BÁO GIẢNG TUẦN: 01

Từ ngày 3 tháng 9 năm 2018 đến ngày 7 tháng 9 năm 2018

Thứ/ngày

TT

Môn dạy

Tiết CT 

Tên bài dạy

Đ.chỉnh

Hai

3/9

Sáng

 

 

Chiều

1

2

3

4

 

1

2

3

4

Chào cờ

Lịch sử

Toán

 

K.chuyện

LT Toán

Tin học

LT T.Việt

1

1

1

1

 

1

1

1

1

 

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

Môn Lịch sử và Địa Lý

Ôn tập các số đến 100000

 

Sự tích Hồ Ba Bể

Luyện tập

GV bộ môn

Luyện tập 

 

GDKNS

 

Nghỉ bù lễ

Dạy bù vào các ngày trong tuần

Ba

4/9

Sáng

 

 

Chiều

1

2

3

4

 

1

2

3

4

LTVC

TD

Toán

Địa Lí

 

LT.TViệt Mĩ Thuật

LT T.Việt

LT Toán

1

1

2

1

 

2

1

3

2

Cấu tạo của tiếng.

GV bộ môn.

Ôn tập các số đến 100000. (TT)

Làm quen với bản đồ.

 

Luyện tập

GV bộ môn

Luyện tập

Luyện tập

 

 

 

GDQP

5/9

Sáng

 

 

Chiều

1

2

3

4

 

1

2

3

4

TLV

Toán

Đạo đức

 

Tin học

Âm nhạc

LT Toán

LT Toán

2

1

3

1

 

1

1

3

4

Mẹ ốm

Thế nào là kể chuyện?

Ôn tập các số đến 100000. (TT)

Trung thực trong học tập T1

 

GV bộ môn.

GV bộ môn

Luyện tập

Luyện tập

GDKNS

 

 

KNS,GDQP

 

Năm

6/9

Sáng

 

Chiều

 

1

2

3

4

 

1

2

3

4

LTVC

Toán Khoa học

Chính tả

 

Kỹ thuật

LT T.Việt

LT Toán

LT Toán

2

4

1

1

 

1

4

5

6

Luyện tập về cấu tạo của tiếng.

Biểu thức có chứa một chữ.

Trao đổi chất ở người.

N – viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

 

Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu T1.

Luyện tập

Luyện tập

Luyện tập

 

 

BVMT

 

 

Sáu

7/9

 

 

Chiều

1

2

3

4

 

1

2

3

4

TLV

Khoa học Toán

SHTT

 

Anh văn

Anh văn

LT Tviệt

Thể dục

2

2

5

1

 

1

2

5

2

Nhân vật trong truyện

Con người cần gì để sống?

Luyện tập

Tổng kết tuần.

 

GV bộ môn

 

Luyện tập

GV bộ môn

 

BTNB

 


Thứ hai, ngày 3 tháng 9 năm 2018      (nghỉ bù lễ)

Môn: tập đọc

Tiết: 1

Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu ND: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.

- GDKNS: HS biết cảm thông, nhường nhịn, thương yêu, giúp đỡ mọi người.

II.Đồ dùng:

-Tranh minh họa bài SGK.

III.Hoạt động:

1.Kiểm tra:

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài

b.HD đọc:

- Gọi HS đọc bài từng đoạn.

- HD giải nghĩa từ mới, từ khó.

- Cho HS đọc theo nhóm.

- Cho HS đọc cá nhân.

- GV đọc toàn bài.

c.HD tìm hiểu bài:

Câu 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh ntn ?

Câu 2: Chi tiết nào cho thấy Nhà Trò rất yếu ớt ?

Câu 3: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa ntn?

Câu 4: Những lời nói, cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?

Câu 5: Em thích hình ảnh nào trong bài ?

- Gọi HS nêu ý nghĩa bài.

GDKNS : Phải biết thông cảm, chia sẻ những khó khăn với mọi người.

d.HD đọc diễn cảm:

- HD đọc đoạn 3&4.

3.Củng cố - dặn dò:

- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?

- Về đọc bài, chuẩn bị bài: Mẹ ốm.

* Nhận xét tiết học.

Đồ dùng học tập

 

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

 

- HS nối tiếp nhau đọc (4 đoạn). 

