LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HOÁ. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
“KHI NÀO?”
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được hình ảnh nhân hóa, cách nhân hoá trong một đoạn văn, khổ thơ cho trước.
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi với mẫu câu“Khi nào?”.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng các biện pháp tu từ vào đặt câu, làm văn.
- Biết đặt câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
3 Thái độ:
- Ý thức sử dụng các biện pháp tu từ trong tiếng Việt.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Phát triển năng lực: Qua việc học sinh thảo luận nhóm, trình bày bài tâp trước lớp giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và chia sẻ.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu, bài giảng điện tử
- Phiếu bài 2.3
- SGK TV3 – T2.
III. CÁC HĐ DẠY - HỌC:
Nội dung - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học

1. KHỞI ĐỘNG: (2’)
- Làm quen với Đom Đóm
- Học sinh làm quen

2. BÀI MỚI: (34’)
a. HĐ1: GTB.




b. HĐ2: HD Luyện tập.



Bài 1: Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Con đom đóm được gọi bằng gì?
Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào?


- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 trang 8,9.

- Bài tập có mấy yêu cầu?


- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2.




=> Giáo viên nhận xét, chốt kết quả.
+ Con đom đóm được gọi bằng gì?
+ Tính nết của Đom Đóm được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
+ Hoạt động của Đom Đóm tác giả miêu tả bằng những từ ngữ nào?
+ Chúng ta thường dùng từ “anh” để chỉ người hay vật?
+ Các từ “ chuyên cần, lên đèn, đi gác ...” là các từ chỉ tính nêt, hoạt động của người hay vật?
GV: Trong khổ thơ trên, tác giả đã dùng từ gọi người, từ miêu tả tính nết, hoạt động của người để gọi, miêu tả đom đóm đó được là Nhân hóa.
+ Vậy con vât nào được nhân hóa? Vì sao?




+ Theo em có mấy cách nhân hóa?


* Tiểu kết, chuyển ý: …
- 1 Hs đọc to yêu cầu – Lớp đọc thầm.
- Có 2 yêu cầu: Đọc hai khổ thơ và trả lời câu hỏi.
- Học sinh thảo luận

- Đại diện các nhóm thực hành hỏi đáp nội câu hỏi.
- Nhóm khác nhận xét.


- Gọi bằng “anh”

- chuyên cần


- …lên đèn, đi gác, …


- … chỉ người

- … chỉ người










- Con vật được nhân hóa là đom đóm vì đom đóm được gọi như con ngươi, và có tính cách, hoạt động như con người.
- Có 2 cách nhân hóa:
+ Cách 1: Gọi sự vật như gọi người
+ Cách 2: Tả sự vật như tả người

Bài 2: Trong bài thơ Anh Đom Đóm ( đã học trong học kì I ).còn những con vật nào nữa được gọi và tả như con người ( nhân hóa) ?


- Yêu cầu đọc nội dung bài tập
- Mời học sinh đọc bài tập đọc Anh Đom Đóm.
- Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu đó kẻ sẵn.



+ Trong bài Anh Đóm Đóm còn có những con vật nào được nhân hoá? Chúng được gọi bằng gì?
+ Vì sao có thể nói hình ảnh Cò Bợ và Vạc là những hình ảnh nhân hóa?
+Em hiểu thế nào là nhân hóa?
- 1 HS đọc

- 1 HS đọc lại bài thơ Anh Đom Đóm
- Lớp thảo luận nhóm 4, viết vào phiếu
- Đại diện 1 nhóm dán trên bảng, nhóm khác nhận xét
+ .... cò bợ, vạc
+ Chúng được gọi là thím, chị

- Vì nó được gọi như con người là đang ru con, lặng lẽ mò tôm.
+ Khi gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,…
bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người.

Bài 3: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời
nguon VI OLET