TUẦN 2                 Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2018

Sáng                                             Chào cờ

                              ______________________________________

Toán

Tiết 5: Luyện tập

  1. MỤC TIÊU
  1. Kiến thức

- Tính được giá trị của biểu thức chứa 1 chữ khi thay chữ bằng số.

- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.

* Lấy ví dụ về biểu thức có chứa một chữ và tính được một vài giá trị của nó.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tính toán.

3. Thái độ

- có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Phấn màu, bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ
  3. Bài mới

Luyện tập.

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức theo mẫu:

- Yêu cầu HS làm cả bài.

 

* MR: Viết biểu thức theo mẫu và thực hiện tính

 

 

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức

- Yêu cầu HS làm phần a,b. HS k-g làm cả bài.

a) 35 + 3 x n  với n = 7

Nếu n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 56

b) 168 – m x 5 với m = 9

Nếu m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 123

Bài 4: Viết biểu thức Chu vi hình vuông.

- GV vẽ hình vuông độ dài cạnh a

 

- Khi độ dài cạnh là a thì chu vi hình vuông là bao nhiêu?

 

- Khi độ dài cạnh bằng a, chu vi hình vuông là: P = a x 4

 

 

- HS nêu yêu cầu

- Cả lớp thống nhất cách làm và kết quả.

- GV treo bảng phụ, 2 HS lên bảng làm phần a,b

- 2 HS nêu miệng phần còn lại.

 

- HS nêu yêu cầu và làm.

- 2 HS lên bảng làm ý a,b

- HS chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính chu vi HV.

- Khi độ dài cạnh bằng a, chu vi hình vuông là: P = a x 4

 

1

 


 

- GV viết công thức tính chu vi HV.

- Yêu cầu HS Tb- Y làm 1 ý, HS k-g làm cả bài.

a = 3cm , P = a x4 = 3 x4 = 12(cm)

a = 5dm , P = a x4 = 5 x4 = 20(dm)

a = 8m , P = a x4 = 8 x4 = 32(m)

 

 

- HS nhận xét

 

- HS tính chu vi HV khi a =3 cm

- HS k-g làm các phần còn lại và chữa miệng.

- 1HS  nhận xét

 

  1. Củng cố, dặn dò

* Y/c HS lấy ví dụ về biểu thức có chứa một chữ và tính một vài giá trị của nó.

- GV nhắc lại về biểu thức có chứa một chữ và giá trị của nó.

- Nhắc nhở HS xem trước bài tiết sau.

                      _  _____________________________________________

Tập làm văn

Tiết 1: Thế nào là kể chuyện

  1. MỤC TIÊU
  1. kiến thức

- Học sinh hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.

- Bước đầu biết kể lại 1 câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được 1 điều có ý nghĩa.

2. Kĩ năng

- Rèn cho HS kĩ năng nghe, nhớ, kể chuyện.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong chuyện " Sự tích Hồ Ba Bể"

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  1.     Ổn định lớp
  2.     Kiểm tra bài cũ
  3.     Bài mới
  1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu về môn tập làm văn trong chương trình TV lớp 4.

  1. Bài mới

Hoạt động 1. Nhận xét:

Bài 1: Kể lại câu chuyện " Sự tích Hồ Ba  Bể" và ghi tóm tắt:

a) Tên các nhân vật.

( Bà lão ăn xin, mẹ con bà goá)

b) Các sự việc xảy ra  và kết quả:

- Bà lão đến lễ hội xin ăn nhưng không ai cho.

- Hai mẹ con bà goá cho cụ xin ăn và ngủ trong nhà.

 

- 1, 2 HS kể vắn tắt câu chuyện " Sự tích Hồ Ba Bể"

 

- Các nhóm 4 HS  trao đổi làm theo yêu cầu BT( Viết trên khổ giấy to, dán lên  bảng lớp, thi đua các nhóm)

- HS nhận xét

1

 


 

- Đêm khuya, bà già hiện hình môt con giao long lớn.

