TRƯỜNG TH MỸ THÀNH NAM 1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Giáo viên: Nguyễn Thị Huyn Trang CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA              LỚP 4

BÀI 1: ĐÔI MẮT VÀ CÁCH CHĂM SÓC

Ngày soạn: ngày 18 tháng 05 năm 2019

Ngày dạy: ngày 23 tháng 05 năm 2019

  1.      Mục tiêu

Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể:

-         Nhận biết các bộ phận bên ngoài của mắt gồm: lòng trắng (củng mạc), lòng đen (giác mạc), con ngươi (hay đồng tử), lông mi, mí mắt trên và mí mắt dưới.

-         Kể được chức năng của mắt giúp chúng ta nhìn và phân biệt được mọi vật xung quanh, mí mắt và lông mi giúp bảo vệ mắt.

-         Biết cách chăm sóc hàng ngày về vệ sinh, về dinh dưỡng, về hoạt động cho mắt.

  1. Chuẩn bị

-         Sách giáo khoa, sách giáo viên.

-         Giấy A3, bút lông

-         Tranh minh họa trong sách

  1. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. Hoạt động khởi động

-         Hát

  1. Tìm hiểu các bộ phận chính và chức năng của mắt

-         Thảo luận nhóm đôi:

+ Quan sát mắt của bạn trả lời câu hỏi:

. Mắt có hình dạng như thế nào?

. Mắt có màu gì?

. Mắt gồm những bộ phận nào?

. Mắt gồm những bộ phận nào?

+ Quan sát sơ đồ, chỉ trên hình để xác định các bộ phận bên ngoài của mắt.

-         Chia sẻ trước lớp về cấu tạo của mắt và đặc điểm riêng của mắt mình, của bạn về màu sắc của mắt, hình dáng của mắt,…

-         Tìm hiểu về chức năng của mắt:

+ Quan sát các hoạt động sau và nói hoạt động nào do mắt thực hiện?

+ Chia sẻ với các bạn cảm nhận sau khi thực hiện hoạt động và kể thêm các chức năng khác của mắt.

 

-         HS hát tập thể

 

 

-         Thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hình 2: Hoạt động viết bài.

- Hình 3: Hoạt động vẽ tranh.

- Hình 4: Hoạt động nhìn cây xanh, từ từ nhắm – mở mắt

- Hình 5: Hoạt động nhắm, mở, chớp mắt


 

  •        Giáo viên chốt: Mắt còn được gọi là cơ quan thị giác, một trong 5 giác quan quan trọng của con người. Mắt nằm trong hóc mắt. Cấu tạo gồm các bộ phận: màng cứng màu trắng gọi là lòng trắng (củng mạc), màng màu đen gọi là lòng đen (giác mạc), ở giữa có lỗ nhỏ màu đen gọi là con ngươi (hay đồng tử), phía bên ngoài mắt có lông mi, mí mắt trên và mí mắt dưới.

Mắt có khả năng nhìn và phân biệt mọi vật xung quanh về hình dáng, khoảng cách và màu sắc. Khi mắt bị những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến mắt, mí mắt trên và mí mắt dưới khép lại để bảo vệ mắt.

-Đọc thông tin trong bảng khoa học trong bảng và chia sẻ với bạn bên cạnh những điều em đã học được về đôi mắt.

3. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc và bảo vệ mắt.

- Làm việc cá nhân:

+ Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đưa ra ý kiến về nội dung tranh, xác định các bạn đã làm gì để bảo vệ và chăm sóc mắt.

- Chia sẻ trước lớp:

+ Một số học sinh chỉ tranh và đưa ra ý kiến.

+ Học sinh nói lại những việc bạn đã làm để chăm sóc và bảo vệ mắt.

-Làm việc nhóm:

+Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về các tình huống.

. Tình huống 1: Lam rất thích đọc sách và nhớ rất nhiều câu chuyện. Lan có thói quen ngồi đâu, đọc đấy, cứ ở đâu có sách, truyện là Lan khó lòng bỏ qua.

Có hôm các bạn thấy Lan ngồi bệt trong góc thư viện tối om và say sưa đọc truyện hết cả buổi chiều.