- HS đọc thầm phần chú giải SGK.

- HS đọc theo cặp.

- 1HS đọc toàn bài.

 

 

+ Dế Mèn đi…. tảng đá cuội. (đoạn 1)

 

+ HS nêu ( đoạn 2)

 

+ HS nêu (đoạn3)

 

+ Đoạn 4           ( HS tiếp thu nhanh) 

 

+ HS tự nêu.

 

- Mục I.

- HS nghe.

- HS đọc cá nhân.

 

- SH tự nêu.

 

Môn: Lịch Sử

Tiết: 1

Bài: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

I.Mục tiêu:


- Biết môn Lịch sử và Địa lý ở lớp 4, giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam. Biết công lao của cha ông ta trong thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

- Môn Lịch sử và Địa lý góp phần GDHS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.

- GD: Khẳng định cho HS thấy hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.

II.Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ Địa Lý tự nhiên và bản đồ hành chính Việt Nam.

- Hình ảnh sinh hoạt của 1 số dân tộc ở một số vùng.

III.Hoạt động:

1.Kiểm tra:

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.HD tìm hiểu bài:

HĐ1: GV treo bản đồ và giới thiệu.

- GV giới thiệu vị trí của đất nước và các dân cư ở các vùng.

- Gọi HS chỉ vị trí tỉnh em đang sống.

GV nhận xét chung.

HĐ2: GV giao cho mỗi nhóm quan sát 1 ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc ở 1 vùng. Sau đó mô tả bức ảnh đó.

*Kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất Việt Nam có nét văn hóa riêng nhưng đều có 1 Tổ quốc, 1 lịch sử Việt Nam.

HĐ3: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em hãy kể lại 1 sự kiện chứng minh điều đó.

GV nhận xét, kết luận.

*HD cách học và nêu ví dụ.

3.Củng cố-Dặn dò:

- Gọi HS đọc lại phần bài học.

- Về xem lại bài.

- Chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ.

Đồ dùng học tập

 

Môn Lịch Sử và Địa Lý

 

 - HS quan sát bản đồ.

 

 

- 3HS lần lượt lên chỉ bản đồ.

 

- Các nhóm quan sát trao đổi, đại diện nhóm trình bày.

- ( HS tiếp thu nhanh) 

 

 

 

 

 

 

- HS tự trình bày.

 

 

 

 

- 2 HS đọc.

 

Môn: Toán

Tiết: 1

Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000.

I.Mục tiêu:

- Đọc, viết được các số đến 100000.

- Biết phân tích cấu tạo số.

- HS làm đúng các bài tập 1, 2, 3(a/ viết được 2 số; b/ dòng 1).

- GD tính cẩn thận và yêu thích môn toán.

II.Hoạt động:

1.Kiểm tra:

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. HD ôn tập:

*Ôn cách đọc, viết số và các hàng:

Đồ dùng học tập

 

Ôn tập các số đến 100 000.

 

 


- GV viết số: 83251, gọi HS đọc và nêu rõ chữ số ở từng hàng.

- HD tiếp: 83001; 80201; 80001.

- Gọi HS nêu mối quan hệ giữa hai hàng liền kề.

- Nêu các số tròn chục, trăm, nghìn, chục nghìn.

GV nhận xét.

c.HD thực hành:

Bài 1: HS đạt chuẩn

- GV nêu yêu cầu, HD.

Bài 2: HS đạt chuẩn

- HD đọc viết các số và các hàng.

 

GV nhận xét.

 

Bài 3: HS tiếp thu nhanh

Gọi HS đọc yêu cầu.

a.HD viết số thành tổng.

 

GV nhận xét.

b.HD viết tổng thành số:

- Gọi HS lên bảng thực hiện.

- GV nhận xét.

* Bài tập làm thêm:

Viết số tự nhiên x, biết:

X = 6 x 1000 + 3 x 100 + 2 x 10 + 8

3. Củng cố - dặn dò:

- Gọi HS đọc số 9732 và nêu tên các hàng.

- Về xem bài, chuẩn bị bài ôn tập TT.

-1HS

 

 

- 1chục = 10 đvị; 10chục = 1trăm;…

 

- HS nêu.

 

 

 

- HS lần lượt điền số vào chỗ chấm.

