CHUYÊN ĐỀ:
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẨM CHẤT
CỦA HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC
Thực hiện: Tổ 4
I. Mở đầu
Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh trong nhà trường hiện nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có vị trí hết sức to lớn đối với việc giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Giúp học sinh hiểu biết về sự phát triển nhận thức đến biểu hiện hành vi theo những chuẩn mực cụ thể như: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tôn trọng thầy cô giáo, yêu thương quý trọng bạn bè, yêu quê hương đất nước, thân thiện với những người xung quanh… Đây là một việc làm thường xuyên và cần thiết nhất đối với thế hệ học sinh vốn dĩ hiếu động, thông minh đang sống và bị chi phối trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Giáo dục phẩm chất đạo đức là một yếu tố hết sức quan trọng như Bác Hồ đã khẳng định:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có trí thức, có sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bất kỳ xã hội nào, nền văn hóa nào thì ngoài cung cấp kiến thức còn cần phải giúp con người hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực để không chỉ phục vụ đời sống bản thân mà còn đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, tiềm năng cho cả xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh đang trở nên cấp bách và cần thiết. Đặc biệt với học sinh tiểu học lại càng phải quan tâm và coi trọng, bởi nó là một nhân tố quyết định đến nhân cách, nó là cái gốc để phát triển tài và đức của mỗi con người. Nhưng biện pháp nào để giúp các em hình thành và phát triển được phẩm chất một cách tốt nhất là vấn đề chúng ta còn trăn trở.
Để giúp giáo viên hiểu sâu hơn và đưa ra những biện pháp phù hợp, chúng tôi xin giới thiệu với quý thầy cô chuyên đề: “Hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh lớp 4 thông qua môn Đạo đức”.
II. Mục tiêu của chuyên đề
1. Đối với cán bộ quản lý và giáo viên
- Giúp cán bộ quản lí hiểu sâu hơn những kiến thức, kỹ năng sư phạm cần thiết về hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức. Từ đó có biện pháp phù hợp, quản lí giáo viên khoa học, phát triển tốt hơn theo hướng mở rộng.
- Giúp giáo viên có nhận thức sâu sắc hơn về việc hình thành và phát triển phẩm chất.
- Nâng cao phẩm chất và chất lượng dạy học của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
2. Đối với học sinh
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với mọi người xung quanh.
- Từng bước hình thành kĩ năng, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học.
III. Phân tích sư phạm
1. Giới thiệu về chương trình dạy học
Chương trình môn Đạo đức lớp 4 bao gồm 14 bài, đề cập đến các chuẩn mực hành vi trong các mối quan hệ:
1.1. Quan hệ với bản thân
- Trung thực trong học tập.
- Vượt khó trong học tập.
- Biết bày tỏ ý kiến.
- Tiết kiệm tiền của.
- Tiết kiệm thời giờ.
1.2. Quan hệ với gia đình
- Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
1.3. Quan hệ với nhà trường
- Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
1.4. Quan hệ với cộng đồng, xã hội
- Yêu lao động.
- Kính trọng, biết ơn người lao động.
- Lịch sự với mọi người.
- Giữ gìn các công trình công cộng.
- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Tôn trọng Luật Giao thông.
1.5. Quan hệ với môi trường tự nhiên
- Bảo vệ môi trường.
Trong các bài của chương trình Đạo đức lớp 4, những bài hình thành và phát triển phẩm chất về “Đoàn kết, yêu thương” của học sinh tiểu học là:
- Vượt khó trong học tập.
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Biết
nguon VI OLET