Giáo án Tin học

 

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 1 tháng 9 năm 2017

Ngày dạy: Thứ hai, ba, ngày 4, 5, 6 tháng 9 năm 2017

TUẦN 1 – LỚP 3

Tiết: 1

Bài 1:          NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;

       Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.

2. Kỹ năng :   Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;

      Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.

3. Thái độ : Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính.

B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới : Như chúng ta đã biết ngày nay công nghệ thông tin đã và đang đi vào đời sống xã hội. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em công cụ thông tin quan trọng đó là chiếc máy vi tính. Thứ đang dần dần quen thuộc với tất cả chúng ta.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động cơ bản

1: Các bộ phận của máy tính

- GV: Từ hình 1 SGK T4. Y/c HS cho biết máy tính có mấy bộ phận quan trọng? Kể tên những bộ phận mà em biết?

- GV: Nhận xét, bổ sung.

- GV: Theo em màn hình có cấu tạo , hình dạng như thế nào? Và nó có tác dụng gì?

- GV: Giải thích thêm

- GV: Y/c HS diễn tả được cấu tạo của bàn phím và chức năng của nó?

- GV: Theo em, con chuột có chức năng quan trọng gì với máy tính?

- GV: Thân máy có cấu tạo như thế nào và nó có gí đặc biệt?

- GV: Cho HS quan sát H3, H4, H5, H6 trong SGK để giúp các em biết rõ thêm lợi ích của máy tính.

2: Một số loại máy tính thường gặp

- GV: Từ thực tế bên ngoài nhìn thấy. Y/C HS cho biết có mấy loại máy tính thông dụng?

-HS: Máy tính có 4 bộ phận :

+ Màn hình

+Thân máy

+Bàn phím

+Con chuột

- HS: Quan sát, trả lời

- Màn hình: cho ta thấy kết quả hoạt động của máy tính.

- Bàn phím: khi gõ gửi các tín hiệu vào máy.

- HS: Trả lời bổ sung cho nhau.

- Con chuột: giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và dễ dàng.

- HS: Thân máy: Chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lý là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính.

 

 

 

 

- Ngoài máy tính để bàn, còn có một số loại máy tính thường gặp như: Máy tính xách tay, máy tính bảng

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong


Giáo án Tin học

 

B. Hoạt động thực hành

- GV: yêu cầu học sinh làm các bài thực hành 1, 2, 3

- GV: Nhận xét và lấy VD cho HS hiểu thêm.

- GV: Máy tính có thể làm giúp em những công việc gì?

- HS:

- HS: Tìm hiểu, trả lời.

 

 

- Giúp học bài, liên lạc, tham gia chơi các trò chơi,...

 

C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong phần ứng dụng mở rộng.

- GV: Nhận xét và tổng kết lại.

- HS: Tìm hiểu, trả lời.

 

 

 

4.  Củng cố.  Nêu các bộ phận của máy tính?

5. Dặn dò:  - Hướng dẫn HS làm bài tập trang 6 SGK

              - V nhà đọc trước bài mới.

 

 

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 1 tháng 9 năm 2017

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017

 

TUẦN 1 – LỚP 4

 Tiết: 1

                            Chương 1:Khám phá máy tính

Bài 1:          NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT

                                       

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : - Học sinh ôn lại kiến thức đã học về máy tính năm ngoái.

2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỷ năng phát biểu những hiểu biết của mình .

3. Thái độ : Học sinh có ý thức, mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.

B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong


Giáo án Tin học

 

3. Bài mới

Năm qua các em đã làm quen với môn tin học được một thời gian rồi. Năm nay các em sẽ làm quen tiếp tục với bộ môn này trong cả hai học kì. Để tiếp tục chương trình của năm học trước, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em ôn lại các kiến thức mà ta đã được học ở năm qua để chuẩn bị kiến thức cho năm học mới của các em.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1: Nhắc lại những gì em đã biết

- GV: Máy tính có khả năng làm việc như thế nào?

- GV nhận xét và tổng kết

- GV: Có mấy loại thông tin thường gặp? Là những loại nào?