- HS lần lượt lên viết số, đọc và phân các hàng.

 

- 1HS.

- HS viết 2 số: 9171; 3082

9171 = 9000 + 100 + 70 + 1

3082 = 3000 + 80 + 2

 

- 2 HS đọc.

- 2HS lên bảng.

7000 + 300 + 50 + 1= 7351

6000 + 200 + 3

 

-1HS.

 

 

- HS thảo luận, trình bày:

X = 6328

 

Môn: Kể chuyện

Tiết: 1

Bài: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ

I.Mục tiêu:

- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. (GV kể)

- Hiểu ý nghĩa: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.

- GD biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

II.Đồ dùng:

- Tranh minh họa bài SGK.

III.Hoạt động:

1.kiểm tra:

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.GV kể chuyện: 2-3 lần (ND - SGV)

- Lần 1: giải nghĩa từ.

- Lần 2: Chỉ vào tranh.

Sự chuẩn bị của HS

 

Sự tích hồ Ba Bể

-HS nghe.

 

 


3.HD kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:

+ Cho HS đọc các bài tập SGK.

GV nhắc HS khi kể:

*Kể đúng cốt truyện, không lặp lại lời thầy kể

*Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- GV chia nhóm, nêu thời gian.

- Gọi HS lên thi kể.

 

 

 

GV cùng HS nhận xét, góp ý, bình chọn.

4.Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những bạn KC chăm chú, nhận xét lời kể chính xác.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, xem trước nội dung tiết kể chuyện sau: Nàng tiên Ốc – tuần 2.

 

-2HS đọc.

 

 

 

- Các nhóm tập kể.

- Thi kể trước lớp:

+ Mỗi tốp 4 em kể (từng đoạn).

+ 3-4 HS thi kể toàn câu chuyện.

+ HS nêu ý nghĩa câu chuyện.

 

Thứ ba, ngày 4 tháng 9 năm 2018

Môn: Luyện từ và câu

Tiết: 1

Bài: CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I.Mục tiêu:

- Nắm được ba phần cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh). ND ghi nhớ.

- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu.

- GD học sinh yêu thích môn Tiếng Việt.

II.Chuẩn bị:

Bộ chữ cái âm đầu màu đỏ, vần màu xanh, dấu thanh màu vàng – chơi tìm tiếng

III. Hoạt động:

1.Ổn định:

KT  sĩ số, hát đầu giờ

2.KT bài cũ:

KT đồ dùng học tập của HS.

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.HD tìm hiểu bài:

*Nhận xét:

- Gọi HS đọc, đếm số tiếng trong câu.

- Cho HS đánh vần tiếng “bầu”.

- Tiếng “bầu” có những bộ phận nào tạo thành?

GV chọn vài tiếng cho HS phân tích.

- GV gọi HS nêu ghi nhớ bài.

c.HD thực hành:

Bài 1: Gọi Hs đọc yêu cầu bài.

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ, nêu thời gian.

GV nhận xét.

Bài 2: nhóm 4

 

 

 

 

 

Cấu tạo của tiếng.

 

 

- Gồm 6 tiếng.

- HS ghi bảng con: bờ - âu - bâu - huyền - bầu.

- Âm đầu + vần + thanh.

 

- HS phân tích cấu tạo tiếng.

- HS: 3-4 em

 

- 1 em đọc.

- Mỗi nhóm phân tích 3 tiếng. Đại diện nhóm trình bày.

 

 


GV nhận xét.

4.Củng cố:

Gọi HS nhắc lại ghi nhớ bài, phân tích cấu tạo của tiếng “trống”.

5.Dặn dò:

- Về học bài, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- HS giải câu đố: (sao – ao).

 

 

- 1HS thực hiện.

 

Môn: Toán

Tiết: 2

Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT)

I.Mục tiêu:

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có 1 chữ số.

- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 chữ số) các số đến 100 000.

- HS làm đúng các bài tập 1 (cột 1), 2(a), 3 ( dòng 1,2), 4b.

- GD tính cẩn thận trong tính toán và yêu thích môn toán.

II.Hoạt động:

1.Kiểm tra:

Cho HS viết các số sau thành tổng: 7635; 7006

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.HD giải các bài tập:

Bài 1: GV đọc từng phép tính. (cột 1)

GV nhận xét.

