Thứ  hai  ngày  9  tháng 9 năm 2013

Tiết 2; 3:  ĐẠO ĐỨC

TUẦN 1: dạy lớp 4a, 4b

BÀI 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)

I- MỤC TIÊU:

  Học xong bài này học sinh có khả năng:

  - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

           - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến .

 - Hiểu được trung thực trong  học tập là trách nhiệm của học sinh.

 - Rèn kĩ năng có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

          -Thẻ màu đỏ- xanh để chọn 2 phương án: Tán thành và không tán thành)

         - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

3-5’

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên kiểm tra sách, vở học đạo đức của HS lớp 4.

 

- HS kiểm tra  theo nhóm đôi

 

1’

B. DẠY BÀI MỚI:

1. GIỚI THIỆU BÀI:

 

Trung thực trong học tập( Tiết 1)

 

9-10’

 

 

 

 

 

 

 

 

5-6’

 

 

 

 

 

 

9-10

2. NỘI DUNG:

* Hoạt động1: Xử lí tình huống (SGK)

-Gọi HS nêu các cách giải quyết.

+ Nếu là Long em chọn cách giải quyết nào ?

 

- Giáo viên kết luận:

Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm sau là phù hợp.

* Hoạt động 2: Bài tập 1:

-GV nêu yêu cầu bài tập.

 

- GV kết luận:

Việc ( c) là trung thực trong học tập.

Việc( a,b,d) là thiếu trung thực trong học tập

* Hoạt động 3: Bài tập 2:

Giáo viên nêu từng ý trong bài tập.

 

- Giáo viên kết luận:

ý ( b,c) là đúng , ý (a) là sai.

 

- Gọi HS nêu ý nghĩa của trung thực trong học tập.

 

 

-Học sinh xem tranh

-1 học sinh đọc nôi dung tình huống

 

-Học sinh nêu ý kiến

-Học sinh thảo luận 2 nhóm rồi trả lời và giải thích.

 

-Học sinh đọc ghi nhớ (SGK).

-Học sinh làm việc cá nhân trình bày ý kiến.

- Một số học sinh trả lời, nhận xét, giải thích các việc a,b,c,d.

 

 

 

 

-Mỗi học sinh tự chọn 2 trong 3 cách rồi giải thích.

-Học sinh đọc lại ghi nhớ

- Nêu ý nghĩa của trung thực trong học tập.

- Học sinh sưu tầm mẩu chuyện ,tấm gương về trung thực trong học tập. Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến .

3-5’

3.CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Giáo viên nhận xét kết quả các nhóm hoạt động.

 

- Tự liên hệ bài tập 6.

- Chuẩn bị bài tập 5.

 

 

 

Thứ  hai ngày  16 tháng 9  năm 2013

TUẦN 2: dạy lớp 4a,4b

BÀI 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

         Học xong bài này, học sinh có khả năng :

  - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

           - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến .

 - Hiểu được trung thực trong  học tập là trách nhiệm của học sinh.

 - Rèn kĩ năng có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

        - SGK đạo đức 4 ; Thẻ màu đỏ- xanh để chọn 2 phương án: Tán thành và không tán thành)

        - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

3-5’

 

 

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Học sinh đọc ghi nhớ về trung thực trong học tập.

 

1-2’

B. DẠY BÀI MỚI:

1. GIỚI THIỆU BÀI

Trung thực trong học tập (tiết 2)

 

6-7

2. NỘI DUNG:

* Hoạt động 1: Bài tập 3 (SGK)

- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm

- Giáo viên kết luận các cách ứng xử đúng:

a, Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.

b, Báo cáo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.

c, Nói bạn thông cảm , vì như vậy là không trung thực trong học tập.

 

 

 

- Các nhóm thảo luận

- Đại diên các nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

- Học sinh nhắc lại các ý đúng

7-8’

* Hoạt động 2: Bài tập 4 (SGK)

- Giáo viên yêu cầu 1 số học sinh trình bày

- Giáo viên kết luận:

-Học sinh thảo luận.

- Một số học sinh  trình bày suy nghĩ của mình về nhưng mẩu chuyện, tấm gương đó.

12’

* Hoạt động 3: Bài tập 5 (SGK)

- Học sinh chuẩn bị tiểu phẩm theo 4 nhóm.

 

- Giáo viên mời 1, 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.

+ Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?

+ Em có hành động như vậy không? Vì sao?

- Giáo viên nhận xét chung: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. Trung thực trong  học tập là trách nhiệm của học sinh.

- Nhóm 1 và nhóm 3  trình bày. Nhóm 2 và nhóm 4 nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- Học sinh đọc lại ghi nhớ SGK

 

- Học sinh thực hiện phần thực hành.

 

3-5’

 

3. CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

 

- Chuẩn bị bài sau.

 

 

Thứ   hai   ngày 23 tháng 9 năm 2013

TUẦN 3: dạy lớp 4a, 4b

BÀI 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

Học xong bài này học sinh có khả năng:

          - Nêu được ví dụ về vượt khó trong  học tập. Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.

 - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.

- Rèn kĩ năng vượt khó trong học tập.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

      - Sách giáo khoa đạo đức 4.

      - Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.

      - Giấy khổ to ghi ghi nhớ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TG

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

3-5

 

 

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Em đã thực hiện trung thực trong học tập như thế nào?

- 1 học sinh trả lời. Học sinh khác nhận xét.

 

 

1-2’

B. DẠY BÀI MỚI:

1. GIỚI THIỆU BÀI.

 

Vượt khó trong học tập ( tiết 1)

 

7-8

2. NỘI DUNG:

- Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó.

+ Giáo viên giới thiệu chuyện kể.

+ Giáo viên kể chuyện: Một học sinh nghèo vượt khó.

 

 

 

 

- Học sinh mở SGK (trang 5)

 

- 2 học sinh kể tóm tắt câu chuyện

6-7’

- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm

+ Giáo viên kết luận:

Bạn Thảo đã gặp nhiều khó khăn trong học tập, cuộc sống. Thảo đã biết vượt qua, vươn lên học giỏi. Ta cần học tập bạn vượt khó

 

- Mỗi nhóm thảo luận (câu 1, 2) SGK

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

 

 

 

6-7’

 

 

 

 

5-6

- Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi câu hỏi 3.

+ Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.

+ Giáo viên kết luận về cách giải quyết tốt nhất.

- Hoạt động 4: Bài tập 1 (SGK)

+ Giáo viên kết luận:

Cách ( a, b, đ) là tích cực.

- Qua bài học rút ra điều gì?

+ Giáo viên gắn ghi nhớ lên bảng.

 

- Học sinh thảo luận nhóm đôi.

Đại diện nhóm nêu cách giải quyết.

-         Cả lớp đánh giá.

 

- Học sinh làm việc cá nhân, nêu cách sẽ chọn.

 

- Học sinh rút ra ghi nhớ : vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.

- Vài học sinh nêu ghi nhớ về vượt khó trong học tập.

4-5’

3.CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

- Học sinh nêu một vài ví dụ về tấm gương vượt khó trong học tập trong trường, trong lớp mà em biết.

- Học sinh chuẩn bị Bài tập 3, 4 

 

Thứ   hai  ngày 30 tháng  9 năm 2013

TUẦN 4: dạy lớp: 4a, 4b

BÀI 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này học sinh có khả năng:

          - Nêu được ví dụ về vượt khó trong  học tập .

 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ

 - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. Yêu mến, noi theo những tấm gương HS  nghèo vượt khó.

 - Rèn kĩ năng vượt khó trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

      - Sách giáo khoa đạo đức 4.

      - Phiếu Bài tập 2, Bài tập 4 ( SGK)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

TG

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

3-5’

 

 

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- 1 học sinh đọc ghi nhớ: Vượt khó trong học tập (tiết 1).

 - học sinh khác nhận xét.

 

1-2’

B. DẠY BÀI MỚI

1. GIỚI THIỆU BÀI:

 

Vượt khó trong học tập ( tiết 2)

 

7-8’

2. NỘI DUNG:

- Hoạt động 1: Bài tập 2 ( SGK)

+ Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm.

 

+ Giáo viên kết luận.

 

 

- 4 nhóm thảo luận, 2 nhóm trình bày, 2 nhóm nhận xét.

 

6-7’

- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi Bài tập 3 ( SGK)

+ Giáo viên khen những học sinh vượt khó trong học tập.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi, một số học sinh trình bày trước lớp.

 

6-7’

 

 

 

 

 

- Hoạt động 3: Bài tập 4 (SGK)

+ Giáo viên phát phiếu cho học sinh tự ghi kết quả theo 5 ý.

+ Giáo viên động viên học sinh có biện pháp khắc phục khó khăn để học tốt.

 

- Học sinh làm việc cá nhân, tự ghi kết quả vào phiếu học tập. 1 số học sinh trình bày miệng.

 

5-6’

- Hoạt động 4: Bài tập 5 (SGK)

+Câu chuyện của em Nguyễn Thiện Bé, học sinh lớp 5/1 trường Tiểu học Minh Đức, Bỡnh Phước là tấm gương của tinh thần phấn đấu vượt khó học giỏi. Trong gia đỡnh cú 9 anh chị em, ba mẹ làm thuờ, làm mướn chạy ăn từng đồng, cơm bữa no bữa đói nhưng em chưa bao giờ nản chí trong việc học. 5 năm phấn đấu học sinh giỏi và được nhận học bổng là thành quả đáng ghi nhận của em. Giáo viên cho học sinh nhận xét.

Kết luận chung

- Học sinh sưu tầm kể 1 tấm gương gặp khó khăn mà em cảm phục.

*Tinh thần hiếu học

+ Đó là câu chuyện của em Thúy Bỡnh, quờ ở Bến Tre, bị ung thư và phải xạ trị liên tục tại bệnh viên ung bướu nhưng vẫn miệt mài đến lớp. Những cơn đau thể xác không đánh gục tinh thần hiếu học của em. Thường xuyên nằm trên giường bệnh nhưng em vẫn phấn đấu để tiếp tục việc học hành.

