Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

TUẦN 30

Thứ hai ngày 08 tháng 04 năm 2019

Tiết 4:                                       TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Trái Đất, Quả địa cầu

I.MỤC TIÊU

- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.

- Cấu tạo của quả địa cầu gồm : Quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Quan sát và chỉ được trên Quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.

- Ý thức tốt việc học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Quả địa cầu. Hai bộ bìa mỗi bộ 5 tấm ghi : Cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu và Nam bán cầu, xích đạo.                           

- Giấy A4, bút màu lông + giấy khổ to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC  

1. Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ

- Nêu đặc điểm chung của thực vật ?

- Nêu đặc điểm chung của động vật ?

- Nhận xét

3.Bài mới

3.1. Giới thiệu bài: Trái Đất. Quả địa cầu.          

3.2.Các hoạt động

Hoạt động 1: Trái Đất

- Yêu cầu các cá nhân quan sát hình 1SGK.

+ Trái đất có dạng hình gì ?

 

+ Trái Đất lớn hay nhỏ ?

- Kết luận: Trái Đất có dạng hình cầu và rất lớn.

Hoạt động 2: Quả địa cầu

- Yêu cầu quan sát quả địa cầu trao đổi để nêu ra các bộ phận của quả địa cầu ?

- Yêu cầu  HS chỉ và nêu các bộ phận đó.

- Chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam  trên quả địa cầu.

+ Trục của quả địa cầu nghiêng hay thẳng đứng so với mặt bàn?

+ Em hãy nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu?

 

 

 

 

- Rễ, thân, lá, hoa và quả.

- Đầu, mình và cơ quan di chuyển.

 

 

 

 

 

- Lớp mở SGK quan sát  hình 1 và nêu.

+ Trái đất có dạng hình cầu, giống hình quả bóng, vv …

 

 

 

 

 

- Gồm có giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

- Quan sát để nhận biết vị trí nước ta trên quả địa cầu.

+ Trục của quả địa cầu nghiêng so với mặt bàn.

+ Màu xanh lá cây chỉ đồng bằng. Màu vàng, màu cam: chỉ đồi núi, cao nguyên,…Màu xanh lơ thường dùng chỉ biển.

1

 


Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Quả địa cầu giúp ta hình dung điều gì?

 

+ Quả địa cầu là gì ?

 

+ Theo em, Trái Đất có giá đỡ và có trục xuyên qua  không?

 

-GV nhận xét, kết luận

- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 trong SGK  thảo luận theo các câu hỏi gợi ý :

+ Hãy chỉ trên hình cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu ?

 

Hoạt động 3: Trò chơi “gắn chữ vào sơ đồ câm”.

- Treo hai hình phóng to hình 2 SGK  lên bảng.

- Gọi hai nhóm lên xếp thành hai hàng dọc.

- Phát mỗi nhóm 5 tấm bìa.

- Phổ biến luật chơi và yêu cầu hai nhóm thực hiện trò chơi.

 

- Quan sát nhận xét kết quả các nhóm.

 

4. Củng cố - dặn dò.

- Cho HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà ôn lại bài.

 

- Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.

- Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.

- Trái Đất không có giá đỡ và trục xuyên qua. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian.

 

- Các nhóm tiến hành quan sát  hình 2 SGK.

- Lần lượt chỉ cho các bạn trong nhóm xem cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

 

 

- Từng nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng  thảo luận để  hoàn thành bài tập.

 

- Các đại diện mỗi nhóm lên thi với nhau trước lớp trước lớp (gắn tấm bìa của mình lên hình vẽ trên bảng ).

- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn nhóm chiến thắng.

 

- HS nêu lại nội dung bài học.

- Lắng nghe.

 

 

 

Tiết 5:              TOÁN*

Luyện tập

I.MỤC TIÊU

- Học sinh thực hành đo độ dài mét, ki- lô- mét.

- Đổi được các đơn vị đo đã học, so sánh các số đo độ dài, làm toán với các số đo độ dài.

- Giải các bài toán có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Thước mét.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớps

2. Luyện tập

Bài 1:

 

 

 

1

 


Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Thực hành đo độ dài mét.

 

 

 

 

Bài 2: Điền vào chỗ chấm

     1 m = ... dm

     1 m = ... cm

     1 m = ... km

     1 dm 5 cm = ... cm

     76 dm = ... dm ... cm

-GV nhận xét, củng cố QH của  đơn vị đo độ dài.