- GV nhận xét và tổng kết lại

- GV: Máy tính giúp con người làm những gì?

Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc.

- GV: Máy tính thường có mấy bộ phận chính?

- GV nhận xét và tổng kết

- HS: Máy tính có khả năng làm việc nhanh, chính xác, liên tục và giao tiếp thân thiện với con người.

 

- HS: Có 3  loại thông tin: văn bản, âm thanh, hình ảnh.

 

- HS: Suy nghĩ trả lời.

 

- HS: Có 4 bộ phận: màn hình, chuột, phần thân, bàn phím.

 

2. Hoạt động 2: Làm bài tập

B1: Hãy kể tên 2 thiết trong gia đình hoạt động phải dùng điện.

B2: Hãy kể tên 2 thiết bị ở trong lớp học hoạt động phải dùng điện.

B3: Điền Đ/S vào các câu sau:

- MT có khả năng tính toán nhanh hơn con người?

- Ti vi hoạt động được là nhờ có điện.

- Có thể học tốt mọi ngoại ngữ nhờ máy tính?

- Máy điều hoà chạy bằng xăng?

- Âm thanh là một dạng thông tin?

- Tủ lạnh có thể bảo quản thông tin?

- Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính?

-HS: Quạt, bóng điện...

 

-HS: Quạt, bóng điện, máy nước...

 

 

 + Đ.

 

  + Đ.

  + Đ.

 

  + S.

  + Đ.

  + S.

  + Đ.

 

 

4.  Củng cố.  Nêu các bộ phận của máy tính?

5. Dặn dò: Về nhà ôn tập lại một số phần mềm đã học.

 

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 1 tháng 9 năm 2017

Ngày dạy: Thứ hai, ba, năm, sáu ngày 4, 5, 7, 8 tháng 9 năm 2017

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong


Giáo án Tin học

 

 

TUẦN 1 – LỚP 5

Tiết: 1

Chương 1: Khám phá máy tính

Bài 1:          NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT

                                        

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : - HS nhớ lại vai trò của máy tính. Nhớ lại một số bộ phận quan trọng của máy tính.

2. Kĩ năng : - Rèn luyện kỷ năng phát biểu những hiểu biết của mình

3. Thái độ : - Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác

B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới : Chúng ta đã làm quen với máy tính được 2 năm, năm học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu những điều thú vị mà máy tính mang lại cho chúng ta, trước hết chúng ta phải hiểu được nguyên lý hoạt động cơ bản của nó ntn, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại một số kiến thức mà các em đã được học để làm tiền đề để học những bài tiếp theo được dễ dàng hơn.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1: Nhắc lại những gì em đã biết

- GV: Cho HS nêu những hiểu biết của mình về máy tính.

- GV: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 2 bạn và yêu cầu HS thảo luận nhóm trong vòng 7 phút để trả lời các câu hỏi sau:

           Máy tính là công cụ giúp ta làm gì?

           Máy tính xử lý thông tin như thế nào?

- GV: Em gõ chữ A từ bàn phím thì bộ xử lý sẽ nhận tín hiệu vào, xử lý và xuất ra màn hình là chữ “a”

          Chương trình và kết quả làm việc của máy tính được lưu ở đâu?

- GV: Nhận xét và tổng kết lại và viết câu trả lời

 

 

 

- Nhóm: Thảo luận và đại diện nhóm trả lời.

  Lớp theo dõi

 

- HS: Giúp ta xử lí thông tin

-Máy tính xử lý thông tin vào và cho kết quả là thông tin ra.

-Thực hiện tự động các chương trình do con người viết .

- Chương trình và kết quả làm việc của máy tính được lưu trên các thiết bị lưu trữ.

 

- HS: Đĩa cứng, đĩa CD, thiết bị nhớ Flash…

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong


Giáo án Tin học

 

- GV: Trong các thiết bị đó thì thiết bị nào là quan trọng nhất trong máy tính?

-GV: Thiết bị nào phổ biến để trao đổi thông tin?

- HS: Đĩa cứng.