 

4-5’

3. CỦNG CỐ DẶN DÒ:

         - GV nhận xét tiết học.

 

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ

- Học sinh nêu những  nội dung thực hành .

 

  Thứ  hai  ngày 7 tháng 10 năm 2013

TUẦN 5: Dạy lớp 4a, 4b

BÀI 3:  BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Học sinh có khả năng:

      - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em.

      - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường.

      - Rèn kĩ năng biết tôn trọng ý kiến của những người khác.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

     -Thẻ màu đỏ- xanh để chọn 2 phương án: Tán thành và không tán thành)

     - Bìa màu nhỏ, 1 số tranh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

TG

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

3-5’

 

 

A. KIỂM TRA BÀI

CŨ:

- Kiểm tra phần thực hành của học sinh.

- 1 học sinh trả lời. Học sinh khác nhận xét.

 

3-5

B. DẠY BÀI MỚI: 

1. GIỚI THIỆU BÀI:

2. NỘI DUNG:

* Khởi động: Trò chơi "diễn tả".

 

- Cho học sinh thảo luận.

- Giáo viên kết luận:

Mỗi nhóm có thể có 1 ý kiến khác nhau.

 

 

 

Bày tỏ ý kiến ( tiết 1)

 

- Học sinh chia thành 4-6 nhóm. Mỗi nhóm 1 đồ vật, 1 tranh.

+ Tranh giống nhau không.

 

8-10

* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (câu 1, 2 SGK)

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.

 

 

- Cho cả lớp thảo luận câu 2.

 

- Giáo viên kết luận:

Trong mọi tình huống, nên bày tỏ rõ ý kiến của mình.

Mỗi người đều có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến  về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?

 

 

 

 

 

6-7’

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 1 ,SGK)

- Giáo viên kết luận:

Việc làm của Hồng , Khánh là không đúng.

Việc làm của Dung là đúng.

 

- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.

- 1 số nhóm trình bày kết quả

 

 

7-8

 

 

 

 

 

* Hoạt động 3: bày tỏ ý kiến (Bài tập 2, SGK)

- Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến

- Giáo viên kết luận:

(a, b, c, d) là đúng

(đ) là sai.

 

 

- Học sinh bày tỏ ý kiến  trong bài bằng các tấm bìa màu.

- Học sinh nêu và giải thích lí do.

- Học sinh nêu rõ ghi nhớ.

 

4-5’

3. CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Học sinh chuẩn bị bài tập 4

- Tập tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.

Thứ   hai  ngày 14 tháng  10 năm 2013

TUẦN 6: Dạy lớp 4a, 4b

BÀI 3:  BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, học sinh có kkhả năng:

      - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

      -  Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

 - Rèn kĩ năng bày tỏ ý kiến trước lớp.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

      -Thẻ màu đỏ- xanh để chọn 2 phương án: Tán thành và không tán thành.

      - 1 số đồ dùng hoá trang tiểu phẩm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

TG

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

4-5’

 

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

 

Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)

- Một số học sinh đọc ghi nhớ

1-2

1. GIỚI THIỆU BÀI:

 

Biết bày tỏ ý kiến ( tiết 2).

 

9-10’

2. NỘI DUNG:

* Hoạt động 1:Tiểu phẩm 1 buổi tối trong gia đình bạn Hoa.

+ Các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa.

 

- Giáo viên kết luận.

 

 

- Học sinh xem tiểu phẩm do 1 số bạn trong lớp đóng.

- Học sinh thảo luận: Nhận xét về ý kiến của mẹ, bố Hoa về việc học tập của Hoa.

 

8-9

* Hoạt động 2:

Trò chơi "phóng viên".

 

- Gọi các nhóm nhận xét.

- Giáo viên kết luận:

Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến vủa mình

- 1 số học sinh đóng vai, phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3.

 

 

 

 

- Vài học sinh nhắc lại kết luận

8-9

 

 

 

 

 

* Hoạt động 3: Bài tập 4 (SGK).

Kết luận chung: các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

      Các em biết bày tỏ ý kiến của bản thân và cũng cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác

 

 

 

 

 

Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến vủa mình.

 

 

 

- Học sinh thảo luận nhóm theo tổ những vấn đề của lớp.

- Các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.

- Học sinh thực hành bày tỏ ý kiến trước lớp.

4-5’

3. CỦNG CỐ DẶN DÒ:

 

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ về bày tỏ ý kiến

- Chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm tiền của.

 

 

 

Thứ hai  ngày 21  tháng 10 năm 2013

TUẦN 7: Dạy lớp 4a, 4b.

BÀI4:   TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 1)

I. MỤC TIÊU.

- Học sinh có khả năng:

      + Kể những việc làm của mình hoặc của bạn về tiết kiệm tiền của. Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

      + Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước.... trong cuộc sống hằng ngày.

      + Rèn kĩ năng tiết kiệm tiền của.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

       -Thẻ màu đỏ- xanh để chọn 2 phương án: Tán thành và không tán thành.

      - Đồ dùng để chơi đóng vai.

      - Mỗi học sinh có 3 tấm bìa: xanh, đỏ, vàng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

TG

3-5’

 

 

 

1-2

 

 

6-7’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7-8’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7-8’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐCỦA GV

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

B. DẠY BÀI MỚI:

1. GIỚI THIỆU BÀI:

2. NỘI DUNG:

- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trong SGK).

 

+ Giáo viên kết luận:

Tiết kiệm tiền là một thói quen tốt, là con người văn minh, xã hội văn minh.

 

- Hoạt động 2:

Bày tỏ ý kiến bài tập 1.

+ Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến ở Bài tập 1.

 

+ Giáo viên kết luận

ý : c, d là đúng.

ý : a, b là sai.

- Hoạt động 3: Học sinh tự liên hệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Giáo viên kết luận chung ( nội dung ghi nhớ)

 

 

3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

- Học sinh tự liên hệ theo bài tập 7

HĐ CỦA HS

- 1 học sinh đọc ghi nhớ bài " Bày tỏ ý kiến".

- HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

Tiết kiệm tiền của (tiết 1).

 

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện từng nhóm trình bày.

 

 

 

- Học sinh nhắc lại kết luận: Tiết kiệm tiền là một thói quen tốt, là con người văn minh, xã hội văn minh.

 

 

+ Học sinh bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu.

+ Học sinh giải thích các ý kiến a,b,c,d.

 

 

 

 

- Vài học sinh tự liên hệ về việc tiết kiệm tiền của.

Ví dụ:

     + Không ăn quà vặt tiết kiệm tiền mua sách vở.

      + Không chơi điện tử tiết kiệm tiền mua bút, vở.

     + Giữ gìn quần áo sạch sẽ để bố mẹ không tốn nhiều tiền may quần áo cho mình.

- 1 số học sinh đọc ghi nhớ ( SGK)

- Về nhà học sinh sưu tầm truyện, tấm gương về tiết kiệm

 

 Thứ  hai  ngày 28 tháng 10  năm 2013

Tuần 8: Dạy lớp 4A, 4B,

BÀI 4 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 2)

I. MỤC TIÊU.

      - Học sinh nhận thức được: 

 + Kể những việc làm của mình hoặc của bạn về tiết kiệm tiền của. Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

 +Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước .....trong cuộc sống hằng ngày.

 +Rèn kĩ năng tiết kiệm tiền của.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

      -Thẻ màu đỏ- xanh để chọn 2 phương án: Tán thành và không tán thành.

      - Đồ dùng để đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

TG

3-5’

 

 

 

 

 

1-2

 

9-10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13-15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

 

 

 

 

HĐCỦA GV

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- nêu ghi nhớ về tiết kiệm tiền của?

 

B. DẠY BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài

2. Nội dung:

- Hoạt động 1:

     + Học sinh làm việc cá nhân, bài     tập 4 (SGK)

 

 

+ Giáo viên kết luận:

a, b, g, h, k: Tiết kiệm.

c, d, đ, e, i; Lãng phí.

     + Giáo viên kết luận.

- Hoạt động 2: Bài tập 5 _đóng vai

Giáo viên chia nhóm.

+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa?

+ Có cách nào khác không?

- Giáo viên kết luận:

Chúng ta thấy được lợi ích của tiết kiệm tiền của. Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước .....trong cuộc sống hằng ngày.

- Cho học sinh thực hành tiết kiệm tiền của , sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước.

+ Tiết kiệm điện ở trường? 

 

+ Tiết kiệm nước uống ?

 

 

+ Tiết kiệm giấy, mực bằng cách không xé sách vở, không vẽ bậy vào sách vở…

3. CỦNG CỐ DẶN DÒ.

 

- Giáo viên nhận xét tiết học.

HĐCỦA HS

 

- 1 học sinh đọc ghi nhớ bài " Tiết kiệm tiền của( tiết 1)".

- HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Tiết kiệm tiền của (tiết 2)

 

 

- Cả lớp làm bài tập

- Một số học sinh chữa bài, giải thích các ý; a,b,g,h,k.

- Cả lớp nhận xét.

 

 

- Học sinh tự liên hệ.

 

- Các nhóm đóng vai một số tình huống.

 

- Cả lớp thảo luận.

 

 

 

 

- Một số học sinh đọc ghi nhớ.

 

- Rèn kĩ năng tiết kiệm tiền của.

+ Tiết kiệm điện ở trường bằng cách khi ra khỏi lớp cần tắt đèn, tắt quạt để khỏi lãng phí điện, khỏi tốn tiền điện của nhà trường.

+ Tiết kiệm nước uống bằng cách rót nước uống vừa đủ, không rót nhiều quá uống thừa đổ đi lãng phí.