Bài 3: Tính

           74 cm + 25 cm =

           3m   x   7         =

           49 dm + 18 dm =

           30 km  :   5     =

           91 m    -  18 m =

 

-GV nhận xét, củng cố thực hiện các phép tính với đơn vị đo độ dài.

Bài 4:

Đoạn dây dài 25 m, người ta chia đều thành 5 phần bằng nhau. Hỏi mỗi phần dài bao nhiêu mét?

- YC HS tự tóm tắt và giải.

-GV nhận xét, chú ý cho HS cách trình bày bài giải

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS ôn lại quan hệ các đơn vị đo độ dài.

 

* Học sinh dùng thước mét để đo độ  dài một số vật xung quanh: cửa lớp học, chiều dài, chiều rộng bảng lớp,...

- Dùng thước có vạch chia mi li mét đo quyển vở, quyển sách, hộp bút, bút chì,...

-Hs lên bảng làm bài.

- Cả lớp làm bảng con

- Chữa bài - nhận xét

     1 dm 5 cm = 15  cm

     76 dm = 7 dm 6 cm

 

 

 

- Cả lớp làm bài vào giấy nháp.

- 1 em lên bảng làm bài.

- Chữa bài - nhận xét.

          74 cm + 25 cm = 79 cm

           3m   x   7         = 21 m

           49 dm + 18 dm = 67 dm

           30 km  :   5     = 6 km

           91 m    -  18 m = 73 m

 

- 1 HS đọc đề và phân tích đề toán.

- Cả lớp tóm tắt - giải vào vở.

- Chữa bài - nhận xét, bổ sung.

5 phần: 25 m

1 phần : …m ?

 

 

-HS lắng nghe

 

 

Tiết 6:            KĨ THUẬT

Lắp máy bay trực thăng

I.MỤC TIÊU

- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.                                

- Lắp được máy bay trực thăng đúng quy trình và đúng kĩ thuật.Máy bay lắp chắc chắn.                                                                                                  

- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.

1

 


Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

II. ĐỒ DÙNG DAY - HỌC.

- HS: Các hình trong SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

- GV: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.                                        

- Nêu các bước lắp xe ben?                                                              

- GV nhận xét và dẫn vào bài.

2. Bài mới.

Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.

 

- Hướng dẫn hoạt động cả lớp, quan sát kĩ và trả lời câu hỏi:

+ Để lắp được máy bay trực thăng theo em cần mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?

- GV nhận xét, chốt 5 bộ phận để lắp được máy bay trực thăng.

Hoạt động 2: Hướng dẫn kĩ thuật thực hành lắp máy bay trực thăng.   

a. Chọn chi tiết.

- Quan sát, kiểm tra HS chọn chi tiết.                                    

 

b. Lắp từng bộ phận.

- Hướng dẫn HS thực hành lắp từng bộ phận: Lắp thân và đuôi máy bay (Hình 2, SGK); Lắp sàn ca bin và giá đỡ (Hình 3, SGK); Lắp ca bin (Hình 4, SGK); Lắp cánh quạt (Hình 5, SGK); Lắp càng máy bay (Hình 6, SGK)

* Lưu ý HS: + Khi lắp khung thân và đuôi máy bay trực thăng (Hình 2, SGK), cần phải thao tác chậm để HS thấy được thanh thẳng 3 lỗ được lắp vào giữa 2 thanh thẳng 11 lỗ và lắp ngoài 2 thanh thẳng 5 lỗ chéo nhau. Phân biệt được mặt phải, mặt trái của đuôi máy bay.

+ Khi lắp càng máy bay: Lưu ý thao tác chậm để HS thấy được mặt phải và mặt trái của càng máy bay và thao tác chậm phần nối 2 càng.

- Hoạt động cả lớp: Quan sát máy bay trực thăng đã lắp sẵn và nhận xét theo hướng dẫn của GV.                    

- Trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động cả lớp: Chọn chi tiết để lắp máy bay trực thăng. 

- Phân loại và để riêng các chi tiết cho việc lắp ghép được thuận tiện.

 

- HS quan sát hình, đọc nội dung từng phần trong SGK để biết các bước lắp và các chi tiết lắp.