- Sáng sớm, bà già cho 2 mẹ con gói tro và 2 mảnh trấu rồi ra đi.

- Nước lụt dâng cao, mẹ con bà goá chèo thuyền, cứu người.

c) ý nghĩa câu chuyện:

- Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ, cứu giúp đồng loại, người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giới thiệu sự hình thành hồ Ba Bể.

- GV nhận xét rồi cùng thống nhất

 

Bài 2:

- Xác định bài văn ( SGK - 10) có phải là bài văn kể chuyện không ? Vì sao?

 

- Bài văn có nhân vật  không?

- Bài văn có các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?

- Bài văn " Hồ Ba Bể" có gì giống và khác  "Sự tích Hồ Ba Bể"?

 

- 1HS đọc yêu cầu bài

- Cả lớp suy nghĩ trả lời qua gợi ý của giáo viên.

+  Không

+ Không có.

 

- Giống:đều nói về Hồ Ba Bể

- Khác: " Hồ Ba Bể" chỉ có những chi tiết giới thiệu về Hồ Ba Bể: Vị trí , độ cao..." Sự tích Hồ Ba Bể" Giải thích sự hình thành hồ qua câu chuyện có nhân vật...)

 

=> Kết luận: " Hồ ba Bể" không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về Hồ Ba Bể.

- Vậy thế nào là kể chuyện?

 

 

 

( Là kể lại một câu chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật).

- HS thảo luận cả lớp sau đó nêu ý kiến.

 

Hoạt động 2. Ghi nhớ

(SGK)

- 1vài HS đọc nội dung

- GV giải thích rõ nội dung " Ghi nhớ", lấy các truyện đã học để làm ví dụ

Hoạt động 3. luyện tập:

Bài 1:

- Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó.

 

- 2HS đọc yêu cầu bài

- HS cả lớp suy nghĩ để trả làm bài

1

 


 

 

Bài 2:

- Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- Cần xác định nhân vật trong câu chuyện là ai? ( em, người phụ nữ...)

- GV gợi ý, dẫn dắt HS

- 1 vài HS kể chuyện trước lớp

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét.

 

- 1HS đọc yêu cầu bài

 

- HS trả lời.

- Kể chuyện ở ngôi thứ nhất ( xưng em hoặc tôi...).

 

  1. Củng cố, dặn dò

- GV nhắc lại phần ghi nhớ.

- Đọc trước bài “Nhân vật trong truyện”.

                     ________________________________________________

Khoa học

Tiết 2: Trao đổi chất ở người

  1. MỤC TIÊU
  1. Kiến thức

- HS kể được những gì hàng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.

- HS nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.

* HS vẽ được sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ, vẽ hình.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tự giác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Hình vẽ trang 6, 7 SGK.

- Giấy khổ A1, bút dạ bảng.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ

- Con người cần những điều kiện nào cho sự sống và phát triển của mình?

- So sánh nhu cầu của con người với các sinh vật khác?

 

- Con người cần cả điều kiện vật chất và tinh thần

- Giống: đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.

Khác: Con người còn có thêm một số nhu cầu khác : phương tiện giao thông, nhu cầu tinh thần

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

 

 

1

 


 

- Bài học hôm nay - "Trao đổi chất ở người" sẽ giúp chúng ta biết được con người lấy từ môi trường và thải ra môi trường những gì.

b. Bài mới 

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.

- GV treo tranh phóng to hình 1 SGK trang 6. HS quan sát.

+ Tranhvẽ những gì?

 

- Đó là một bức tranh khắc hoạ lại môi trường sống của chúng ta.

+ Con người lấy gì ở môi trường?

 

+ Con người thải ra môi trường những gì?

 

  •   Giới thiệu: Quá trình con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường chất thừa, cặn bã là quá trình trao đổi chất.

- Trao đổi chất có vai trò như thế nào với con người ,động vật,thực vật?

Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường

- Sơ đồ sự trao đổi chất ở hình 2 trang 7 SGK chỉ là một gợi ý.

- GV chia nhóm yêu cầu HS vẽ sơ đồ trao đổi chất ở người.

 

 

 

- GV nhận xét.

 

 

- Vẽ một người đang lấy nước, 2 bạn nhỏ đang chơi, con vịt, gà, lợn. cây cải bắp, củ su hào, cây xanh, nhà vệ sinh, mặt trời.

 

 

- Nước, thức ăn, không khí, ánh sáng…

- Chất thải (phân, nước tiểu), chất cặn bã..

 

 

 

- Trả lời: vai trò duy trì sự sống. 

- HS đọc mục " Bạn cần biết".

 

- Các nhóm thảo luận, vẽ sơ đồ.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm đồng thời trình bày ý tưởng của nhóm thể hiện qua hình vẽ.

- HS các nhóm nghe, hỏi thêm hoặc nhận xét.

4. Củng cố

- Nhắc lại thế nào là trao đổi chất ở người.

                      ________________________________________________

LTVC

Chiều                    Tiết 2. Luyện tập về cấu tạo của tiếng

  1. MỤC TIÊU
  1. Kiến thức

- Điền được cấu  tạo của tiếng theo 3 phần đã học( âm đầu, vần, thanh)

- Nhận biết được tiếng bắt vần với nhau trong thơ.

  1. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo của tiếng.

1

 


 

  1. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tự giác trong học tập.

  1. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng.

- Bộ ghép chữ 3 màu. Vở  BTTV1

II.     TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ

Phân tích cấu tạo của các tiếng trong câu: Lá lành đùm lá rách.

 

- GV vẽ sẵn 2 sơ đồ trên bảng.

- 2 HS làm bài trên bảng

Dưới lớp HS làm nháp

- HS nhận xét bài trên bảng

- GV nhận xét.

-Tiếng gồm mấy bộ phận?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

- Bài trước các em đã được biết cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần, thanh.Hôm nay các em cùng luyện tập để nắm  chắc hơn về cấu tạo của tiếng.

+ Gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần , thanh.

 

 

b. Hướng dẫn học sinh luyện tập.

 

Bài tập 1:

- Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Tiếng   Âm đầu    Vần    Thanh

Bài tập 2

- GV giới thiệu tiếng bắt vần vớ nhau là những tiếng giống nhau về vần.

- Hai tiếng bắt vần với nhau trong 2 câu trên là 2 tiếng nào?

 

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS đọc lời giải mẫu câu trong SGK.

- Các nhóm 4 HS làm việc ( điền vào sơ đồ trong khổ giấy to )

- Thi đua giữa các nhóm.

 

- 1 HS đọc yêu cầu

 

 

- Ngoài – hoài ( Có vần giống nhau là oai).

- HS khác nhận xét

Bài tập 3:

- Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau..........

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài theo từng bàn

- Các cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ: loắt – choắt, Xinh xinh – nghênh nghênh

- Cặp có vần giống nhau hoàn toàn

Xinh xinh – nghênh nghênh

- Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn:

1

 


 

 

- GV nhận xét.

loắt – choắt

- HS cả lớp chữa bài.

Bài 4

- Qua các BT trên, em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau?

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS trao đổi qua phần BT vừa làm.

- Hai tiếng vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau ( giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn).

 

Bài 5

- GV hướng dẫn HS

- Chữ “ bút” bớt đầu là chữ “ út” , đầu đuôi bỏ hết là “ ú “

 

- 2 HS đọc yêu cầu

- HS thi giải đúng, giải nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy, nộp ngay cho GV khi xong.

3. Củng cố, dặn dò:

- Cấu tạo tiếng

- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

 

- Một vài  HS nhắc lại cấu tạo của tiếng.

 

 

                        _______________________________________________

Địa lí

Tiết 1 :Làm quen với bản đồ

  1. MỤC TIÊU
  1. Kiến thức

- HS hiểu bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Biết được một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.