 

 

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ về tiết kiệm tiền của

Thứ   hai   ngày 4  tháng 11 năm 2013

TUẦN 9: Dạy lớp  4A,4B

BÀ15 : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( tiết 1)

I. MỤC TIÊU.

- Học xong bài này, học sinh có khả năng hiểu được:

  + Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

 + Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ

 + Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,hằng ngày một cách hợp lý.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

          -Thẻ màu đỏ- xanh để chọn 2 phương án: Tán thành và không tán thành.

- Truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

3-5’

 

 

1’

 

8-10’

 

 

 

 

 

7-8’

 

 

 

 

 

7-8’

 

 

 

 

 

 

 

 

3-5’

HĐCỦA GV

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 

- Giáo viên, học sinh nhận xét.

B. DẠY BÀI MỚI. 

1. GIỚI THIỆU BÀI: 

2. NỘI DUNG:

- Hoạt động 1:

Kể chuyện: Một phút (SGK)

+ Cho học sinh thảo luận theo 3 câu hỏi (SGK).

 

 

- Hoạt động 2: Bài tập 2 (SGK).

+ Giáo viên cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.

 

+ Giáo viên kết luận: về 3 tình huống

- Hoạt động 3: Bài tập 3 ( SGK)

+ Giáo viên cho học sinh hoạt động tương tự trên

+ Giáo viên kết luận

 

+ Giáo viên cho 1, 2 học sinh đọc ghi nhớ.

-Liên hệ bản thân về tiết kiệm thời giờ?

3. CỦNG CỐ DẶN DÒ.

Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?

 

- Giáo viên nhận xét tiết học.

HĐCỦA HS

 

- Học sinh nêu việc thực hành tiết kiệm của bản thân.

 

Tiết kiệm thời giờ.( tiết 1)

 

 

- Học sinh kể chuyện phân vai

 

 

-         Kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phảI tiết kiệm thời giờ.

 

+ Các nhóm thoả luận

+ Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác chất vấn, bổ sung.

 

 

- Học sinh thảo luận theo nhóm 4

- Đại diện nhóm trình bày

- Học sinh cả lớp bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu

- ý : đ là đúng.

        a, b, c là sai.

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ về tiết kiệm thời giờ.

- Học kể về việc thể hiện tiết kiệm thời giờ của bản thân hoặc của bạn.

 

-         Học sinh chuẩn bị bài sau ( tiết 2)

 

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ  hai  ngày 11 tháng 11 năm 2013

TUẦN 10: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 5 : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU.

- Học xong bài này, học sinh có khả năng hiểu được:

   + Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

 + Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ

 + Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,....hằng ngày một

Cách hợp lí.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

   -Thẻ màu đỏ- xanh để chọn 2 phương án: Tán thành và không tán thành.

  - Tranh vẽ,ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

3-5’

 

 

 

 

 

 

1-2

 

 

8-10’

 

 

 

 

 

 

 

7-8’

 

 

 

 

 

7-8’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

 

 

 

 

 

HĐCỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:  

  - Hãy nêu ghi nhớ về tiết kiệm thời giờ?

  - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI: 

2 - NỘI DUNG:

  - Hoạt động 1:GV nêu bài tập 1(SGK)

  +    GV kết luận :

   a,c,d: là tiết kiệm thời giờ

   b, đ, e không tiết kiệm thời giờ

  - Hoạt động 2: Giáo viên gắn nội dung bài tập 4 (SGK) lên bảng

 

+ Giáo viên nhận xét chung

  - Hoạt động 3: Giới thiệu tranh vẽ, ca dao, tục ngữ.

 

 

 

+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh chuẩn bị tốt.

- Kết luận chung:

  + Thời giờ là thứ quý nhất cần tiết kiệm. Chúng ta cần sử dụng thời giờ vào việc có ích.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ: 

   - Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hằng ngày.

HĐCỦA HS

 

Vài học sinh nêu ghi nhớ

Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

Tiết kiệm thời giờ ( Tiết 2)

 

+ Học sinh làm bài tập cá nhân.

+ Học sinh trao đổi trước lớp

 

 

 

 

- HS trao đổi nhóm đôi

- Một số học sinh trình bày trước lớp, học sinh khác nhận xét.

 

 

 

- Học sinh trình bày, giới thiệu tranh vẽ, bài viết sưu tầm về tiết kiệm thời giờ.

- Thảo luận ý nghĩa các tranhvẽ,ca dao,tục ngữ tiết kiệm thời giờ.

 

 

 

 

 

Học sinh nêu những việc thể hiện viễc tiết kiệm thời giờ.                                                                          

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Thứ  hai ngày  18 tháng 11 năm 2013

TUẦN 11: Dạy lớp 4A, 4B

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh được thực hành các kĩ năng đã học ở kì I:

  + Trung thực trong học tập.

  + Vượt khó trong học tập.

  + Biết bày tỏ ý kiến.

  + Tiết kiệm tiền của.

  + Tiết kiệm thời giờ.

- Áp dụng những nội dung đã học vào thực tế trong học tập và trong cuộc sống.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

    - Thẻ màu

   - Tranh vẽ,  ca dao ,tuc ngữ về nội dung thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

3-4

 

 

 

 

 

 

1-2

 

 

5-6’

 

 

 

 

 

 

 

6-7’

 

 

 

 

 

 

 

6-7’

 

 

 

 

 

 

5-6’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

 

 

 

 

 

2-3

HĐCỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Nêu các nội dung đã được học về đạo đức lớp 4?

 

B/ DẠY BÀI MỚI :

1- GIỚI THIỆU BÀI :

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động 1:Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Hoạt động 2: Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập

+ Tìm hiểu, động viên giúp đỡ ban khi bạn gặp khó khăn trong học tập

- Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến với cô giáo, bạn bè.

 

+ Lắng nghe,tôn trọng ý kiến của những người xung quanh.

- Hoạt động 4:Nêu việc tiết kiệm sách vở, quần áo, đồ dùng, điện, nước...

 

 

+ Giáo viên nhận xét chung.

 

 

 

- Hoạt động 5:

-Thực hiện thời gian biểu đã xây dựng.

+ Giáo viên nhận xét kết quả.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Cho học sinh chơi trò chơi: HS chọn một trong các nội dung đã học thi đóng vai biểu diễn trước lớp.

 

- Giáo viên nhận xét tiết học.

HĐCỦA HS

 

- Một số học sinh trả lời.

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

 

 

Thực hành kĩ năng giữa kì I

 

- Học sinh nêu những việc làm cụ thể về việc trung thực trong học tập.

- Học sinh nêu những lần nhắc nhở bạn cùng thực hiện trung thực trong học tập

+ học sinh khác nhận xét.

- Học sinh nêu những biện pháp vượt khó khăn trong học tập và kết quả.

 

+Học sinh khác nhận xét

- Học sinh bày tỏ ý kiến trước lớp.

+ Học sinh khác nhận xét, đánh giá sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những bạn trong lớp, trong trường, những người xung quanh.

 

- Học sinh tự liên hệ việc tiết kiệm của bản thân.

+ cả lớp đánh giá, nhận xét.

 

- Học sinh nêu kết quả đã thực hiện thời gian biểu của bản thân.

 

 

 

HS chọn một trong các nội dung đã học thi đóng vai biểu diễn trước lớp.

-HS nhận xét kết quả biểu diễn của nhóm bạn.

Thứ  hai  ngày 25 tháng 11  năm 2013

TUẦN 12: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 6 :HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

Học xong bài này học sinh biết được:

  - Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

 - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

 - Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ  để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - Đồ dùng hoá trang để biểu diễn tiểu phẩm.

 - Thẻ màu

 - Bài hát: cho con- Nhạc và lời của Phạm Trọng Cầu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

HĐ của GV

HĐ của HS

4-5’

 

 

 

 

 

 

2

 

 

2

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7-8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7-8’

 

 

 

4-5’

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Nêu ghi nhớ về tiết kiệm thời giờ?

 

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Khởi động: GV cho cả lớp hát đồng ca.

- Hoạt động 1:Thảo luận tiểu phẩm :"Phần thưởng"

 

 

 

-GV gọi HS nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Giáo viên kết luận: Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.

- Hoạt động 2:Bài tập1(SGK)

 + Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1

 

 

 

 

+ Giáo viên kết luận:

ý : b,d,đ thể hiện hiếu thảo

  ý:a, c Thể hiện chưa quan tâm.

- Hoạt động 3: Bài tập 2(SGK)

+ Giáo viên kết luận, khen các nhóm hoạt động tốt

 

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

-Gọi HS nhắc lại ghi nhớ của bài

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

 

- Một học trả lời, học sinh khác nhận xét.

 

Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

(tiết 1)

 

- Cả lớp hát bài: " Cho con."

 

 

- Một nhóm học sinh đóng vai

- Học sinh thảo luận với các vai của tiểu phẩm: “Phân thưởng”

-Đại diện từng nhóm nêu nhận xét, nêu nội dung tiểu phẩm thông qua các nhân vật:

của Hưng đã già yếu, cần sự chăm sóc, động viên của con cháu.

 Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà bằng cả tấm lòng của người cháu. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.

 

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét

 

 

- Học sinh thảo luận nhóm

+ Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.

 

- Một số học sinh đọc ghi nhớ

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ với bản thân về sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Học sinh về nhà xem trước bài tập

 

Thứ   hai   ngày 2  tháng 12   năm 2013

TUẦN 13: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 6 :HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU :

Học xong bài này học sinh biết được:

   - Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

 - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

 - Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ  để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - Thẻ màu

-Đồ dùng đóng vai (bài tập 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

TG

4-5’

 

 

 

 

 

1-2

 

 

14-15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13-14’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV                

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

 

- Giáo viên nhận xét.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

-Hoạt động 1: Đóng vai

(bài tập 3)

  + Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm chuẩn bị đóng vai các tình huống trong bài.

 

 

 

Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai: cháu, bà.