 

- Quan sát cách lắp ráp theo các bước của SGK và chú ý phần thực hiện GV đã lưu ý.

 

 

 

 

 

-Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 86.

1

 


Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

c. Lắp ráp máy bay trực thăng (Hình 1, SGK)

- Lưu ý HS: + Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ: Lắp lỗ thứ nhất và lỗ thưa hai của thanh chữ U ngắn vào lỗ thứ hai và lỗ thứ tư ở hàng lỗ cuối của tấm nhỏ.

+ Bước lắp cánh quạt vào trần cabin, GV có thể gọi 1 HS thực hiện các bước.

+ GV lắp tấm sau của ca bin máy bay.

+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy bay, lưu ý HS để biết được vị trí lỗ lắp ở càng máy bay, mối ghép giữa cánh quạt và trần ca bin.

+ Kiểm tra các mối ghép, đặc biệt mối ghép giá đỡ sàn ca bin với càng máy bay.

 

 

 

 

 

 

HS thực hành quan sát, lắp theo các bước

 

3. Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị dụng cụ cho tiết 2

 

-HS lắng nghe

 

 

Tiết 7:            THỦ CÔNG

Cắt, dán hàng rào đơn giản (tiết 1)

(T3: tiết 5 – 1C)

I.MỤC TIÊU

- Cắt, dán được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.

- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản ngay ngắn, cân đối.

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, khả năng quan sát, óc thẩm mỹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: mẫu hình hàng rào cắt, dán có kích thước lớn, các nan giấy, tranh quy trình, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

- HS: giấy thủ công, bút chì, thước, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Nêu các bước cắt, dán hình tam giác?

2. Dạy bài mới 

2.1. Giới thiệu bài

 

- 1 – 2 HS trả lời. HS khác nhận xét.

 

- HS nhắc lại tên bài.

1

 


Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

2.2.các hoạt động

  Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu

- Giới thiệu hình mẫu, y/c HS quan sát:

+ Có mấy nan đứng, mấy nan ngang?

+ Nhận xét về khoảng cách giữa các nan đứng, nan ngang?

+ So sánh cạnh dài và cạnh ngắn của nan đứng và nan ngang?

- GV kết luận: Hình hàng rào có 4 nan đứng, 2 nan ngang. Khoảng cách giữa các nan đứng là 1 ô, giữa các nan ngang là 2 ô. Cạnh dài của các nan ngang dài hơn các nan đứng. Cạnh ngắn của các nan đều là 1 ô. 

Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác mẫu

- GV treo tranh quy trình, y/c HS quan sát các bước thực hiện.

+ Để có được hình hàng rào, ta phải làm như thế nào?

- Hướng dẫn HS cắt nan đứng:

+ Kẻ hình chữ nhật dài 6 ô, rộng 4 ô.

+ Cắt hình chữ nhật rồi cắt rời thành 4 nan đứng

- Hướng dẫn HS cắt nan ngang:

+ Kẻ hình chữ nhật dài 9 ô, rộng 2 ô.

+ Cắt hình chữ nhật rồi cắt rời thành 2 nan ngang.

  Hoạt động 3: HS thực hành

- Y/c HS kẻ, cắt 4 nan đứng và 2 nan ngang.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.

- Nhận xét, khen những HS làm tốt.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau thực hành. 

 

 

 

 

- 1 – 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

 

+ Ta phải kẻ, cắt các nan giấy rồi dán các nan thành hình hàng rào.

- HS quan sát GV làm mẫu, ghi nhớ cách làm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm cá nhân.

 

1

 


Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ ba ngày 09 tháng 04 năm 2019

Tiết 3:            ĐẠO ĐỨC

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)

(T3: tiết 4 – 5G)

I.MỤC TIÊU 

- KÓ ®­îc mét vµi tµi nguyªn thiªn nhiªn ë n­íc ta vµ ë ®Þa ph­¬ng.

- BiÕt v× sao cÇn ph¶i b¶o vÖ tµi nguyªn thiªn nhiªn.

- BiÕt gi÷ g×n b¶o vÖ tµi nguyªn thiªn nhiªn phï hîp víi kh¶ n¨ng. §ång t×nh, ñng hé nh÷ng hµnh vi, viÖc lµm ®Ó gi÷ g×n, b¶o vÖ tµi nguyªn thiªn nhiªn.