. Tình huống 2: Mùa hè, các cô chú cơ quan của mẹ Minh thường tổ chức cho các gia đình đi chơi. Trong khi mọi người trò chuyện thì trẻ con cũng tụ tập cùng nhau. Tuy nhiên chúng chẳng nói chuyện mà mỗ

.

- Học sinh lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         Học sinh đọc phần thông tin và chia sẻ với bạn.

 

 

 

 

-         Học sinh quan sát tranh.

 

 

 

-         Học sinh phát biểu ý kiến

 

- Học sinh nói lại những việc bạn đã làm để chăm sóc và bảo vệ mắt.

-Thảo luận nhóm 4:

+Thảo luận theo nội dung câu hỏi:

Tình uống 1:

. Em thấy thói quen đọc sách của Lan như thế nào?

. Lan cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ đôi mắt của mình? Hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

 

 

 


 

i đứa đều có Ipad hay điện thoại thông minh và chăm chú chơi, quên cả nghỉ trưa.

+ Chia sẻ trước lớp về các tình huống.

Tình huống 1:

. Thói quen của Lan là ngồi đâu, đọc đấy là không tốt. Vì có nơi có đủ ánh sáng, có nơi không.

. Lan cần ngồi học đúng chỗ, ngồi đúng tư thế, đủ ánh sáng để không gây hại cho mắt.

Tình huống 2:

. Chơi máy tính và các thiết bị điện tử không phải là cách thư giãn có lợi cho cơ thể, chơi thời gian lâu làm mỏi mắt, căng mắt và có thể gây đau đầu.

. Mùa hè nên hạn chế thời gian làm việc cho mắt, tăng cường các trò chơi, vận động cơ thể ở ngoài trời như đá bóng, cầu lông, bơi,…

  •        Giáo vên chốt: Chúng ta cần quan tâm và chăm sóc đôi mắt của mình bằng những cách sau:

-            Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời: đá bóng, đá cầu, nhảy dây… nơi có ánh sáng tự nhiên

-            Nghỉ ngơi, thư giãn mắt từ 5 đến 10 phút sau mỗi giờ học bài, đọc sách,… bằng các hoạt động ngoài trời.

-            Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước và khăn sạch.

-         Khám mắt định kì 6 tháng 1 lần.

-            Ngồi học đúng tư thế và nên sử dụng ánh sáng tự nhiên.

-            Ăn các loại rau xanh, củ, quả màu đỏ và cá để cung cấp vitamin cần thiết cho mắt.

+ Yêu cầu học sinh đọc phần “Em nhớ”

Tình huống 2:

. Theo em trong kì nghỉ hè, ngồi chơi điện thoại, máy tính bảng có phải là cách nghỉ ngơi tốt không? Vì sao?

. Em hãy nghĩ ra trò chơi hoặc cách nào đó để lôi kéo các bạn cùng tham gia các hoạt động ngoài trời.

- Học sinh đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         Học sinh đọc.


 

  1. Hoạt động nối tiếp

-Nhắc học sinh thực hiện chăm sóc và bảo vệ mắt.

 

 

-         Học sinh lắng nghe và thực hiện

 

 


 

TRƯỜNG TH MỸ THÀNH NAM 1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Giáo viên: Nguyễn Thị Huyn Trang CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA              LỚP 4

BÀI 2: CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG?

Ngày soạn: ngày 18 tháng 05 năm 2019

Ngày dạy: ngày 23 tháng 05 năm 2019

  1. Mục tiêu:

Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể:

-         Nhận biết được một số nguyên nhân gây nên cận thị học đường là do mắt phải tập trung làm việc với cường độ cao, thời gian dài va không được “tắm” ánh sáng tự nhiên,…

-         Biết được cách phòng tránh cận thị học đường.

-         Xây dựng được kế  hoạch và có ý thức thực hiện được những việc cụ thể để mắt được nghỉ ngơi và hoạt động phù hợp.