  1. kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ.

  1. Thái độ

- HS có ý thức và ham học hỏi môn lịch sử địa lý.

  1. CHUẨN BỊ

- Chuẩn bị một số loại bản đồ,lược đồ

  1. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu  bài học.

     b. Dạy bài mới

Hoạt động 1:Làm quen với bản đồ

- GV treo 1số bản đồ và lược đồ cho HS quan sát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS qua sát bản đồ lược đồ

1

 


 

- GV cho HS hiểu rõ thế nào là bản đồ,lược đồ

* Ghi nhớ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

 

Hoạt động 2:các yếu tố của bản đồ

- Yêu cầu HS đọc thầm phần 2.

- Trên bản đồ sẽ cho chúng ta biết những thông tin gì?

 

 

- GV nhận xét, giải thích từng yếu tố.

     4. Củng cố- dặn dò:

- Yêu cầu một vài HS đọc ghi nhớ.

- GV nhận xét giờ học.

 

- HS đọc thầm mục 1 sgk

 

 

 

-HS thực hành trực tiếp trên bản đồ,lược đồ

 

 

- HS nêu:

+ Tên bản đồ

+ Phương hướng

+ Tỉ lệ bản đồ

+ Kí hiệu bản đồ.

                       _______________________________________________

Tập làm văn

Tiết 2: Nhân vật trong chuyện

  1. MỤC TIÊU
  1. Kiến thức

- Học sinh nắm được: Văn kể chuyện phải có nhân vật ( Nhân vật là người, con người hay đồ vật được nhân cách hóa).

- HS hiểu: Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.

  1. Kĩ năng

- HS bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhận vật.

  1. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.

  1. CHUẨN BỊ

- Phấn màu, bảng phụ vẽ sẵn bảng phân loại các nhân vật trong chuyện.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ

- Bài văn kể chuyện khác các bài văn  thể loại khác ở những điểm nào?

- GV gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả lời

  1. Bài mới

Hoạt động 1. Nhận xét

Bài 1:

- Ghi tên các nhân vật trong các truyện mới họcvào nhóm thích hợ

 

 

 

 

 

- 1 HS nêu yêu cầu

- HS trao đổi nhóm đôi

1

 


 

p:

a) Nhân vật là người: bà ăn xin, hai mẹ con nông dân, người đi xem hội.

b) Nhân vật là vật: Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn nhện, giao long.

 

- 1 nhóm cử đại diện lên bảng điền

- HS khác nhận xét.

Bài  2:

- Nhận xét tính cách nhân vật ?  Căn cứ ?

- Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu ( Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò)

- Mẹ con bà nông dân: Thương người nghèo khó, sẵn sàng cứu kẻ bị hoạn nạn, luôn nghĩ đến người khác. ( Cho bà lão ăn xin ngủ trong nhà, chèo thuyền cứu giúp những  người bị nạn lụt

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS trao đổi nhóm 4.

- Đại diện 1 vài  nhóm trình bày.

 

* Qua phần bài tập 1, 2 các em rút ra nhận xét gì về nhân vật trong văn kể chuyện ?

- HS trả lời

( Có nhân vật chính và có thể có nhân vật phụ, nhân vật  có thể là người hay con vật, đồ vật được nhân hoá...)

Hoạt động 2. Phần ghi nhớ

( Trang 13 - SGK)

- GV nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ.

Hoạt động 3. Phần luyện tập

Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.

 

- Nhân vật trong chuyện trên là những ai?

 

- Tính cách của các nhân vật thể hiện qua những gì?

- Tính cách của các nhân vật được bộc lộ qua việc làm của mỗi người sau bữa ăn.

- Đồng ý với nhận xét của bà vì :

+ Ni-ki-ta: ăn xong là chạy đi chơi , không để ý đến việc nhà.

- 4, 5 HS đọc phần ghi nhớ

 

 

 

 

- 1 HS đọc đoạn văn.

