TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

2. Kĩ năng:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

3. Thái độ: Có tấm lòng sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

* KNS:

- Thể hiện sự cảm thông.

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

- Thông qua hình ảnh Dế Mèn, GV giáo dục HS có kĩ năng sống là phải biết giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

      – Tranh minh họa SGK; tranh, ảnh dế mèn, nhà trò; truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

      – Băng giấy viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

   1. Khởi động: (1’) Hát.

   2. Bài cũ: (3’) Không có.

   3. Bài mới: (27’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

      a) Giới thiệu bài: 2’

 Giới thiệu 5 chủ điểm SGK tập I. Yêu cầu cả lớp mở Mục lục SGK. Một hai em đọc tên 5 chủ điểm. Kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm:

 – Thương người như thể thương thân: nói về lòng nhân ái.

 – Măng mọc thẳng: nói về tính trung thực, lòng tự trọng.

 – Trên đôi cánh ước mơ: nói về ước mơ của con người.

 – Có chí thì nên: nói về nghị lực của con người.

 – Tiếng sáo diều: nói về vui chơi của trẻ em.

 Giới thiệu chủ điểm đầu tiên “Thương người

- Hát

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện


như thể thương thân” với tranh minh họa chủ điểm. GV chốt: Đây là bức tranh có nội dung thể hiện những con người yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Sau đó, giới thiệu tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” để kích thích HS tìm đọc truyện.

 Bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trích đoạn từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Cho HS quan sát tranh minh họa để biết hình dáng Dế Mèn và Nhà Trò. Giới thiệu thêm tranh, ảnh Dế Mèn và Nhà Trò  khác.

      b) Các hoạt động:

 

Hoạt động 1: Luyện đọc. (11’)

MT: Giúp HS đọc đúng bài văn.

PP: Làm mẫu, giảng giải, thực hành.

– GV đọc mẫu

 

– GV cho HS phân đoạn: 4 đoạn.

    + Đoạn 1: Hai dòng đầu

    + Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo

    + Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo

    + Đoạn 4: Phần còn lại

– GV cho HS luyện đọc:

    + Lần 1: cho mỗi em đọc 2 câu của 1 đoạn thơ, kết hợp hỏi từ khó và hướng dẫn cách đọc từ khó.

    + Lần 2: cho mỗi em đọc 1 đoạn, yêu cầu cả lớp nhận xét cách đọc các từ đã nêu.

    + Lần 3: cho HS nêu nghĩa các từ khó đọc, khó hiểu trong phần chú giải.

   => GV chốt, ghi bảng: Nhà Trò, Dế Mèn, ngắn chùn chùn, thui thủi…

– GV đưa bảng phụ đoạn “Năm trước,gặp khi trời đói kém…vặt cánh ăn thịt em”“Em đừng sợ….ăn hiếp kẻ yếu”.

   + Yêu cầu HS nêu cách đọc của lời 2 nhân vật.

   + Yêu cầu HS đọc theo cặp

   + Cho 2 em đọc lại cả bài

– GV đọc mẫu lần 2

Chuyển ý: Vừa rồi, các em đã được luyện đọc các từ, câu khó và cách đọc thể hiện của từng nhân vật. Để đọc diễn cảm bài, thầy mời các em tìm hiểu nội

 

 

 

– HS theo dõi

– 1 em khá đọc,cả lớp đọc thầm

– HS chia đoạn

 

 

 

 

– HS tiếp nối nhau đọc 2 câu, nêu từ khó và cách đọc từ khó

 

 

– HS đọc tiếp sức theo đoạn, lớp nhận xét

 

– HS nêu nghĩa 

 

 

 

 

– HS nêu cách đọc và đọc

– 2 em cùng bàn đọc cho nhau nghe

– HS đọc thầm và nhận xét

 

 


dung bài.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10’)

MT: Giúp HS hiểu nội dung bài.

PP: Trực quan, động não, đàm thoại.

– Yêu cầu 1 em đọc đoạn 1, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?

– Giảng từ: cỏ xước, bự

 

 

 

 

– Yều cầu HS nêu ý đoạn 1

– Yêu cầu 1 em đọc đoạn 2, cả lớp thảo luận nhóm 4 câu hỏi:

    Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Những chi tiết trên chứng tỏ gia đình chị Nhà Trò thế nào?

 

 

=> GV liên hệ đến những hình ảnh nghèo đói ở thời kỳ làm nô lệ của thực dân Pháp và những người nghèo hiện nay dưới chế độ XHCN.

    + Nêu ý đoạn 2

    + GV chốt: Tả hình dáng chị Nhà Trò

– Yêu cầu 1em đọc đoạn 3, suy nghĩ để trả lời câu hỏi:

     Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?

 

 

 

 

 

    + Nêu ý đoạn 3

    + GV chốt: Lời của Nhà Trò => liên hệ thực tế

– Đoạn 4:

    +Yêu cầu 1 em đọc, trả lời câu hỏi: 

     Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

 

 

 

 

 

– 1 em đọc, lớp đọc thầm

– HS lần lượt trả lời, bạn nhận xét,bổ sung.

  + Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội.

+Ý 1: Giới thiệu câu chuyện

–Thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:

 

  + Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự nhưng phấn mới chưa lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.

 

 

+ HS nêu

 

  + 1 em đọc, trao đổi nhóm đôi

 

  + Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện. Sau đó chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.

