Sơn La và tạo nên một điểm thăm quan được rất nhiều du khách ghé thăm.


Nhà ngục Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Từ một nhà tù nhỏ cấp tỉnh, đến giữa những năm 1930 -1945 nhà tù được xây dựng và mở rộng làm nơi giam giữ những tù nhân chính trị cách mạng. Nhà Ngục Sơn La nổi tiếng trong các nhà tù của thực dân Pháp là nhà tù thép, là địa ngục trần gian, nơi bẻ gãy ý trí chiến đấu của những người cộng sản. Tuy nhiên, đối với cách mạng Việt Nam thì Nhà ngục Sơn La lại là trường học đấu tranh cách mạng, nơi rèn giũa, đào tạo và cung cấp cho phong trào cách mạng những người cộng sản ưu tú như các đồng chí: Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Nguyễn Cơ Thạch, Xuân Thuỷ, Trần Huy Liệu...

Hồ Tiền Phong

h_tin_phong.

Hồ Tiền Phong xanh ngọc ngà

Đến Sơn La, hòn ngọc Tây Bắc, xin mời quý khách hãy ghé thăm Hồ Tiền Phong, một vùng non nước thơ mộng nằm giữa thảo nguyên bao la đầy nắng và gió ngàn. Phía Đông và phía Bắc của Hồ là hai dãy núi, mỗi dãy gồm nhiều ngọn nằm kế tiếp nhau trông tựa hai con rồng đang bơi về từ hai phía và chuẩn bị ngụp lặn vùng vẫy giữa làn nước trong mát. Nhìn về phía Tây là Cao nguyên Na Sản trải rộng bao la với vô số các ngọn núi nhấp nhô như bát úp, với màu xanh ngút ngàn của những vườn cây ăn quả, màu non xanh mơn mởn của những đồi chè đang kỳ thu hoạch.

nguon VI OLET