  1. Chuẩn bị:

-         Sách giáo khoa, sách giáo viên

-         Tranh minh họa trong sách

  1. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. Hoạt động khởi động

-  Ổn định lớp

  1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân học sinh hay bị cận thị

-    Học cả lớp:

+ Vì sao bạn Giáng Thu phải đeo kính?

+ Người bị cận thị thường có những biểu hiện gì?

 

 

-    Học theo cặp đôi:

+ Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và đọc thông tin ở từng tranh. Yêu cầu học sinh chia sẻ theo câu hỏi.

Nếu thường xuyên thực hiện các hoạt động trên sẽ ảnh hưởng như thế nào tới mắt?

 

 

 

 

 

 

-       Hát

 

 

 

-    Bạn bị cận thị.

-    Người bị cận thị không nhìn thấy rõ chữ trên bảng và các vật ở xa. Nếu không có kính thì phải nheo mắt, mỏi mắt…

 

-    Học sinh quan sát tranh và đọc thông tin ở từng tranh.

 

-    Hình 2: Đọc sách và học bài không đủ ánh sáng

- Hình 3: Sử dụng các điện thoại thông minh, máy tính bảng trong thời gian quá dài, mắt nhìn quá gần màn hình.

- Hình 4: Thời gian xem ti vi lâu, mắt nhìn quá gần màn hình.

- Hình 6: Ngồi học sai tư thế, khoảng cách giữa mắt và vở quá gần.


 

 

+ Yêu cầu học sinh phát biểu.

+ Giáo viên chốt: Khi chúng ta thường xuyên, liên tục thực hiện các hoạt động như đọc sách, chú ý vào một vật,… và nhìn gần quá mức trong thời gian dài, nhất là dưới ánh sáng xanh (như ánh sáng từ tivi, điện thoại, máy tính bảng), mắt sẽ bị nhức, mỏi mắt, mắt nhìn kém, nhì mờ. Lâu dần mắt sẽ bị giảm khả năng nhìn xa.

+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin khoa học trong bảng và chia sẻ với bạn bên cạnh theo bóng nói.

-  Học cả lớp:

+ Giáo viên chia sẻ câu trả lời về hậu quả của việc làm đó, từ đó biết nguyên nhân gây mắt cận thị.

 

 

 

 

 

 

 

  1. Hoạt động 2: Cần làm gì để phòng tránh “cận thị học đường”.

-  Học cá nhân:

+ Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đưa ra ý kiến, xác định việc “Nên” và “Không nên”.

-  Chia sẻ trước lớp:

-    Giáo viên chốt: Để phòng tránh mắt cận thị và tăng đọ cận thị, em hãy:

-    Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như: bóng đa, nhảy dây,…

-    Thư giãn mắt sau mỗi 35 phút học bài, đọc sách, xem máy tính bằng cách nhìn ra xa xung quanh, nhìn cây xanh,.. chơi ngoài trời từ 5 đến 10 phút.

-Nếu thường xuyên thực hiện các hoạt động trên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mắt như: nhức mắt, mỏi mắt, nhìn kém, nhìn mờ,…

 

 

 

 

 

 

-         Học sinh đọc và chia sẻ.

 

 

 

-  Nguyên nhân gây mắt bị cận thị là do khi chúng ta thường xuyên, liên tục thực hiện các hoạt động như đọc sách, chú ý vào một vật,… và nhìn gần quá mức trong thời gian dài, nhất là dưới ánh sáng xanh (như ánh sáng từ tivi, điện thoại, máy tính bảng), mắt sẽ bị nhức, mỏi mắt, mắt nhìn kém, nhì mờ. Lâu dần mắt sẽ bị giảm khả năng nhìn xa.

 

 

-    Một số học sinh chỉ tranh và đưa ra ý kiến.

+ Hình 6: Nên đọc sách nơi có đủ ánh sáng và ngồi đúng tư thế.

+ Hình 7: Nên tham gia hoạt động, chơi các trò chơi ở ngoài trời.

+ Hình 8: Không nên đọc sách, học bài ở nơi tối, thiếu ánh sáng.

+ Hình 9: Không nên cúi sát vở khi học bài.

Hình 10: Không nên xem tivi quá gần, quá lâu.