- Rèn kĩ năng tìm hiểu, quan sát.

- Giáo dục ý thức bảo vệ tài sản chung.

III. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

B¶ng nhãm ,VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

+ Nêu những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại.

+ Em làm gì góp phần bảo vệ hoà bình?

- Nhận xét đánh giá.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài

2.2. Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44, SGK.

Mục tiêu:  HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Cách tiến hành :

- GV yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi trong SGK.

- GV nhận xét, kết luận, gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 1 SGK.

Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên.

Cách tiến hành :

-  GV nêu yêu cầu của bài tập.

-  GV mời một số HS lên trình bày.

-GV kết luận : Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại là tài nguyên thiên nhiên. Tài

 

- 2 hs trả lời câu hỏi.

 

- nhận xét và bổ sung câu trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 hs đọc, lớp theo dõi.

 

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nhóm  khác bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ trong SGK.

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

- HS trình bày, lớp bổ sung.

 

-HS lắng nghe

1

 


Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của mỗi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau. Để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn như công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định.

Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (Bài tập 3  SGK).

Mục tiêu: HS đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên.

Cách tiến hành :

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả đánh giá, thái độ của nhóm  mình về một ý kiến.

- GV kết luận :

+  ý kiến (b), (c) là đúng.

+ ý kiến (a) là sai.

- Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm như thế nào?

+ Liên hệ giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường tài nguyên biển, đảo.

3. Củng cố, dặn dò

- Gọi hs đọc lại ghi nhớ trong SGK.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc hs tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương để chuẩn bị bài sau (Tiết 2).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từng nhóm thảo luận.

+ Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.

 

 

 

 

- HS nêu cách sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản thân và gia đình mình.

- HS nêu cách bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 

-HS đọc

 

 

Tiết 6:            ĐẠO ĐỨC

Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 1)

(T6: tiết 2 – 1G)

I. MỤC TIÊU

- Biết được những việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Kể được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.

- Phân biệt được hành động đúng/ sai về bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Bảo vệ cây, hoa ở trường lớp, nơi sống và những nơi công cộng khác. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- VBT Đạo đức 1, tranh BT1 phóng to

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Ổn định lớp

 

1

 


Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Dạy bài mới

1.1. Giới thiệu bài

- Tại sao bạn nhỏ trong bài hát lại thích trồng nhiều cây xanh?”

1.2.Hướng dẫn tìm hiểu bài

Hoạt động 1: Quan sát thực tế

- Đưa HS ra ngoài sân trường quan sát, nêu câu hỏi:

+ Nêu tên những cây, hoa mà em biết ở sân trường?

+ Em có thích cây và hoa ở trường mình không?

+ Em cần làm gì và không được làm gì đối với cây, hoa ở trường?

- GV tổng kết: Ở sân trường có nhiều cây xanh, cây hoa khác nhau. Chúng làm cho trường thêm xanh, sạch, đẹp và làm cho không khí trong lành. Các em cần bảo vệ cây và hoa ở trường.

  Hoạt động 2: Liên hệ thực tế 

- Y/c HS tự liên hệ về 1 nơi công cộng mà em biết có trồng cây, hoa:

+ Nơi công cộng đó là gì?

+ Những cây, hoa được trồng ở đó có nhiều không? Đẹp không?

+ Chúng có ích lợi gì?

+ Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ cây, hoa ở nơi đó?

- GV tổng kết, khen ngợi HS đã biết tự liên hệ.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi

- Y/c HS quan sát tranh BT1, thảo luận:

+ Các bạn đang làm gì?

+ Việc làm đó có lợi gì?

+ Em có thể làm được như vậy không? Vì sao?

- Gọi HS báo cáo trước lớp.

- GV kết luận: Các bạn nhỏ đang bảo vệ, chăm sóc cây và hoa: chống hàng rào để cây không bị đổ, xới đất, tưới nước… Làm như vậy thì cây và hoa sẽ tươi tốt, thêm xanh và đẹp.

3. Củng cố, dặn dò

 

- Lớp hát bài “Em thích trồng nhiều cây xanh”.

 

 

 

- HS quan sát, lần lượt TLCH, bổ sung ý kiến/ tranh luận

 

 

 

 

 

 

- Lớp lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS tự liên hệ theo gợi ý của GV; lớp bổ sung ý kiến. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện (TG: 5’)

 

 

 

 

- HS khác bổ sung, nhận xét.