Bài 2: HD đặt tính. (Phần a)

GV cùng HS nhận xét.

Bài 3: GV cho HS nêu cách so sánh hai số tự nhiên.

- Cho HS làm dòng 1 và 2.

GV nhận xét.

Bài 4: cá nhân.

- HD so sánh rồi sắp xếp thứ tự các số.

- GV thu 1 số vở kiểm tra, nhận xét.

* Bài tập làm thêm:

Viết số tự nhiên x, biết:

X = 5 x 1000 + 6 x 10 + 7

3.Củng cố:

- GV nêu lại ND bài học.

4.Dặn dò:

- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

 

- 2HS lên bảng.

 

 

Ôn tập các số đến 100 000 (TT)

 

- HS lần lượt thực hiện vào vở, nêu kết quả.

- HS tự làm vào vở. 4HS lên bảng.

 

- HS nêu.

 

- HS làm vào vở.

- 4HS lên bảng chữa bài.

 

 

- HS tự làm vào vở.

- Từ 8-10 vở.

 

- HS thảo luận, trình bày:

X = 5067

 

 

Môn: Địa Lý

Tiết: 1

Bài: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ

I.Mục tiêu:

- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, ký hiệu bản đồ.


- GDQP: Khẳng định cho HS thấy hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.

II.Đồ dùng: 

Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam,…

III.Hoạt động:

1.Kiểm tra:

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.HD tìm hiểu bài:

*Bản đồ

- GV treo các loại bản đồ theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ.

- Gọi HS đọc tên các bản đồ trên bảng.

- Gọi HS nêu phạm vi lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.

 

- Vậy theo em bản đồ là gì?

- Hãy tìm vị trí hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn.

+ Ngày nay, muốn vẽ bản đồ ta thường làm thế nào?

+ Vì sao nước VN ở 2 bản đồ khác nhau?

*Một số yếu tố của bản đồ

+ Tên bản đồ cho ta biết gì?

 

+ Người ta thường quy định các hướng trên bản đồ ntn? Gọi HS chỉ các hướng

+ Hình 2, 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực tế?

+ Bảng chú giải H3 có những ký hiệu nào? Ký hiệu đó dùng để làm gì?

*Kết luận: một số yếu tố bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ và ký hiệu bản đồ.

3. Củng cố - dặn dò:

- GDQP: Khẳng định cho HS thấy hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.

- Gọi Hs đọc bài học

- Về học bài, chuẩn bị bài sau.

                    Nhận xét tiết học.

Đồ dùng học tập

 

Làm quen với bản đồ

 

 

-HS quan sát.

 

- HS lần lượt đọc.

- HS: Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất, bản đồ châu lục thể hiện 1 bộ phận lớn của bề mặt trái đất – các châu lục,…

- Là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay….

- HS tìm trên hình 1và 2 - SGK.

 

- Xác định tỉ lệ thực và tỉ lệ trên bản đồ.

 

- Vì mỗi bản đồ được vẽ theo tỉ lệ khác nhau.

 

- Biết tên khu vực, những thông tin chủ yếu trên bản đồ đó.

- HS tự nêu và chỉ các hướng.

 

- 1cm = 20 000m

 

- HS tự nêu. ( HS tiếp thu nhanh) 

 

 

 

 

 

 

 

- 3 HS đọc.

 

Thứ tư, ngày 5 tháng 9 năm 2018

Môn: Tập đọc

Tiết: 2

Bài: MẸ ỐM

I.Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đầu biết đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.

- Hiểu ND bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.

- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài.


- GDKNS: các em biết ý thức, hiếu thảo, yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ.

II.Đồ dùng:

Tranh SGK; viết khổ thơ 4,5 cho HS luyện đọc.

III.Hoạt động:

1.Kiểm tra:

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.HD luyện đọc - tìm hiểu bài:

- Gọi HS nối tiếp đọc bài.(GVgiảng từ).

- Cho HS đọc theo cặp.

- Cho HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm bài thơ.

+ Câu 1: gọi HS trả lời

+ Câu 2: cho HS đọc thầm khổ thơ 3.

+ Câu 3: Cho HS đọc cả bài, trả lời.

 

 

+ Nêu ND bài: mục I.