Hình 11: Nên khám mắt thường xuyên 6 tháng 1 lần.


 

-    Hạn chế xem tivi và chơi điện thoại, máy tính bảng,.. ở khoảng cách gần và không quá 30 phút liên tiếp.

-    Giữ đúng tư thế ngồi thẳng lưng khi đọc, viết; giữ khoảng cách an toàn giữa mắt tới sách, vở là 30cm đến 35cm. Tuyệt đối không nên nằm đọc sách. Đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết. Ưu tiên ánh sáng tự nhiên.

-    Tự kiểm tra thị lực bằng cách che một mắt và nhìn bằng mắt còn lại để xem các vật có rõ không.

  1. Hoạt động tiếp nối

-    Giáo viên nhắc học sinh thực hiện chăm sóc và bảo vệ mắt phòng tránh cận thị học đường.

-  Hướng dẫn học sinh lựa chọn 1 số việc có thể thực hiện để viết vào “thời gian biểu cho mắt”

-  Khuyến khích học sinh thực hiện “thời gian biểu cho mắt”

-   Học sinh khác nêu nhận xét, giải thích vì sao.

-   Học sinh đọc phần “Em nhớ”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  Học sinh lắng nghe và thực hiện.

 

 

-  Lập thời gian biểu cho mắt” và thực hiện.

 

-  Học sinh thực hiện thời gian biểu.

 


 

TRƯỜNG TH MỸ THÀNH NAM 1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Giáo viên: Nguyễn Thị Huyn Trang CHĂM SÓC MẮT VÀ PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA              LỚP 4

BÀI 3: PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Ngày soạn: ngày 19 tháng 05 năm 2019

Ngày dạy: ngày 23 tháng 05 năm 2019

  1. Mục tiêu:

Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể:

-         Nhận biết được các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ.

-         Biết một số biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ.

  1. Chuẩn bị:

-         Sách giáo khoa, sách giáo viên

-         Tranh minh họa trong sách

  1. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1. Hoạt động khởi động

-         Ổn định lớp

  1. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế và trả lời

-         Học cá nhân

+ Quan sát các bức ảnh tự xác định các loại bệnh về mắt tương ứng với các bức ảnh.

. Các hình dưới đây thể hiện những bệnh về mắt mà em biết?

. Dựa vào đâu em lại xác định được bệnh trong hình.

. Hình nào thể hiện bệnh đau mắt đỏ? Vì sao em biết?

+ Yêu cầu học sinh chia sẻ trước lớp kết quả xác định của mình, đồng thời giải thích vì sao học sinh lại xác định được bức ảnh về đau mắt đỏ.

-         Giáo viên chốt: Đau mắt đỏ có các triệu chứng như: mắt đỏ, dử mắt, mắt đỏ lần lượt lúc đầu là một mắt, sau đó cả hai mắt.

  1. Hoạt động 2 : Tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ

 

-         Hát

 

 

 

-         Học sinh quan sát

-         Hình 1: Cận thị

-         Hình 2: Đau mắt hột

-         Hình 3: Lẹo mắt

-         Hình 4: Đau mắt đỏ

-         Học sinh nêu căn cứ xác định được từng bệnh

-         Hình 4: Đau mắt đỏ vì có các triệu chứng như mắt đỏ, dử mắt, mắt đỏ lần lượt lúc đầu là một mắt, sau đó cả hai mắt.

 

 

-         Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

-         Thảo luận nhóm 4, phân vai, thể hiện.


 

-         Cho học sinh sắm vai thể hiện các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ. Hoàn thành sơ đồ.

Kịch bản:

Thấy mắt Bình bị đỏ mẹ Bình dẫn Bình đến bệnh viện khám gặp bác sĩ:

Bình: Cháu bị bệnh gì mà sao mắt cháu bị đỏ và đau mắt vậy bác sĩ?

Bác sĩ: Cháu bị bệnh đau mắt đỏ.

An: Bệnh đau mắt đỏ là bệnh gì vậy bác sĩ?

Bác sĩ: Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt đó cháu.

Bình: Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ là gì vậy bác sĩ?