- HS: Đĩa CD, thiết bị nhớ Flash

 

 

2.Hoạt động 2: Bài tập

- GV: Nêu câu hỏi B1, B2, B3, B4, B5

          Mỗi câu gọi ít nhất 2 HS.

          Ghi câu trả lời lên bảng, nhận xét, bổ sung

- HS: Suy nghĩ trả lời và nhận xét bạn

 

4.  Củng cố: Nêu lại đáp án của các câu hỏi.

5. Dặn dò:  Về nhà xem lại lý thuyết.

          Đọc trước các bài thực hành.

 

 

Tiết: 2

Bài 1:          NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : - HS ôn về trình bày cỡ chữ, căn lề, sao chép và di chuyển văn bản.

2. Kĩ năng : - HS ôn tập cách dùng một số công cụ trong Word  đê sao chép, di chuyển

3. Thái độ : - Có ý thức và hiểu được ý nghĩa và tác dụng của phần mềm máy tính trong đời sống hàng ngày của con người.

B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

3. Thực hành:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1: Kiểm tra an toàn và  phổ biến nội dung

 - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.    

- Phổ biến nội dung bài thực hành:

Quan sát một máy tính để bàn. Tìm vị trí ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD.Khởi động phần mềm Word và gõ một bài thơ mà em đã học.

 

Chú ý lắng nghe

2. Hoạt động 2: Thực hành

- GV: Chia nhóm học sinh (2, 3 bạn một nhóm)

- Giáo viên cho học sinh lần lượt thực hành theo thứ tự các bạn trong nhóm.

- Giáo viên quan sát, kiểm tra học sinh thực hiện

- Hướng dẫn học sinh còn lúng túng.

 

- HS: Ngồi theo nhóm quy định

 

 

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong


Giáo án Tin học

 

 

4.  Nhận xét: Đánh giá và nhận xét tiết thực hành.

5. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học. Xem bài mới : Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2016

Ngày dạy: Thứ hai, ba, năm, sáu ngày 12,13,15,16 tháng 9 năm 2016

TUẦN 2 – LỚP 3

Tiết: 3

Bài 2:          THÔNG TIN XUNG QUANH TA

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết được các dạng thông tin.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỷ năng tiếp nhận thông tin mới .

            Phân loại các dạng thông tin trong cuộc sống.

3. Thái độ: Học sinh rèn luyện, có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác.

B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: Hằng ngày, chúng ta tiếp nhận rất nhiều thông tin từ xung quanh,hôm nay cô sẽ giới thiệu đên các em 3 dang thông tin cơ bản mà các em thường gặp.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1:  Thông tin dạng văn bản

- GV: Khi đọc sách thì các em đang tiếp xúc với dạng thông tin nào?

- GV: Thông tin văn bản có ở đâu?

          Gọi ít nhất 2 HS

- GV: Y/c HS quan sát H.11(SGK), cho biết một vài thông tin ở trong hình đó.

-HS: Thông tin dạng văn bản

- HS: Tìm hiểu, trả lời bổ sung cho nhau: Có trong sách giáo khoa, báo chí, sách truyện,...

- HS: Suy nghĩ và trả lời.

 

2. Hoạt động 2: Thông tin dạng âm thanh

- GV: Khi chúng ta trò chuyện thì phát ra gì nào?

- HS: Trả lời câu hỏi: âm thanh

- HS: Có trong tiếng chim hót, tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng em bé khóc,...

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong


Giáo án Tin học

 

- GV: Gọi 1 vài em đứng dậy lấy ví dụ về 1 số âm thanh trong cuộc sống hằng ngày.

 

3. Hoạt động 3: Thông tin dạng hình ảnh

- GV: Đưa ra ví dụ khi xem những hình ảnh trên tivi mang lại cho chúng ta nhiều thông tin bổ ích. Đó là những thông tin dạng hình ảnh

- GV: Y/c HS nhìn vào H13, 14, 15, 16 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Vậy đèn xanh, đèn đỏ ở H13 cho  chúng ta biết điều gì?

+ H14 nhắc nhở chúng ta điều gi?