GDKNS: biết ý thức, hiếu thảo, yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ.

c.HD đọc diễn cảm và HTL bài thơ:

- Gọi HS đọc lại bài thơ.

- GV đọc mẫu từng khổ thơ, cho HS đọc. (chú ý khổ thơ 4,5)

- Cho HS nhẩm HTL bài thơ.

- Gọi HS cả bài.

3.Củng cố:

- Cho HS nhắc lại ND bài.

- Liên hệ bản thân.

 

4.Dặn dò:

Về HTL bài thơ. Chuẩn bị bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu T2.

Đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

 

Mẹ ốm

 

- 5HS, mỗi em đọc 1 khổ thơ. ( đọc thầm phần chú giải )

- Từng cặp luyện đọc.

- 1HS. 

 

- Mẹ ốm không ăn được trầu,…

- Cô bác thăm, cho trứng, cam, y sỹ…

- Bạn nhỏ xót thương mẹ, mong mẹ khỏe, làm mọi việc để mẹ vui, nhận thấy mẹ có ý nghĩa to lớn với mình.

 

- HS nghe.

 

 

- 3HS đọc.

- HS đọc từng nhóm, cá nhân.

 

- Cả lớp nhẩm HTL.

- 3,4 em đọc thuộc bài tại lớp.

 

- 2 HS nêu.

- Nêu những việc đã làm hằng ngày giúp đỡ cha mẹ, ông bà.

 

Môn: Tập làm văn

Tiết: 1

Bài: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?

I.Mục tiêu:

- Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện ( ND ghi nhớ).

- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1-2 nhân vật và nói lên một điều có ý nghĩa.

II. Đồ dùng:

- HS chuẩn bị VBT.

III. Hoạt động:

1.Kiểm tra:

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.HD tìm hiểu bài:

*Nhận xét:

Đồ dùng học tập.

 

Thế nào là kể chuyện?

 

 


1/Gọi HS nêu nội dung bài.

 

- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi a, b, c.

 

 

GV nhận xét.

2/Gọi HS đọc bài SGK.

- Bài văn có nhân vật không?

- Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?

3/Theo em thế nào là kể chuyện?

*Gọi HS nêu ghi nhớ.

c.HD luyện tập:

Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài.

GV nêu thời gian.

 

GV nhận xét.

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài.

GV gọi HS trả lời câu hỏi SGK.

 

GV nhận xét.

3.Củng cố - Dặn dò:

- Gọi HS nêu ghi nhớ.

- Về tập kể lại câu chuyện theo yêu cầu bài 1. Chuẩn bị bài sau.

- 2HS đọc, 1 em kể lại câu chuyện sự tích Hồ Ba Bể.

a. Bà cụ ăn xin. Mẹ con bà nông dân

b. Trình tự câu chuyện (các ý chính).

c. Người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

-1HS đọc, cả lớp đọc thầm.

+ Không.

+ Không. Chỉ giới thiệu về Hồ Ba Bể.

 

+ HS dựa vào bài tập 1,2 trả lời.

- 4HS đọc.

 

- 2HS đọc.

- HS tập kể theo cặp.

- HS thi kể, cả lớp nhận xét góp ý.

 

-2HS nêu.

-HS trả lời, nhận xét.

*Ý nghĩa: quan tâm, giúp đỡ nhau là nếp sống đẹp.

 

Môn: Toán

Tiết: 3

Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 TT

I.Mục tiêu:

- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.

- Tính được giá trị của biểu thức.

- HS làm đúng các bài tập 1, 2b, 3a,b.

- GD tính cẩn thận, chính xác trong tính toán, yêu thích môn toán.

II.Hoạt động.

1.Kiểm tra:

Cho HS tính nhẩm: 3000 + 5000 =

                    4000 + 2000 =

2.Bài mới:

a.Giới thiệu:

b.HD giải các bài tập:

Bài 1: HD cho HS làm vào vở.

Bài 2: HD đặt tính và tính. (cột b)

Gọi HS lên bảng thực hiện.

 GV nhận xét

Bài 3: Gọi Hs nêu cách tính

- Cho HS làm phần a,b

 

 

Cả lớp làm bảng con, 2HS nêu kết quả. (HS yếu)

 

 

Ôn tập các số đến 100 000 TT

- 8 em lần lượt lên chữa bài.