Bác sĩ: Bệnh đau mắt đỏ chủ yếu do vi khuẩn hoặc do vi rút gây ra.

Bình: Bệnh có lây không bác sĩ?

Bác sĩ: Đây là một loại bệnh rất lây nhiễm cháu à!

Bình: Thế bệnh mắt đỏ lây lan như thế nào vậy bác sĩ?

Bác sĩ: Bệnh này thường lây theo đường tay – mắt và qua đường hô hấp. Vì vậy cháu cần được điều trị cách li, tránh những nơi tập trung đông người để không lây lan cho người khác.

Bình: Vậy cháu cần nghỉ học để điều trị phải không bác sĩ?

Bác sĩ: Đúng rồi đấy cháu. Khi nào hết hẳn bệnh thì cháu có thể đi học lại.

Bình: Dạ con cảm ơn bác sĩ!

Khi hết hẳn bệnh An đến lớp học lại. Giờ ra chơi An và Bình trò chuyện cùng nhau:

An: Mấy hôm trước mình không thấy bạn đến lớp, vì sao vậy?

Bình: Mình bị đau mắt. Thoạt đầu thấy rất ngứa, khi ngủ dậy thấy nhiều dử mắt và hai mi mắt cứ dính chặt, rất khó chịu. Khi soi gương thấy mắt đỏ. Bác sĩ nói rằng mình bị đau mắt đỏ.

-         Thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

An: Bác sĩ có nòi vì sao lại có bệnh đau mắt đỏ không?

Bình: Bác sĩ bảo đây là trình trạn nhiễm trùng mắt, chủ yếu do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra, vì vậy, đây là một loại bệnh rấy dễ lây nhiêm. Bệnh này thường lây lan theo đường tay – mắt và qua đường hô hấp.

An: Vậy à, mình mới được biết luôn đấy! Vì vậy bạn phải nghỉ học ở nhà để không lây cho bạn khác đúng không?

Bình: Đúng rồi! Đến giờ vào lớp rồi! Chúng ta cùng vào lớp thôi!

-         Yêu cầu học sinh lên sắm vai.

-         Giáo viên chốt:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

-         Tổ chức học cá nhân:

+ Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đưa ra ý kiến về nội dung tranh, xác định việc nên hay không nên làm để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.

+ Theo em hoạt động nào nên làm/ không nên làm để phòng bệnh đau mắt đỏ?  Giải thích vì sao?

+ Kể thêm một số hoạt động phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ mà em biết.

-         Chia sẻ trước lớp

-         Giáo viên chốt: Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây. Em cần:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         Học sinh thực hiện sắm vai trước lớp.

-         Học sinh trình bày sơ đồ. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         Học sinh quan sát tranh.

-         Những hoạt động nên làm: Tranh 5, 7,8.

 

-         Những hoạt động không nên làm: Tranh 6,9.

 

-         Học sinh kể.

 

-         Một số học sinh chỉ tranh và đưa ra ý kiến. Các bạn còn lại nhận xét, bổ sung.


 

. Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước và khăn sạch; rửa tay với xà phòng.

. Không dùng tay dụi mắt.

. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.

. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ.

. Khi bị đau mắt đỏ, phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt và nhỏ thuốc chữa đau mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc  hoặc dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.

. Đeo khẩu trang để phòng chống lân lan.

-            Học nhóm thảo luận về tình huống: Chiều hè, Minh cùng một số ban đang đá bóng trong sân, an đến rủ các bạn đi bơi. Nhìn thấy mắt An rất đỏ, có nhiều dử mắt. Nếu là Minh em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như thế?

-            Yêu cầu học sinh chia sẻ về tình huống trước lớp.

-            Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

-            Yêu cầu học sinh đọc những điều “Em nhớ”.

  1. Hoạt động tiếp nối

-         Giáo viên nhắc học sinh cùng thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         Thảo luận nhóm đóng vai, xử lí tình huống.

 

 

 

 

-         Học sinh thực hiện đóng vai xử lí tình huống. Các em còn lại nhận xét, bổ sung.

-         Học sinh đọc.

 

 

-         Học sinh lắng nghe và thực hiện.

 

 

nguon VI OLET