+ Vậy H15, H16 cho chúng ta biết điều gì khi tham gia giao thông? 

 

 

- HS: Cho chúng ta biết khi nào thì được phép qua đường.

 

 

- HS: Đoạn đường chúng ta sắp đi qua có trường học.

 - Có trong các bức tranh, ảnh, báo, sách...   

4.  Củng cố.- Nêu thêm các ví dụ về các dạng thông tin

5. Dặn dò: - Về nhà học bài cũ, làm bài tập.

Tiết: 4

Bài 2:          THÔNG TIN XUNG QUANH TA

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết được các dạng thông tin.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỷ năng tiếp nhận thông tin mới .

            Phân loại các dạng thông tin trong cuộc sống.

3. Thái độ: Học sinh rèn luyện, có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác.

B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

3. Thực hành: Ở bài học trước các em đã biết được các dạng thông tin cơ bản. Vậy hôm nay, chúng ta sẽ hiểu kỷ hơn về vấn đề này.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1: Kiểm tra an toàn và  phổ biến nội dung

 - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị. 

- Phổ biến nội dung bài thực hành:

+ Lấy ví dụ về các dạng thông tin.

+ Tập bật máy và tắtt máy.

+ Chơi trò Mickey để làm quen với bàn phím máy tính

 

Chú ý lắng nghe

 

2. Hoạt động 2: Thực hành

- GV: Chia nhóm học sinh (2, 3 bạn một nhóm)

- GV cho HS thực hành theo các yêu cầu

- Giáo viên : Nêu ví dụ về một số dạng thông tin mà em biết?

Gọi HS lên bảng viết

- GV: Nhận xét và  .

HS: Ngồi theo nhóm quy định

 

 

 

 

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong


Giáo án Tin học

 

- GV: Cho 2 HS lên bảng làm bài tập 3 và BT4.

Các em khác làm vào v.

- GV: Gọi 1 vài em nhận xét bài làm của bạn mình và GV b sung thêm.

- Giáo viên quan sát, kiểm tra học sinh thực hiện.

    Hướng dẫn học sinh còn lúng túng

Làm bài thực hành

 

4.  Nhận xét: Đánh giá và nhận xét bài thực hành.

5. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học.

          - Chuẩn bị bài mới.

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2016

Ngày dạy: Thứ năm, sáu ngày 15,16 tháng 9 năm 2016

TUẦN 2 – LỚP 4

Tiết: 2

Bài 1:          NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT

                                       

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : - Học sinh ôn lại kiến thức đã học về máy tính năm ngoái.

2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỷ năng phát biểu những hiểu biết của mình .

3. Thái độ : Học sinh có ý thức, mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.

B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

3. Thực hành:  Ở tiết trước chúng ta đã ôn lại một số kiến thức cơ bản của máy tính. Để thành thạo hơn thạo khi sử dụng chuột, bàn phím, biết cách khởi động và thoát khỏi các trò chơi chúng ta sẽ vào bài thực hành hôm nay.

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1: Kiểm tra an toàn và  phổ biến nội dung

 - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.    

- Phổ biến nội dung bài thực hành: Yêu cầu học sinh khởi động các phần mềm đã học: Word, Paint, cùng học toán 3, Tidy Up, Soukoban…

 

Chú ý lắng nghe

 

 

2. Hoạt động 2: Thực hành

- GV: Chia nhóm học sinh (2, 3 bạn một nhóm)

- Giáo viên cho học sinh lần lượt thực hành theo thứ tự các bạn trong nhóm.

- Giáo viên quan sát, kiểm tra học sinh thực hiện

- Hướng dẫn học sinh còn lúng túng

 

- HS: Ngồi theo nhóm quy định

 

 

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong


Giáo án Tin học

 

4.  Củng cố: - Đánh giá và nhận xét bài thực hành.

5. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học.

                   - Đọc trước bài 2: Khám phá máy tính.

 

 

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2016

Ngày dạy: Thứ hai, ba, năm, sáu ngày 12,13,15,16 tháng 9 năm 2016

TUẦN 2 – LỚP 5

 

Tiết: 3

Bài 2:THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO?