 

 

 

+ Giáo viên kết luận: Con cháu cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ nhất là khi ốm đau.

- Hoạt động 2:

Cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi ( bài tập 4).

 

+ Giáo viên khen những học sinh biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Vì vậy cần phải kính yêu, quan tâm, chăm sóc.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

 

- Gọi HS nhận xét, bổ sung

 

 

- Giáo viên nhận xét tiết học

HĐ của HS

- Học sinh nêu ghi nhớ về hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

-HS khác nhận xét, bổ sung.

 

-Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

(tiết 2)

 

 

 

- Nhóm 1; 2 đóng vai theo tình

huống 1.

- Nhóm 3; 4 đóng vai theo tình

huống 2

- học sinh cả lớp nhận xét về cách ứng xử. Nhậ xét vài bà, cháu trong mỗi nhóm vừa đóng vai.

 

 

 

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 4.

+ Cả lớp thảo luận theo nhóm đôi.

+ Một số HS trình bày trước lớp.

+ HS nhận xét, bổ sung kết quả các nhóm vừa trình bày.

 

 

+ Vài học sinh nhắc lại ghi nhớ.

 

 

 

-Thực hiện phần thực hành.

HS liên hệ thực tế hiếu thảo với ông bà, cha mẹ với bản thân.

- HS nêu các tấm gương mà em biết về hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

 

- Xem trước bài học sau.

 

 

Thứ   hai  ngày 9  tháng 12  năm 2013

TUẦN 14: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 7 : BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

 Học song bài này học sinh có khả năng

 - Hiểu công lao của các thầy cô giáo đối với học sinh.

 - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

 - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

 - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - Thẻ màu

  - Băng chữ, kéo, giấy màu...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

HĐ của GV

HĐ của HS

5’

 

 

 

 

1’

 

 

 

9-10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

7-8’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5’

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động1 :Xử lí tình huống (SGK).

+ Giáo viên nêu tình huống cho học sinh thảo luận.

 

+ GV gọi HS nhận xét, nêu ý kiến.

 

 

+ Giáo viên kết luận:

- Hoạt động 2: Bài tập 1 SGK)

Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung bài tập.

 

 

 +Giáo viên nhận xét, nêu phương án đúng: 1;2;4.

- Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK)

+ Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm 4

 

 

 

 

 

+ Giáo viên kết luận: a,b,d,đ,e,g là biết ơn.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

-Thực hiện biết ơn thầy giáo, cô giáo các em cần phải làm gì?

 

-GV nhận xét tiết học.

 

- Học sinh nêu ghi nhớ về hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

 

- Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết1)

 

 

-HS đọc yêu cầu, nêu các tình huống trong SGK.

 

 

+ Học sinh dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.

+ Lựa chọn các cách ứng xử.

+ Thảo luận trước lớp.

+ HS nêu cách ứng xử từng tình huống.

 

- HS đọc nội dung bài tập.

- Học sinh thảo luận nhóm 4

+ Học sinh lên chữa bài, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

+ Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm của bài tập 2.

+ Học sinh thảo luận nhóm, ghi kết quả vào giấy dán lên bảng.

+ Các nhóm nhận xét kết quả

 

 

 

 

 

-HS nhắc lại ghi nhớ biết ơn thầy cô giáo.

- Liên hệ với bản thân HS.

 

- Về nhà xem trước bài tập 4; 5 (SGK).

  

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ  hai   ngày 16  tháng 12 năm 2013

TUẦN 15: Dạy lớp 4A, 4B.

BÀI 7 : BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU :

  - Hiểu công lao của các thầy cô giáo đối với học sinh.

  - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

 - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

 - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - Thẻ màu

  - Băng chữ, kéo, giấy màu, bút màu cho HĐ 2 tiết 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TG

HĐ của GV

HĐ của HS

5’

 

 

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

 

12-13’

 

 

 

 

 

12-13’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5’

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ

-Vì sao phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo?

-Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

 

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

 

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động 1: Bài tập 4; 5 (SGK)

 

 

 

 

 +Giáo viên nhận xét.

- Hoạt động 2:

+ Giáo viên nêu yêu cầu.

+ Cho học sinh hoàn thành, gửi tặng bưu thiếp mà học sinh đã làm cho các thầy giáo, cô giáo nhân dịp 20-11.

- Kết luận :

+ Cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

+ Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.

- Thực hành: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.

 

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

 

 

- Giáo viên nhận xét tiết học

 

 

- 1HS trả lời.

 

- Vài học sinh đọc ghi nhớ biết ơn thầy giáo,cô giáo.

 

 

- Biết ơn thầy giáo, cô giáo ( tiết2)

 

- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

+ Học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu sưu tầm được.

+ Cả lớp nhận xét, bình luận.

 

- Học sinh làm việc cá nhân.

 

 

 

 

Một số học sinh nhắc lại ghi nhớ.

 

 

 

- HS nêu những việc em đã làm thể hiện biết ơn thầy giáo, cô giáo.

-HS nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại ghi nhớ biết ơn thầy giáo, cô giáo.

-Chuẩn bị bài sau.

 

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Thứ   hai   ngày 23  tháng 12  năm 2013

TUẦN 16: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 8 : YÊU LAO ĐỘNG  (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

 - Học xong bài này học sinh có khả năng:

  + Nêu được ích lợi của lao động .

 + Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

 + Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

 + Biết được ý nghĩa của lao động.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

   - Thẻ màu

  - Một số đồ dùng đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

5’

 

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

7-8’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV                

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

 

-GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

 - Hoạt động 1: Đọc truyện " Một ngày" của Pê- chi- a.

+ Giáo viên cho học sinh thảo luận theo 3 nhóm với 3 câu hỏi trong SGK.

 

 +Giáo viên kết luận.

-Hoạt động2: Bài tập 1(SGK)

+ Giáo viên chia nhóm.

+ Giáo viên kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, lười lao động.

- Hoạt động 3: Bài tập 2(SGK).

+ Giáo viên chia nhóm đóng vai.

+Giáo viên cho học sinh thảo luận : Cách đóng vai, cách ứng xử khác.

 

 

 

+ Giáo viên nhận xét, kết luận.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

   

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

 

HĐ của HS

- Học sinh nêu ghi nhớ biết ơn thầy giáo, cô giáo.

+ Học sinh khác nhận xét.

 

 

 

-Yêu lao động (Tiết 1)

 

- Học sinh đọc lại một lần.

 

 

+ Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

+ HS nhận xét, bổ sung.

 

+ Học sinh đọc ghi nhớ.

 

+ Các nhóm thảo luận.

+ Đại diện từng nhóm trình bày các biểu hiện của yêu lao động

-HS đọc yêu cầu bài tập2

 

 

-Các nhóm chuẩn bị

 

- Một số nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử thể hiện yêu lao động như thế nào.

- HS nhận xét về nội dung, hình thức thể hiện.

 

-Một số học sinh nhắc lại ghi nhớ.

-Chuẩn bị bài tập 3;4;5;6 (SGK) cho tiết học sau.

 

 

RÚT KINH NGHIỆM:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 Thứ  hai   ngày 30   tháng 12   năm 2013

TUẦN 17: Dạy lớp 4A, 4B.

BÀI 8 : YÊU LAO ĐỘNG  (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU :

- Học xong bài này học sinh có khả năng:

   + Nêu được ích lợi của lao động .

 + Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

 + Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

 + Biết được ý nghĩa của lao động.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

  - Thẻ màu; Phiếu học tập

 - Một số tranh ảnh về người lao động.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

5’

 

 

 

 

 

1’

 

 

12-13’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12-13’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV                

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

- Giáo viên nhận xét chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động 1: Bài tập 5 (SGK)

 

-GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi về thực hiện ước mơ của mình.

 

+ Giáo viên nhận xét, nhắc nhở học sinh cần cố gắng học tập, rèn luyện để thực hiện ước mơ.

- Hoạt động 2: Cho học sinh trình bày kể về sự chăm chỉ của mình hoặc của bạn, 

 

 

+ Giáo viên nhận xét, khen những em có bài viết, có tranh vẽ tốt.

- Giáo viên kết luận chung về giá trị của lao động đối với mọi người.

 

 

 

 

 

 

 

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

 -Chuẩn bị  bài sau thực hành.

 - Giáo viên nhận xét tiết học.

 

 

HĐ của HS

-Một số học sinh đọc ghi nhớ.

- Học sinh khác nhận xét.

 

 

 

 

 

- Yêu lao động( Tiết 2).

 

 

-HS đọc yêu cầu BT

 

 

- Học sinh trao đổi theo nhóm đôi.

+ Một số học sinh trình bày trước lớp.

+ Cả lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Học sinh kể về một công việc mà em yêu thích.

+ Cả lớp thảo luận, nhận xét.

 

 

 

 

-Học nêu nhận xét:

+ Lao động là vinh quang, mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình, xã hội.

+ Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.

 

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ   hai  ngày 6  tháng 1   năm 2014

TUẦN 18: Dạy lớp 4A, 4B

THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I

I. MỤC TIÊU :

 - Học sinh thực hành các nội dung sau:

  + Kính già, yêu trẻ.

  + Tôn trọng phụ nữ.

  + Hợp tác với những người xung quanh.

 - Biết xử  lí các tình huống với kiến thức đã học ở cuối kì I.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

  - Thẻ màu

 - Phiếu HT lập kế hoạch bài 7.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

1’

 

25-26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3-4

HĐ CỦA GV                

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Nêu tên bài học ở cuối kì I.

 

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Câu 1: Hãy thực hiện những việc làm thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ?

 

 GV quan sát, hướng dẫn HS làm bài

 

 

 

 

 

GV chốt ý.

- Câu 2: Lập kế hoạch tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

 

 

 Gv nhận xét, chốt ý

 

-Câu 3: Thực hiện việc hợp tác với mọi người ở nhà, ở trường, ở lớp?