 

- là 3 anh em: Ni-ki- ta, Gô -sa và Chi - ôm - ca và bà ngoại.

- HS thảo luận nhóm 4

- Đại diện 1 số nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét.

 

1

 


 

 

+ Gô- sa : Lén hất những mẩu bánh vụn xuống đất .

+ Chi-ôm-ca: Biết giúp bà dọn dẹp sau bữa ăn , biết đem những mẩu bánh vụn cho bồ câu ăn.

Bài 2

a) Nếu bạn HS ấy biết quan tâm đến người khác: Bạn sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi bụi bẩn trên quần áo em, xin lỗi, dỗ em..

b) Nếu bạn HS ấy không biết quan tâm đến người khác: Bạn sẽ bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy...mặc cho em bé khóc.

 

 

 

 

 

 

 

- 1 ,2 HS đọc yêu cầu BT.

- 1 HS  giải thích lại yêu cầu của bài.

- HS cả lớp trao đổi, tranh luận về các hướng mà sự việc có  thể diễn ra.

-HS suy nghĩ và thi kể .

-Lớp nhận xét và chọn bạn kể hay nhất.

 

4. Củng cố - Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học, khen HS  học tốt

- Yêu cầu HS  về nhà học thuộc ghi nhớ chuẩn bị bài sau.

- HS ghi bài

 

___________________________________________________________________________

Thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2018

Kĩ thuật

Tiết 1. Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu

  1. MỤC TIÊU
  1. Kiến thức

- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng đề cắt, khâu, thêu .

  1. Kĩ năng

-  Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.

  1. Thái độ

- Nghiêm túc, tích cực trong học tập.

  1. CHUẨN BỊ

- Mẫu vải, chỉ khâu, chỉ thêu, kim khâu, kim thêu.

- Kéo cắt vải, kéo cắt chỉ.  Khung thêu, sáp, phấn màu, thước dây, thướt dẹt.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  1. Ổn định tổ chức
  2. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng môn học của HS.

  1. Bài mới
  1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu về môn học

  1. Bài mới

1

 


 

 

Hoạt động 1 : vật liệu khâu, thêu

- GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét về vật liệu khâu thêu .

Vải

-  GV nhận xét

-  Hướng dẫn HS chọn vải để học khâu thêu. Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày.

Chỉ:

- GV giới thiệu mẫu chỉ và đặc điểm của chỉ khâu và chỉ thêu.

- Muốn có đường khâu, thêu đẹp chọn chỉ có độ mảnh và độ dai phù hợp với vải.

- Kết luận theo mục b.

Hoạt động 2: dụng cụ cắt, khâu, thêu

Kéo

- Đặc điểm và cách sử dụng kéo.

- GV giới thiệu thêm kéo bấm cắt chỉ.

- Lưu ý: Khi sử dụng kéo, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải.

- GV hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải.

Hoạt động 3: Quan sát, nhận xét 1 số vật liệu, dụng cụ khác.

 

 

- Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải.

- Thước dây: làm bằng vai tráng nhựa dài 150cm, để đo các số đo trên cơ thể.

- Khuy thêu: giữ cho mặt vải căng khi thêu.

- Khuy cài, khuy bấm để đính vào nẹp áo, quần.

- Phấn để vạch dấu trên vải.

4. Củng cố, dặn dò

-  Em hãy kể tên 1 số dụng cụ cắt , khâu thêu .

- GV nhận xét tiết học ,dặn HS chuẩn bị tiết sau

 

 

 

- HS đọc nội dung a (SGK) và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của các mẫu vải.

 

 

 

 

 

-  Đọc nội dung b và trả lời câu hỏi hình 1.

 

 

 

 

 

- Quan sát hình 2trả lời câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải.

- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.

- HS quan sát ,cho một vài em thực hành cầm kéo

 

 

-  Quan sát hình 6, quan sát 1 số mẫu vật: khung thêu, phần, thước.

 

 

 

 

 

 

 

- HS kể

 

1

 

nguon VI OLET