GV: Trần Thị Thảo Trinh
Lớp 4/4
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TUẦN 1 (7/9/2020 – 11/9/2020)
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020.
* Tiết 1: Chào cờ
* Tiết 2: Tập đọc: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
( PPCT: 1)
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
+ Phía bắc (PB): cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn,...
+ Phía nam (PN): cỏ xước, tỉ tê, tảng đá, bé nhỏ, thui thủi, kẻ yếu,...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục,...Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn.
II. Chuẩn bị: Bài giảng powerpoint.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Giới thiệu chủ điểm:
- Phân môn tập đọc, chủ điểm đầu tiên chúng ta học là:" Thương người như thể thương thân". Chủ điểm thể hiện con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Trong chủ điểm này các em được các bài tập đọc như: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, mẹ ốm, dế Mèn bênh vực kẻ yếu(tt), truyện cổ nước mình, thư thăm bạn, người ăn xin.
2/ Giới thiệu bài: Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ghi chép những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Truyện do nhà văn Tô Hoài viết năm 1941. Đến nay truyện được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
- Bài tập đọc:"Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" là một đoạn trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
3/ Hoạt động 1: Luyện đọc
a. Gọi 1 HS đọc thành tiếng đến hết bài.
b. HS đọc thành tiếng từng đoạn:
- Đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp GV sửa lỗi và giúp học sinh hiểu từ:
+Lượt 1: GV kết hợp rút từ khó, ghi bảng.
Luyện đọc từ khó.
Luyện đọc câu dài: Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
+Lượt 2: Học sinh đọc chú giải.
Đọc nối tiếp đoạn kết hợp rút từ mới theo từng đoạn.
" ngắn chùn chùn": là ngắn đến mức quá đáng, trông rất khó coi.
" thui thủi": là cô đơn, một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn.
+ Lượt 3: Đọc nối tiếp – GV kiểm tra, nhận xét.
- Đọc cặp: đọc theo đoạn 2 lượt, mỗi lượt đọc đủ các đoạn.
- Gọi từ 1 -2 HS đọc toàn bài.
c. GV đọc mẫu cả bài.
4/Hoạt động2 : Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.
+ Đoạn 1: từ đầu đến đá cuội.
GV hỏi: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? ( chị Nhà trò ngồi khóc, gục đầu bên tảng đá cuội tại một vùng cỏ xước xanh dài).
( Ý 1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến ăn thịt em.
GV hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? (thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn, như mới lột. Hai cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, yếu quá, chưa quen mở).
GV hỏi: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? (trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này, chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt).
(Ý 2: Tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị bọn nhện ức hiếp.
+ Đoạn 3: đoạn còn lại.
GV hỏi: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? (Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về với tôi đây.Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. + Cử chỉ và hành động của Dế Mèn:
nguon VI OLET