 

 

 

 

 

+ Hết thời gian giáo viên thu bài của các nhóm nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

 

+ Giáo viên tuyên dương học sinh có kĩ năng thực hành tốt.

 

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

 

- Học sinh chuẩn bị bài sau.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

HĐ của HS

- Một học sinh trả lời.

- Học sinh khác nhận xét.

 

-Thực hành kĩ năng cuối kì I.

 

 

-HS đọc câu hỏi

 

- Học sinh làm bài vào phiếu theo câu hỏi thực hành kĩ năng.

+ Một số học sinh trình bày bài trước lớp.

học sinh khác nhận xét, bổ sung.

 

- Cả lớp lập kế hoạch vào phiếu.

+ Vài học sinh đọc bài trước lớp, cả lớp nhận xét, đánh giá.

HS liên hệ thực tế.

 

-HS đọc yêu cầu

- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi rồi tiến hành ghi lại kết quả vào vở.

 

+ Một số học sinh có bài viết tốt đọc kết quả trước lớp.

HS khác nhận xét, bổ sung

HS liên hệ.

 

 

 

-HS nêu các nội dung vừa học

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ  hai  ngày 13 tháng 1 năm 2014

TUẦN 19: Dạy lớp 4A, 4B

          BÀI 9: KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

 - Học sinh có khả năng

    + Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

 + Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

 + Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

  -SGK đạo đức 4.

 - Đồ dùng chơi đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

1’

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

   HĐ CỦA GV                

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

   B/ DẠY BÀI MỚI:

  1- GIỚI THIỆU BÀI:

  2 - NỘI DUNG:

  - Hoạt động 1:

   Truyện : Buổi học đầu tiên.

 

 

 

 

  + Giáo viên kết luận: Chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.

- Hoạt động 2:

+ Giáo viên nêu bài tập 1.

 

 

+ Giáo viên nhận xét chung.

- Hoạt động3: (Bài tập 2 SGK)

+ Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận

 

 

+ Giáo viên kết luận:Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Hoạt độnh 4:( Bài tập 3 SGK)

  Giáo viên nêu yêu cầu.

 

 

 

+ Giáo viên kết luận:

a;c;d;đ;e;g là kính trọng.

  b; h là thiếu kính trọng

 

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Giáo viên nhận xét tiết học

 

HĐ của HS

- Học sinh nêu việc thực hành kĩ năng đã học.

 

- Kính trọng biết ơn người lao động

( tiết 1).

 

- Một vài học sinh đọc truyện.

+ các nhóm thảo luận theo 2 câu hỏi (SGK)

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

+ Cả lớp nhận xét.

 

 

 

- Các nhóm thảo luận.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.

+ Cả lớp nhận xét, đánh giá. 

 

 

 

+ Mỗi nhóm thảo luận một tranh.

+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến .

 

 

 

- Học sinh làm bài tập vào vở.

+ Vài học sinh trình bày trước lớp.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- Học sinh chuẩn bị bài tập 5; 6 SGK

 

 

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ  hai  ngày 20 tháng 1 năm 2014

TUẦN 20: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 9: KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU :

 - Học sinh có khả năng

   + Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

 + Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

 + Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

  -SGK đạo đức 4.

 - Đồ dùng chơi đóng vai của bài tập 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

3-4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

14-15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14-15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3-4

   HĐ CỦA GV                

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

 

 

-GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời tốt.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4 SGK)

+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm

 

 

+ Giáo viên phỏng vấn các học sinh đóng vai hoặc cho các học sinh của nhóm khác phỏng vấn.

+ Giáo viên kết luận về cách ứng xử cho phù hợp với từng tình huống.

- Hoạt động 2: Bài tập 5; 6(SGK).

 

 

 

 

 

 

+ Giáo viên nhận xét chung

+ Giáo viên gọi vài học sinh nêu ghi nhớ.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

 

  - Giáo viên nhận xét tiết học.

 

HĐ của HS

- Vài học sinh nêu ghi nhớ về kính trọng và biết ơn người lao động.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

 

 

- Kính trọng, biết ơn người lao động  (tiết 2)

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu.

 

- Mỗi nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống.

+ Các nhóm lên bảng đóng vai thể hiện nội dung.

 

 

 

+ Thảo luận cả lớp và rút ra kết luận.

 

 

 

 

- Học sinh trình bày sản phẩm theo 4 nhóm.

+ Đại diện từng nhóm nhận xét kết quả của nhóm bạn.

+ Cả lớp nhận xét.

 

 

 

+ Học sinh đọc ghi nhớ trước lớp

 

 

 

- Học sinh thực hiện kính trọng biết ơn người lao động

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

 

Thứ  hai ngày 10 tháng 2 năm 2014

TUẦN 21: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 10: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI  (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

 Học xong bài này học sinh có khả năng:

  - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người .

 - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.

 - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - Mỗi học sinh có 3 tấm thẻ màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

TG

3-4

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

9-10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9-10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9-10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

 

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động 1: Chuyện ở tiệm may( SGK).

 + Giáo viên nêu yêu cầu.

 

 

 

  +Giáo viên kết luận từng nhân vật.

- Hoạt động2: Thảo luận nhóm đôi bài tập1 (SGK).

+ Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ.

 

 

 

+ Giáo viên kết luận : b; d là đúng

                                    a; c; đ là sai.

- Hoạt động3: Thảo luận nhóm bài tập3 (SGK).

+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.

 

+ Giáo viên kết luận về phép lịch sự.

- Giáo viên mời một số học sinh đọc ghi nhớ.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

   - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Tuyên dương những học sinh học tập tích cực

HĐ của HS

- 2 Học sinh đọc ghi nhớ biết ơn người lao động.

- Học sinh khác nhận xét.

 

 

- Lịch sự với mọi người ( Tiết 1)

 

 

 

 

- Các nhóm học sinh đọc truyện, thảo luận câu hỏi1; 2.

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- Các nhóm học sinh thảo luận.

+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm thảo luận .

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

 

+ Học sinh đọc ghi nhớ trước lớp.

 

- Học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ về cư sử lịch sự với mọi người.

 

 

 

 

- Chuẩn bị bài sau

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Thứ   hai  ngày 17 tháng  2 năm 2014

TUẦN 22: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 10: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI  (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU :

 Học xong bài này học sinh có khả năng:

 - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người .

 - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.

 - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - Một số đồ dùng đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 TG

4-5’

 

 

 

 

 

1’

 

 

 

14-15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14-5’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3-4

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

 

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động1: Bày tỏ ý kiến: Bài tập2 (SGK)

 

+Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bổ sung.

 + Giáo viên đối chiếu kết quả:

   c; d là đúng

   a; b; đ là sai.

- Hoạt động 2: Đóng vai bài tập 4 (SGK).

+ Giáo viên cho các nhóm đóng vai tình huống a

 

 

+ Giáo viênnhận xét chung.

 

- Kết luận chung:

Giáo viên gọi HS đọc câu ca dao, giải nghĩa.

 

 

 

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Thực hiện lịch sự với mọi người xung quanh.

 

 

- Giáo viên nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

 

 HĐ của HS

 

- 2 học sinh đọc ghi nhớ về lịch sự với mọi người( tiết 1).

- Học sinh hác nhận xét, bổ sung.

 

 

- Lịch sự với mọi người (tiết 2)

 

 

- Học sinh hoạt động theo 4 nhóm.

+ Đại diện nhóm nêu ý kiến.

+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

-HS chuẩn bị theo nhóm 4 đóng vai.

 

- Học sinh thảo luận nhóm 4.

 

+ Một số nhóm lên thể hiện theo các cách khác nhau.

+ Cả lớp nhận xét.

 

 

+ Học sinh nhắc lại:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

 

 

 

- Học sinh nêu lại ghi nhớ về lịch sự với mọi người.

 

 

-HS ghi bài

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ hai ngày 24  tháng 2 năm  2014

TUẦN 23: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 11: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG  (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

 - Học sinh hiểu:

 + Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

 + Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

 + Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

 + Biết nhắc nhở các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng .

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

  - Mỗi học sinh có 3 thẻ màu.  Mẫu bài tập 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

9-10

 

 

 

 

 

9-10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9-10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3-4

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

 

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh thảo luận  4 nhóm theo nội dung trang 34 SGK.

 + Giáo viên kết luận:

- Hoạt động2: Bài tập 1(SGK)

Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm đôi.

 + Giáo viên kết luận :

  Tranh 1: là sai.

  Tranh 2:  Đúng

  Tranh 3: Sai

  Tranh 4: Đúng

- Hoạt động3: Bài tập 2 (SGK)

+ Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung tình huống.

 

 

 + Giáo viên kết luận:

a: Cần báo cho người lớn ...

b: Cần phân tích, khuyên họ.

- Giáo viên mời một vài học sinh đọc ghi nhớ.

 

 

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

 - Thực hiện điều tra theo mẫu bài tập 4.

 - Giáo viên nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.

HĐ CỦA HS

- Học sinh nêu việc thể hiện lịch sự với mọi người.

 

 

 

 

 

 

- Giữ gìn các công trình công cộng

( Tiết 1).

 

 

-Học sinh thảo luận theo nhóm.

+Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác trao đổi, bổ sung.

 

 

 

- Học sinh thảo luận nhóm đôi.

+ Đại diện một số nhóm trả lời. Cả lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh  đọc nội dung và thảo luận theo 4 nhóm.

 + Nhóm1;2 thảo luận tình huống a

+ Nhóm 3; 4 thảo luận tình huốngb.

- Lần lượt từng nhóm trình bày, nêu ý kiến.

 

 

 

 

 

 

- Một số học sinh đọc ghi nhớ, nêu lại nội dung vừa  học.

 

-Liên hệ thực tế HS

 

 

-HS báo cáo

 

 

- HS ghi bài

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

 Thứ   hai  ngày 3 tháng 3 năm 2014

TUẦN 24: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 11: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG  (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU :

 - Học sinh hiểu:

 + Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

 + Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

 + Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

 + Biết nhắc nhở các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng .

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

           - Phiếu BT 4 .  

 -Thẻ màu cho BT 3.

 - Tranh ảnh một số công trình của địa phương, của đất nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

14-15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14-15’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3-4

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động 1:  kể về những việc làm của em hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng.

 

 

 

 

 

 

 

+ Giáo viên nhận xét về việc thực hiện giữ gìn các công trình đó.

 

 

 

 

- Hoạt động 2: Bài tập 3 (SGK).

 Giáo viên cho học sinh bày tỏ ý kiến.

+ Giáo viên nhận xét và kết luận:

   a: là đúng

  b; c là sai

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh về công trình công cộng của đất nước ta.

 

 

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

 

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

- Dặn dò chuẩn bị bài sau.

 

HĐ CỦA HS

- Học sinh đọc ghi nhớ về giữ gìn các công trình công cộng.

 

 

 

 

- Giữ gìn các công trình công cộng

( Tiết 2).

 

- Các nhóm hội ý chọn cử bạn trình bày kể trước lớp.

+ Đại diện các nhóm kể về những việc làm của em hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công cộng.

 + Cả lớp nhận xét, bổ sung

 

+ Liên hệ thực tế đối với HS về việc giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

 

- Học sinh làm việc cá nhân.

+ Học sinh giơ thẻ màu bày tỏ ý kiến theo quy định của giáo viên.

- Học sinh quan sát và nêu tên các công trình đó.

.- Một vài học sinh nêu ghi nhớ.

- Thực hiện các nội dung thực hành.

 

-HS nêu một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Thứ  hai ngày 10 tháng  3 năm 2014

TUẦN 25: Dạy lớp 4A, 4B

ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II

I. MỤC TIÊU :

  - Học sinh được thực hành các nội dung sau:

  + Kính trọng biết ơn người lao động.

  + Lịch sự với mọi người.

  + Giữ gìn các công trình công cộng.

 - Biết xử lí các tình huốngvới kiến thức đã học ở giữa kì 2.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

  -SGK đạo đức 4.

 - Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

 

 

1-2

 

 

9-10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9-10

 

 

 

 

 

 

 

 

8-9

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động1: Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động.

 

 

 

 

+ Giáo viên nhận xét chung.

- Hoạt động2 :

Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

 

 

- Hoạt động 3:

Thực hiện giữ gìn các công trình công cộng.

+ Giáo viên đưa ra tình huống ở bài tập 2 cho học sinh thảo luận.

 

 

 

- Giáo viên kết luận các nội dung thực hành.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

HĐ CỦA HS

- Học sinh nêu các nội dung đạo đức đã học giữa kì 2.

 

 

 

 

- Thực hành kĩ năng giữa kì 2.

 

- Học sinh tự liên hệ bản thân về việc thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động.

+ 2 học sinh đại diện 2 nhóm trả lời.

+ Nhóm khác nhận xét.

 

 

 

- Học sinh chia làm 4 nhóm tập đưa ra các tình huống cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.

+ Cả lớp đánh giá, nhận xét.

 

 

 

 

+ Học sinh thảo luận nhóm đôi

+ HS liên hệ với công trình công cộng ở địa phương.

+ Một vài học sinh đọc lại ghi nhớ.

 

 

- Thực hiện các nội dung thực hành.

-Chuẩn bị bài sau: Bài 11(tiết 1)

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………… 

 

Thứ  hai  ngày  17  tháng 3   năm 2014

TUẦN 26: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 11: TÍCH CỰC THAM GIA

CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

  Học sinh có khả năng :

 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

 - Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng. Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - Học sinh có thẻ màu: vàng, xanh, đỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

 

9-10’

 

 

 

 

 

 

 

9-10’

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động1:

 + Giáo viên nêu yêu cầu bài tập

 

+ Giáo viên kết luận:

  b; c; e là nhân đạo.

  a; d không là hoạt động nhân đạo.

- Hoạt động 2: Bài tập 1 (SGK)

+ Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm xử lí một tình huống.

+ Giáo viên kết luận chung theo hai tình huống.

- Hoạt động 3: Bài tập 3 (SGK)

+ Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

 

+ Giáo viên kết luận: Cần thông cảm, chia sẻ giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn bằng cchs tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.

- Giáo viên mời một, hai học sinh đọc ghi nhớ.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

 - Thực hiện các nội dung về hoạt động nhân đạo ở địa phương.

  - Giáo viên nhận xét tiết học.

HĐ CỦA HS

- Học sinh nêu ghi nhớ(SGK).

+ Học sinh khác nhận xét.

 

 

 

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1).

 

-HS nêu yêu cầu bài tập

- Học sinh thảo luận theo 4 nhóm.

+ Đại diện nhóm trình bày.

+ Cả lớp nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- Học sinh thảo luận theo các nhóm.

+ Từng nhóm nêu ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

- Học sinh thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.

+ Đại diện nhóm trình bày, trao đổi

-HS nhận xét, bổ sung

 

 

 

 

+ Học sinh đọc ghi nhớ (SGK)

 

- Sưu tầm tấm gương, ca dao tục ngữ về các hoạt động nhân đạo.

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………… 

Thứ   hai  ngày  24  tháng 3   năm 2014

TUẦN 27: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 11: TÍCH CỰC THAM GIA

CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

  Học sinh có khả năng :

 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo

- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn,  hoạn nạn.

 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - Thẻ màu, phiếu bài tập 5 (SGK).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

10-11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động1:Bài tập 4 (SGK).

 + Giáo viên nêu yêu cầu bài tập

 

+ Giáo viên kết luận:

  b; c; e là nhân đạo.

  a; d không là hoạt động nhân đạo.

- Hoạt động 2: Bài tập 2 (SGK)

+ Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm xử lí một tình huống.

+ Giáo viên kết luận chung theo hai tình huống.

- Hoạt động 3: Bài tập 5 (SGK)

+ Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

 

+ Giáo viên kết luận: Cần thông cảm, chia sẻ giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn bằng cchs tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.

- Giáo viên mời một, hai học sinh đọc ghi nhớ.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Thực hiện các nội dung về hoạt động nhân đạo ở địa phương.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

HĐ CỦA HS

- Học sinh nêu ghi nhớ(SGK).

+ Học sinh khác nhận xét.

 

 

 

 

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 2).

 

- Học sinh thảo luận theo 4 nhóm.

+ Đại diện nhóm trình bày.

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận theo các nhóm.

+ Từng nhóm nêu ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

- Học sinh thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.

+ Đại diện nhóm trình bày trao đổi

 

 

 

 

 

+ Học sinh đọc ghi nhớ (SGK)

 

- Sưu tầm tấm gương, ca dao tục ngữ về các hoạt động nhân đạo.

 

 

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Thứ  hai  ngày 31  tháng 3   năm 2014

TUẦN 28: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 12: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh nêu đượcmột số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới học sinh )

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

 - Học sinh biết tham gia giao thông an toàn.Nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - Một  số biển báo giao thông, đồ dùng đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

10-11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động1:

Cho học sinh thảo luận nhóm về thông tin trang 40(SGK).

 + Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm.

 

+ Giáo viên kết luận: Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.

- Hoạt động 2:

Bài tập 1 (SGK).

+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm.

+ Giáo viên kết luận: Tranh 2; 3; 4 là những việc làm cản trở giao thông.

  Tranh 1; 5; 6 đúng luật giao thông.

- Hoạt động 3: Bài tập2 (SGK)

+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.

+ Giáo viên kết luận: Các tình huống đó là những việc dễ gây tai nạn giao thông, luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.

+ Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Thực hiện tôn trọng luật giao thông.

- Giáo viên nhận xét tiết học

HĐ CỦA HS

- Học sinh nêu các hoạt động nhân đạo ở địa phương.

 

 

 

 

 

- Tôn trọng luật giao thông (Tiết 1).

 

 

- Các nhóm thảo luận về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông. Cách tham gia giao thông an toàn.

+ Từng nhóm trình bày.

 

 

 

 

- Từng nhóm quan sát tranh để tìm hiểu nội dung.

 

+ Một số nhóm nêu ý kiến, nhóm khác bổ sung.

 

 

 

+ Học sinh dự đoán kết quả của tình huống.

Trình bày kết quả.

 

+ Vài học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.

 

 

-  Chuẩn bị bài tập 4 SGK

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......

………………………………………………………………………………….......  

Thứ    hai   ngày 7  tháng  4 năm 2014

TUẦN 29: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 12: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh nêu đượcmột số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới học sinh )

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

 - Học sinh biết tham gia giao thông an toàn.Nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

  -SGK đạo đức 4.

 - Một  số biển báo giao thông, đồ dùng đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

10-11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động1: Cho học sinh chơi trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông

+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm.

 

- Hoạt động2 : Bài tập 3 (SGK).

+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm

+ Giáo viên đánh giá và kết luận từng ý:

a; b; c; d; đ; e .

- Hoạt động 3 : Bài tập 4 (SGK).

 

+ Giáo viên nhận xét kết quả từng nhóm.

- Kết luận chung: Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người, cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Nhắc nhở mọi người chấp hành luật giao thông.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

HĐ CỦA HS

- Học sinh nêu ghi nhớ tôn trọng luật giao thông (Tiết1)

 

 

 

 

 

 

- Tôn trọng luật giao thông (Tiết2).

 

 

 

- Một học sinh giỏi điều khiển luật chơi.

+ Học sinh chơi và nhận xét, nêu ý nghĩa của biển báo.

+ Học sinh cả lớp cùng đánh giá kết quả.

 

 

 

- Mỗi nhóm nhận một tình huống.

+ Từng nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả điều tra.

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- Vài học sinh nhắc lại ghi nhớ về an toàn giao thông.