- HS lắng nghe.

1

 


Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

- Dặn dò HS thực hành chăm sóc, bảo vệ cây và hoa ở trường, lớp, nơi sống. 

 

 

 

 

 Thứ tư ngày 10 tháng 04 năm 2019

Tiết 1:            TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Sự chuyển động của Trái Đất

 (T4: tiết 5-3D)

I. MỤC TIÊU 

- Biết Trái Đất tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt trời.

- Biết sử dụng mũi tên để mô tả sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.

- Biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh ảnh  trong sách trang 114, 115.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1.  Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

+ Trái Đất có dạng hình gì ?

+ Quả địa cầu là mô hình mô phỏng của hành tinh nào ?

- Chỉ Cực Bắc, Cực Nam, Xích đạo, Bắc Bán Cầu, Nam Bán Cầu trên quả địa cầu.

- Nhận xét

3.Bài mới

3.1 Giới thiệu bài

3.2. Các hoạt động

Hoạt động 1: Trái Đất tự quay quanh mình nó.

Bước 1: Yêu cầu làm việc theo từng nhóm.

- Giao việc đến từng nhóm.

- Hướng dẫn quan sát hình 1 SGK .

- Trái đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều so với chiều kim đồng hồ ? 

 

-  Yêu cầu các nhóm quay quả địa cầu ? 

 

Bước 2:   Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên thực hành quay quả địa cầu theo đúng chiều quay Trái Đất quanh mình nó.

- Quan sát nhận xét đánh giá  sự làm  việc của HS.

- Hát

 

- HSTL

 

 

 

 

 

 

- Lớp theo dõi vài em nhắc lại tựa bài

 

 

 

 

 

-  Chia ra từng nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng quan sát  hình 1 SGK thảo luận và đi đến thống nhất: Nếu ta nhìn từ Cực Bắc thì Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

- Các nhóm thực hành quay quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất.

-  Các nhóm cử đại diện lên thực hành quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó trước lớp.

- Lớp lắng nghe và nhận xét.

 

-  Hai em nhắc lại.

1

 


Năm học 2018 – 2019

----------------------------------------------------------------------------------------------------

 -Kết luận: Trái Đất tự quay quanh mình nó. Chiều quay ngược với chiều quay của kim đồng hồ.

Hoạt động 2: Mô tả sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.

Bước 1: Yêu cầu quan sát  hình 3 SGK  rồi thảo luận theo gợi ý:

- Hãy chỉ hướng quay của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời ?

Bước 2: Yêu cầu lần lượt từng cặp lên thực hành quay và báo cáo  trước lớp.

 

-GV nhận xét, kết luận: Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời. Cả hai chuyển động của Trái Đất đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Hoạt động 3:  Chơi trò chơi Trái Đất quay.

- Hướng dẫn cách chơi cho từng cặp.

- Yêu cầu HS đóng vai: Trái Đất, Mặt Trời.

 

 

-  Nhận xét  

4.Củng cố -  Dặn dò

+ Trái Đất tự quay quanh mình nó và đồng thời chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào ? (hình 1/SGK)

- Nhận xét tiết học.

- dặn HS xem trước bài “Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời”

 

 

 

 

 

 

-  Lớp  quan sát hình 3 SGK.

 

-  Từng cặp quan sát  và nói cho nhau nghe về chiều quay của Trái Đất .

- Đại diện các các cặp lên báo cáo  quay và chỉ ra các vòng quay của Trái Đất quanh mình nó và quay quanh Mặt Trời.

- Nhắc lại

 

 

 

 

 

-  HS làm việc theo cặp.

- Một số em đóng vai Trái Đất và vai Mặt Trời để thực hiện trò chơi: Trái Đất quay.

- Lớp quan sát, nhận xét cách thực hiện của bạn.

 

- Từ Tây sang Đông.

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 2:                                ĐỊA LÍ

Thành phố Đà Nẵng

(T5: tiết 6 - 4B;

T6: tiết 4 – 4G)

I. MỤC TIÊU

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:

+Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.

+Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.

+Đà nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.

-Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ(lược đồ)

1

 

nguon VI OLET