 

- 4 HS lên bảng thực hiện.

 

- 1HS nêu.

-2HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.

a. 3257 + 4659 – 1300


 

 

 

GV nhận xét.

 

Bài 4: phần a.

Gọi HS nêu quy tắc tính.

 

 

GV cùng HS nhận xét.

* Bài tập làm thêm:

Viết số tự nhiên x, biết:

X = 9 x 1000 + 9 x 100 + 9

3.Củng cố:

- GV tóm tắt ND bài.

4.Dặn dò:

- Về luyện làm thêm những bài chưa thực hiện.

- Chuẩn bị bài Biểu thức có chứa một chữ.

=     7916       - 1300

=             6616

b. 6000 – 1300 x 2

 = 6000 - 2600

 =      3400

 

- 2HS nêu và thực hiện. Ví dụ:

a. x + 875 = 9963

           x    = 9963 – 875

           x    =  9088

 

- HS thảo luận, trình bày:

X = 9909

 

 

Môn: Đạo Đức

Tiết: 1

Bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

 

I.Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

- Biết được: trung thực trong học tập giúp các em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

- KNS: Biết bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.

- GDQP: Nêu được một số tấm gương trung thực ở lớp, ở trường. 

II.Tài liệu – phương tiện:

- SGK Đạo Đức 4

III.Hoạt động:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra:

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.HD tìm hiểu bài:

- Cho HS xem tranh và đọc nội dung tình huống.

- Theo em, Long có thể có những cách giải quyết nào?

- Nếu em là Long, em sẽ chọn cách nào?

GV nhận xét chung.

GDKNS: Biết bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.

GDQP: Nêu được một số tấm gương trung thực ở lớp, ở trường

 

Đồ dùng học tập.

 

Trung thực trong học tập

 

- 2HS đọc.

 

- HS thảo luận. (có 3 cách)

 

- HS tự nêu.

 

 

 

 

 


.

- Gọi HS nêu ghi nhớ bài.

c.HD thực hành:

Bài 1: GV nêu yêu, cầu thời gian.

Gọi HS trình bày.

GV nhận xét.

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.

GV chia nhóm, nêu thời gian.

 

Gv nhận xét.

3.Củng cố:

Gọi HS nêu lại ghi nhớ bài.

4. Dặn dò:

- Sưu tầm các mẩu chuyện về tấm gương trung thực trong học tập.

- Tự liên hệ bài 6, chuẩn bị tiểu phẩm theo yêu cầu bài 5.

- 3HS nêu.

 

- HS nêu.

 

- HS làm việc cá nhân, trình bày.

* Ý © đúng

 

- Một HS đọc.

- HS thảo luận, trình bày.

* Ý (b), (c) đúng.

 

 

- 2HS

 

Thứ năm, ngày 6 tháng 9 năm 2018

Môn: Luyện từ và câu

Tiết: 2

Bài: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I.Mục tiêu:

- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở bài tập 1.

- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2 và BT3.

- GD HS nói chuẩn tiếng Việt, yêu thích học môn học này.

II.Chuẩn bị:

- Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần (âm đầu, vần, thanh)

- Bộ xếp chữ (như tiết 1)

- VBT Tiếng Việt.

III.Hoạt động:

1.Kiểm tra:

Tiếng thường gồm mấy bộ phận?

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.HD làm bài tập:

Bài 1: GV cho làm theo cặp.

 

Cho HS trao đổi bài kiểm tra.

Bài 2: Cho HS tìm các tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ.

Bài 3: Gọi HS đọc bài.

-HD như bài 2.

 

 

 

GV nhận xét.

 

Bài 4: cá nhân

 

- 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.

 

Luyện tập về cấu tạo của tiếng

 

- Từng cặp thi – phân tích cấu tạo của từng tiếng.

- Các nhóm trao đổi bài kiểm tra chéo.

 

- HS thảo luận theo cặp, trình bày

* ngoài – hoài. (giống vần oai)

-1HS đọc.

-HS thảo luận theo cặp, trình bày

+ Các cặp tiếng bắt vần: choắt-thoắt; xinh - nghênh.

+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt-thoắt

+ Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh-nghênh.

 

- HS tự trả lời.

 

nguon VI OLET