 

 

 

 

 

- Thực hiện tôn trọng luật giao thông.

 

 

 

 

- Chuẩn bị bài sau

RÚT KINH NGHIỆM:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 Thứ   hai   ngày  14   tháng 4  năm 2014

TUẦN 30: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 13: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG  (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

  Học xong bài này học sinh có khả năng:

-Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường .

-Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.  Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

  - Thẻ màu đỏ- xanh để chọ 2 phương án: Tán thành hoặc không tán thành.

 - Một  số tấm bìa màu. Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

13-14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13-14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động1:

 Giáo viên nêu một số câu hỏi:

+ Em đã nhận được gì từ môi trường.

 

 

 

+ GV nhận xét

+ Giáo viên gọi HS đọc thông tin trong SGK trang 43; 44.

 

+ Giáo viên kết luận: Đất bị xói mòn, Dầu khí đổ vào đại dương, Rừng bị thu hẹp.

- Hoạt động 2: Bài tập 1(SGK).

 

Cho học sinh bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu.

 

 

 

+ Giáo viên kết luận:

  b; c; đ; g là bảo vệ môi trường.

   a: Là gây ô nhiễm lúc không khí có tiếng ồn.

  d; e; h Là ô nhiễm nước.

 

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Thực hiện bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

 

HĐ CỦA HS

- 2 HS nêu ghi nhớ về tôn trọng luật giao thông.

 

 

 

 

 

 

- Bảo vệ môi trường (Tiết 1).

 

 

 

 

- Học sinh trả lời cá nhân.( Môi trường rất cần cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần bảo vệ môi trường.

- HS nhận xét, bổ sung

 

 

-Học sinh nêu thông tin trong SGK

+ Học sinh thảo luận nhóm.

+ Đại diện nhóm trình bày

-HS nhận xét, bổ sung

 

 

-HS nêu yêu cầu bài tập

- HS bày tỏ ý kiến giơ thẻ màu

 

+ Học sinh giải thích

- Một số học sinh giải thích cách lựa chọn của mình.

 

 

 

 

 

HS nêu ghi nhớ trong SGK.

 

 

- Một số học sinh nhắc lại ghi nhớ.

 

 

- Nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường.

 

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............

Thứ   hai   ngày   21  tháng  4  năm 2014

TUẦN 31: Dạy lớp 4A, 4B

BÀI 13: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG  (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này học sinh có khả năng:

- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường .

- Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.  Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.             

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

  - Thẻ màu đỏ- xanh để chọn 2 phương án:Tán thành hoặc không tán thành.

 - Một  số tấm bìa màu. Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

4-5’

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

10-11

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

8-9’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

HĐ CỦA GV

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động 1: Tập làm " nhà tiên tri" bài tập 2 SGK.

 

 

+ Giáo viên đánh giá, nhận xét đáp án đúng.

- Hoạt động 2: Bài tập 3 (SGK).

 Giáo viên cho học sinh bày tỏ ý kiến.

+ Giáo viên kết luận:

a: Không tán thành.

b : Không tán thành.

c; d; g: Tán thành.

- Hoạt động 3: Bài tập 4(SGK)

 

 

+ Giáo viên nhận xét nhóm có cách xử lí hay.

- Hoạt động 4: Dự án " Tình nguyện xanh"

+ Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.

 

 

 

 

 

+ Giáo viên gọi đại diện nhóm nêu kết quả, nhân xét đánh giá.

+ Giáo viên kết luận chung.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Thực hiện bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

HĐ CỦA HS

- Học sinh nêu ghi nhớ về bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

 

 

-  Bảo vệ môi trường (Tiết2).

 

 

 

- Học sinh thảo luận theo 6 nhóm, mỗi nhóm một tình huống.

+ Từng nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét.

 

 

- Học sinh làm việc cá nhân.

Cả lớp giơ thẻ màu bày tỏ ý kiến.

 

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận các nhóm

+ Các nhóm đóng vai thể hiện.

+ Cả lớp trao đổi, nhân xét.

 

 

 

 

- Các nhóm tìm hiểu theo 3 nội dung sau:

+ Môi trường xóm phố.

+ Môi trường trường học.

+ Môi trường Lớp học của em.

 

 

 

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ.

 

 

- Nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường.

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ  hai  ngày 28 tháng  4  năm  2014

Tuần 32: Dạy lớp 4A,4B

Bài: dµnh cho ®Þa ph­¬ng

MOÄT SOÁ THOÂNG TIN VEÀ COÂNG ÖÔÙC QUOÁC TEÁ VEÀ QUYEÀN TREÛ EM

VAØ CAÙC ÑIEÀU KHOAÛN TRONG COÂNG ÖÔÙC

COÙ LIEÂN QUAN ÑEÁN CHÖÔNG TRÌNH MOÂN ÑAÏO ÑÖÙC ÔÛ LÔÙP 4

 

I.  MUÏC TIEÂU:

- HS naém ñöôïc nhöõng moác quan troïng vaø noäi dung cô baûn cuûa Coâng öôùc.

II.  ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC:

- Noäi dung moät soá thoâng tin veà coâng öôùc quoác teá veà quyeàn treû em

III. HOAÏT ÑOÄNG TREÂN LÔÙP:

 

TG

HĐ Giaùo vieân

HĐ Hoïc sinh

4-5’

 

 

 

 

 

 

1’

 

 

26-28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4-5’

1 - Kieåm tra baøi  cuõ:

+ Em haõy keå caùc vieäc em ñaõ laøm ñeå baûo veä moâi tröôøng ôû gia ñình, ôû tröôøng lôùp, ôû ñòa phöông?

+ Nhaän xeùt, ñaùnh giaù

2 - Baøi môùi

+ Giôùi thieäu baøi: Tieát hoïc hoâm nay, chuùng ta seõ tìm hieåu một số thông tin về công ước quốc tế về Quyền trẻ em.

 a.Nhöõng mc quan troïng

- GV phaùt cho HS noäi dung nhöõng moác quan troïng veà Coâng öôùc

+ Baûn Coâng öôùc veà quyeàn treû em do ai chuaån bò vaø soaïn thaûo? Trong thôøi gian bao laâu?

 

 

+ Coâng öôùc ñöôïc Ñaïi Hoäi ñoàng Lieân Hôïp Quoác chính thöùc thoâng qua ngaøy thaùng naêm naøo?

+ Tính ñeán naêm 1999 coù bao nhieâu nöôùc kí vaø pheâ chuaån Coâng öôùc? Nöôùc ta laø nöôùc thöù bao nhieâu ñaõ pheâ chuaån Coâng öôùc?

b. Noäi dung cô baûn cuûa Coâng Öôùc

- GV giaûi thích: Coâng öôùc laø vaên baûn quoác teá ñaàu tieân ñeà caäp ñeán quyeàn treû em theo höôùng tieán boä, bình ñaúng vaø toaøn dieän, mang tính phaùp lyù cao. Noäi dung Coâng öôùc goàm 54 ñieàu khoaûn. Vôùi noäi dung quy ñònh caùc quyeàn daân söï, chính trò, kinh teá, vaên hoùa, Coâng öôùc thöïc söï laø moät vaên baûn hoaøn chænh cho coâng taùc baûo veä, chaêm soùc vaø giaùo duïc treû em ôû taát caû caùc nöôùc, neáu noù ñöôïc thöïc thi vaø aùo duïng moät caùch nghieâm tuùc vaø phuø hôïp. Treân thöïc teá nhöõng naêm qua, Coâng öôùc ñaõ trôû thaønh cô sôû cho chöông trình haønh ñoäng cuûa nhieàu quoác gia treân theá giôùi trong coâng taùc veà treû em.

GV phaùt cho HS noäi dung cô baûn cuûa Coâng öôùc

 

 

3- Cuûng coá, daën doø                                                

 

-GV nhận xét tiết học

 

+ 4 HS keå nhöõng vieäc caùc em ñaõ laøm

 

 

- HS nhaéc laïi ñeà baøi

 

 

 

- HS ñoïc cho nhau nghe trong nhoùm, tìm hieåu nhöõng moác quan troïng caàn ghi nhôù:

+ Baûn Coâng öôùc veà quyeàn treû em do Lieân Hôïp Quoác cuøng vôùi ñaïi dieän cuûa 43 nöôùc treân toaøn theá giôùi tieán haønh chuaån bò vaø soaïn thaûo trong 10 naêm (1979 – 1989)

+ Coâng öôùc ñöôïc Ñaïi Hoäi ñoàng Lieân Hôïp Quoác chính thöùc thoâng qua ngaøy 20 thaùng 11 naêm 1989, theo Nghò ñònh 44/25. Coâng öôùc coù hieäu löïc vaø ñöôïc coi laø Luaät Quoác teá töø ngaøy 2 thaùng 9 naêm 1990, khi ñaõ coù 20 nöôùc pheâ chuaån

 

+ Tính ñeán naêm 1999 ñaõ coù 191 nöôùc kí vaø pheâ chuaån Coâng öôùc. Vieät Nam laø nöôùc ñaàu tieân ôû Chaâu AÙ vaø thöù hai treân theá giôùi  ñaõ pheâ chuaån Coâng öôùc, ngaøy 20 thaùng 2 naêm 1990

- HS laéng nghe, ghi nhôù

 

 

- HS thaûo luaän theo nhoùm, tìm hieåu Coâng öôùc theå hieän taäp trung vaøo 8 noäi dung cô baûn

- HS neâu yù kieán

-Nhaän xeùt boå sung

(Vieäc Lieân Hôïp Quoác pheâ chuaån Coâng öôùc ñaõ khaúng ñònh ñòa vò cuûa treû em trong gia ñình vaø xaõ hoäi. Treû em khoâng chæ laø ñoái töôïng ñöôïc quan taâm, chaêm soùc, ñöôïc höôûng thuï moät caùch thuï ñoäng, maø chính treû em laø chuû theå cuûa caùc quyeàn ñaõ neâu ra trong Coâng öôùc).