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : - Nắm bắt vai trò quan trọng của việc tổ chức thông tin trên máy tính. Biết các khái niệm ban đàu về tệp, thư mục

2. Kĩ năng : - Nhận biết được các biểu tượng của tệp, thu mục.

3. Thái độ : - Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác

B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới : Em đã được hướng dẫn cách lưu lại và mở ra các bài thực hành của mình rồi nhưng có lẽ các em vẫn chưa biết chúng được xắp xếp như thế nào, hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về điều này.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Hoạt động 1:Tệp và thư mục

- GV: Các em hãy quan sát hình 1 và hình 2/tr6/sgk và hãy nhận xét cách xắp xếp của 2 tủ sách?

? Bài tập

- GV: Tương tự như sự sắp xếp sách của thư viện thì máy tính cũng cần sự xắp xếp hợp lí, đẹp mắt để chúng ta dễ dàng tìm kiếm dữ liệu khi cần thiết.

- GV: Thông tin được lưu trên các tệp, vd: tệp hình vẽ, tệp văn bản…. Quan sát hình 3( tr7)

Tệp giống như trang giấy, bài báo...

Mỗi tệp có một tên để phân biệt.

Các tệp được sắp xếp trong các thư mục, mỗi thư mục cũng có một thư mục và tên. Một thư mục có thể chứa các thư mục con

- HS: Một tủ lôn xôn còn một tủ gọn gàng.

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong


Giáo án Tin học

 

Thư mục thì giống như giá sách gồm nhiều ngăn chứa các loại sách khác nhau, giống như tòa nhà cao tầng chứa các căn hộ khác nhau....

 

2.Hoạt động 2: Xem các thư mục và tệp

- GV: Các em hãy quan sát hình trong SGK.

Biểu tượng máy tính với tên: My computer

Tất cả các thông tin đều được nằm trong My computer, vì vậy để xem các tệp và thư mục em nháy đúp chuột lên biểu tượng My computer, khi đó màn hình hiện ra như hình 7/tr8:

- GV: Hướng dẫn lại các thành phần trong cửa sổ My computer.

- HS: chú ý theo dõi

Nếu em nhày nút Folders cửa sổ sẽ chuyển sang có hình dạng như hình 8.

Ch hs quan sát các hình chụp trong SGK

- HS: Chú ý theo dõi.

4.  Củng cố: Nhận dạng tệp tin và thư mục trong cây thư mục.

5. Dặn dò:  Về nhà xem lại lý thuyết.

          Đọc trước các bài thực hành.

Tiết: 4

Bài 2:THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO?

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : - Nắm bắt vai trò quan trọng của việc tổ chức thông tin trên máy tính. Biết các khái niệm ban đàu về tệp, thư mục

2. Kĩ năng : - Nhận biết được các biểu tượng của tệp, thu mục.

3. Thái độ : - Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác

B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ : Nêu cách xem tệp và thư mục?

3. Thực hành:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1: Kiểm tra an toàn và  phổ biến nội dung

 - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.    

- Phổ biến nội dung bài thực hành:

Làm bài thực hành T1, T2 trong SGK trang 10.

(Ghi những gì thấy được ra giấy).

 

Chú ý lắng nghe

2. Hoạt động 2: Thực hành

- GV: Chia nhóm học sinh (2, 3 bạn một nhóm)

- Giáo viên cho học sinh lần lượt thực hành theo thứ tự các bạn trong nhóm.

- HS: Ngồi theo nhóm quy định

 

 

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong


Giáo án Tin học

 

- Giáo viên quan sát, kiểm tra học sinh thực hiện

- Hướng dẫn học sinh còn lúng túng.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

 

4.  Nhận xét: Đánh giá và nhận xét tiết thực hành.

5. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học. Xem bài mới : Tổ chức thông tin trong máy tính.

 

 

 

 

1

Giáo viên: Lê Thị Nhung ***** Trường Tiểu học Lê Hồng Phong

nguon VI OLET