-Häc sinh vÒ nhµ t×m hiÓu thªm vÒ th«ng tin trªn.

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Thứ  hai  ngày 5 tháng  5  năm  2014

Tuần 33: Dạy lớp 4A,4B

Baøi : dµnh cho ®Þa ph­¬ng

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MUÏC TIEÂU :

 - Cuûng coá vieäc baûo veä moâi tröôøng cho hoïc sinh.

 - Thöïc hieän vieäc baûo veä moâi tröôøng ôû ñòa phöông, tröôøng lôùp.

 - Thöïc haønh kó naêng baûo veä moâi tröôøng.

II. ÑOÀ DUØNG DAÏY - HOÏC  

 - Phieáu hoïc taäp

III. CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY – HOÏC CHUÛ YEÁU

TG

HĐ Giaùo Vieân

HĐ Hoïc Sinh

5’

 

 

 

 

1’

 

8-9

 

 

 

10-11’

 

 

 

 

 

 

7-8’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5’

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét

- Giáo viên đánh giá chung.

B/ DẠY BÀI MỚI:

1- GIỚI THIỆU BÀI:

2 - NỘI DUNG:

- Hoạt động 1: Tập làm " nhà tiên tri" 

+ Giáo viên đánh giá, nhận xét đáp án đúng.

- Hoạt động 2: 

Giáo viên cho học sinh bày tỏ ý kiến.

+ Giáo viên kết luận:

a: Không tán thành.

b : Không tán thành.

c; d; g: Tán thành.

- Hoạt động 3: 

+ Giáo viên nhận xét nhóm có cách xử lí hay.

 

 

- Hoạt động 4: Dự án " Tình nguyện xanh"

 + Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.

 

 

 

 

+ Giáo viên gọi đại diện nhóm nêu kết quả, nhân xét đánh giá.

+ Giáo viên kết luận chung.

3- CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Giáo viên nhận xét tiết học

- Học sinh nêu ghi nhớ về bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

 

 

-  Bảo vệ môi trường (Tiết2).

 

 

- Học sinh thảo luận theo 6 nhóm, mỗi nhóm một tình huống.

+ Từng nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét.

 

- Học sinh làm việc cá nhân.

Cả lớp giơ thẻ màu bày tỏ ý kiến.

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận các nhóm

+ Các nhóm đóng vai thể hiện.

+ Cả lớp trao đổi, nhận xét.

 

 

- Các nhóm tìm hiểu theo 3 nội dung sau:

+ Môi trường xóm phố.

+ Môi trường trường học.

+ Môi trường Lớp học của em.

-HS nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung.

 

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ.

 

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Thứ  hai  ngày 12 tháng  5  năm  2014

Tuần 34: Dạy lớp 4A, 4B

Baøi : DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG

MOÄT SOÁ ÑIEÀU KHOAÛN

TRONG LUAÄT BAÛO VEÄ, CHAÊM SOÙC VAØ GIAÙO DUÏC

TREÛ EM VIEÄT NAM

 

I.  MUÏC TIEÂU:

- HS naém ñöôïc moät soá ñieàu khoaûn trong luaät baûo veä, chaêm soùc vaø giaùo duïc treû em Vieät Nam

II.  CHUAÅN BÒ ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC:

 - Noäi dung moät soá ñieàu khoaûn trong luaät baûo veä, chaêm soùc vaø giaùo duïc treû em Vieät Nam

III. HOAÏT ÑOÄNG DẠY –HỌC:     

TG

HĐ Giaùo vieân

HĐ Hoïc sinh

5’

 

 

 

 

1’

 

25’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1- Kieåm tra baøi  cuõ:

+ Trong Coâng öôùc coù bao nhieâu  ñieàu khoaûn cuûa lieân quan ñeán chöông trình moân Ñaïo ñöùc lôùp 4 maø em caàn ghi nhôù.

+ Nhaän xeùt, ñaùnh giaù

 

 2-Bµi míi:

+ Giôùi thieäu baøi: Tieát hoïc hoâm nay, chuùng ta seõ tìm hieåu: MOÄT SOÁ ÑIEÀU KHOAÛN TRONG LUAÄT BAÛO VEÄ, CHAÊM SOÙC VAØ GIAÙO DUÏC TREÛ EM VIEÄT NAM

 

- GV phaùt cho HS noäi dung moät soá ñieàu khoaûn trong luaät baûo veä, chaêm soùc vaø giaùo duïc treû em Vieät Nam

 

 

 

 

 

- Gi¸o viªn quan s¸t, nh¾c nhë häc sinh c¸c nhãm ho¹t ®éng.

-Lưu ý với HS một số điều:

+ Ñieàu 8: Treû em coù quyeàn ñöôïc baøy toû yù kieán, nguyeän voïng cuûa mình veà nhöõng vaán ñeà coù lieân quan ñeán mình

+ Ñieàu 3: Vieäc baûo veä, chaêm soùc vaø giaùo duïc treû em laø traùch nhieäm cuûa gia ñình

, nhaø tröôøng, caùc cô quan nhaø nöôùc, caùc toå chöùc xaõ hoäi vaø caù nhaân

+ Ñieàu 7: Treû em coù quyeàn soáng chung vôùi cha meï. Khoâng ai coù quyeàn buoäc treû em phaûi soáng caùch li cha meï tröø tröôøng hôïp vì lôïi ích cuûa ñöùa treû

 

Yeâu quyù, kính troïng, hieáu thaûo ñoái vôùi oâng baø, cha meï, leã pheùp vôùi ngöôøi lôùn, thöông yeâu em nhoû, ñoaøn keát vôùi baïn beø, giuùp ñôõ ngöôøi giaø yeáu, taøn taät, giuùp ñôõ gia ñình laøm nhöõng vieäc vöøa söùc mình

 

 

+ 2 HS traû lôøi

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhaéc laïi ñeà baøi

 

- HS ñoïc cho nhau nghe trong nhoùm:

+ Ñieàu 2: Treû em khoâng phaân bieät gaùi trai, con trong giaù thuù, con ngoaøi giaù thuù, con ñeû, con nuoâi, con rieâng, con chung, khoâng phaân bieät daân toäc, toân giaùo nguoàn goác hay ñòa vò xaõ hoäi, chính kieán cuûa cha meï hoaëc ngöôøi nuoâi döôõng, ñeàu ñöôïc baûo veä, chaêm soùc, giaùo duïc vaø ñöôïc höôûng caùc quyeàn khaùc theo quy ñònh cuûa phaùp luaät

 

 

+ Ñieàu 11: Treû em coù quyeàn vui chôi, giaûi trí laønh maïnh, ñöôïc hoaït ñoäng vaên hoùa, vaên ngheä, theå duïc theå thao, du lòch phuø hôïp vôùi löùa tuoåi

Ñieàu 13: Treû em coù boån phaän:

2. Chaêm chæ hoïc taäp, reøn luyeän thaân theå, tuaân theo noäi quy cuûa nhaø tröôøng

3. Toân troïng phaùp luaät, thöïc hieän neáp soáng vaên minh, traät töï coâng coäng vaø an toaøn giao thoâng, giöõ gìn cuûa coâng, toân troïng taøi saûn cuûa ngöôøi khaùc

 

5’

3-Cuûng coá, daën doø:

- Neâu nhöõng boån phaän cuûa treû em  quy ñònh trong  luaät baûo veä, chaêm soùc vaø giaùo duïc treû em Vieät Nam

- GV nhaän xeùt tieát hoïc

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Thứ  hai  ngày 19 tháng  5  năm  2014

Tuần 35: Dạy lớp 4A, 4B

 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II VÀ CẢ NĂM

I - MỤC TIÊU:

 Giúp HS thực hành những kĩ năng đạo đức đã học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: SGK Đạo đức 4, ND thực hành.

HS : SGK Đạo đức, ôn lại các bài đạo đức đã học.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

TG

GIÁO VIÊN

HC SINH

1-2’

1. GVgiới thiệu bài

2.Nội dung:

 

7

*Hoạt động 1: Kính trọng và biết ơn người lao động

 

 

- Nêu những việc nên làm, không nên làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn người lao động.

GV nhận xét chung.

- HS nối tiếp nhau kể về hành vi thể hiện thái độ kính trọng và biết ơn người lao động

 

HS cả lớp nhận xét.

 6-7

*Hoạt động 2: Lịch sự với mọi người

- GV tổ chức cho HS các nhóm trong lớp đóng vai các tình huống thể hiện sự lịch sự với mọi người.

 

 

- Cả lớp thảo luận và nhận xét.

 5-5’

*Hoạt động 3: Giữ gìn các công trình công cộng

-GV tuyên d­ương những HS đã biết bảo, giữ gìn các công trình công cộng.

- HS kể tên được những công trình công cộng mà em biết và nêu được cách bảo vệ các công trình công cộng

 

4-5’

*Hoạt động 4: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo

- GV tuyên d­ương và nhận xét các nhóm nắm được kĩ năng của bài học.

- HS thảo luận theo nhóm và kể tên những việc làm của thành viên trong tổ đã tham gia tốt các hoạt động nhân đạo.

 

4-5’

*Hoạt động 5: Tôn trong luật giao thông

 

 

 

 

- GV tuyên dư­ơng những HS đã biết giữ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

 

- HS thảo luận theo nhóm kể tên những việc làm thể hiện việc thực hiện an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

 

4-5’

Hoạt động 6: Bảo vệ môi trường

 

- GV tuyên d­ương nhng HS kể đúng.

 

- HS kể tên được những việc nên và không nên làm để bảo vệ môi trường.

 

4’

3.Củng cố, dặn dò:

Giáo viên nhận xét tiết học

 

RÚT KINH NGHIỆM:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1

 

nguon VI OLET