   + HS nêu

 

 

  + HS đọc, trả lời cá nhân

  + Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Xòe cả hai cánh


 

    + Nêu ý đoạn 4

    + GV chốt: Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn

    + Cho cả lớp đọc thầm cả bài, yêu cầu HS nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích.

 

 

 

 

 

 

 

  – GV chốt, liên hệ đến việc vận dụng vào bài làm văn.

ra, dắt Nhà Trò đi.

 

 

+ HS có thể nêu, bạn nhận xét, bổ sung

     * Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn

  * Dế Mèn xòe cả hai cánh ra, bảo Nhà Trò: “ Em đừng sợ …”

   * Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn Nhện.

Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm (5’)

MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.

PP: Làm mẫu, thực hành.

– Cho 4 em của 4 dãy đọc 4 đoạn nối tiếp nhau.

 

– GV cho cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài:” Năm trước … ăn hiếp kẻ yếu.”

– GV đọc mẫu đoạn văn.

– GV theo dõi, uốn nắn.

 

 

 

– 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài.

– HS nhận xét từ cần nhấn giọng.

– Luyện đọc diễn cảm theo cặp.

 

– Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.

 4. Củng cố:  (4’)

– Yêu cầu HS nêu ý nghĩa truyện => GV chốt như phần 2 SGV.

– Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? => GV chốt, liên hệ thực tế.

 5. Dặn dò: (1’)

– Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học.

– Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị đọc phần tiếp theo sẽ được học trong tuần 2. (đọc kĩ, trả lời câu hỏi, chia đoạn, nêu ý mỗi đoạn, tìm từ, câu khó)

– Khuyến khích HS tìm đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

 

-         HS nêu

 

-         HS nêu

 

 

 

-         HS lắng nghe

 


TOÁN

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. MỤC TIÊU

    1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập về cách đọc, viết các số đến 100 000; phân tích cấu tạo số.

    2. Kĩ năng: Rèn đọc, viết, phân tích số thành thạo.

    3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 – Phấn màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

   1. Khởi động: (1’) Hát.

   2. Bài cũ: (3’) Không có.

   3. Bài mới: (27’) Ôn tập các số đến 100 000.

      a) Giới thiệu bài: (1’) Nêu yêu cầu của bài.

      b) Các hoạt động:

- hát

 

 

-         HS lắng nghe

Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc, viết số và các hàng. (12’)

MT: Giúp HS ôn lại cách đọc, viết số và tên các hàng của số.

PP: Trực quan, động não, đàm thoại.

– GV viết các số: 83 251; 83 001; 80 201         80 001.

– Cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề.

 

– GV tiếp tục cho HS nêu:

   +các số tròn chục

   +các số tròn trăm

   +các số tròn nghìn

   +các số tròn chục nghìn.

Hoạt động lớp

 

 

 

 

– Yêu cầu HS đọc số, nêu rõ mỗi chữ số thuộc hàng nào.

– HS nêu: 1chục = 10 đơn vị, 1 trăm = 10 chục, 1 nghìn =10 trăm, ……

– HS lần lượt nêu, bạn nhận xét, bổ sung:

   +10; 20; 30; 40….

   +100; 200; 300; 400….

   +1000; 2000; 3000; 4000….

   +10000; 20000; 30000; 40000….

Hoạt động 2: Thực hành.(15’)

MT: Giúp HS làm được các bài tập về số

PP: Động não, đàm thoại, thực hành.

Bài 1: GV cho HS đọc nội dung

   a)Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số:

     GV yêu cầu HS nêu nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này; cho biết số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào, sau đó nữa

Hoạt động lớp.cá nhân

 

 

 

 

 

– HS nêu: 20000, tiếp theo cả lớp tự làm phần còn lại.

 


là số nào …

   b)Viết số thích hợp và chỗ chấm: 36000,

37000,…..,……,……, 41000,…….

    GV cho HS nêu quy luật viết.

 

Bài 2: Viết theo mẫu:

 

 

Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng: 8723, 9171, 3082, 7006.

– GV cho HS làm mẫu ý 1:                        

8723 = 8000 + 700 + 20 + 3

 

 

– HS tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp kết quả.

 

– Tự phân tích mẫu, sau đó tự làm bài, sửa bằng hình thức tiếp sức ngẫu nhiên.

 

– HS làm các ý còn lại trên bảng con.

 

 

4. Củng cố: (3’) – Nêu lại cách đọc, viết, phân tích số.

5. Dặn dò: (1’)

– Nhận xét tiết học.

– Làm tiếp bài tập 3b, 4 sách SGK.

– Chuẩn bị: Xem trước bài: Ôn tập các số đến 100 000 (tt)

 

-         HS nêu

 

 

-         HS lắng nghe

 


LỊCH SỬ

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

I. MỤC TIÊU

    1. Kiến thức: HS biết vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta. Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí.

    2. Kĩ năng: Trình bày được các nội dung của bài.

    3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Lịch sử, Địa lí của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 – Bản đồ Địa lí tự nhiên VN, bản đồ hành chính VN.

 – Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

   1. Khởi động: (1’) Hát.

   2. Bài cũ: (3’) Không có.

   3. Bài mới: (27’) Môn Lịch sử và Địa lí.

      a)  Giới thiệu bài 1’: Hôm nay, thầy cùng các em tìm hiểu bài 1: Môn Lịch sử và Địa lí.

      b) Các hoạt động:

- hát

 

 

-         HS lắng nghe

Hoạt động 1: Vị trí địa lí (9’)

MT: Giúp HS nắm vị trí nước ta và cư dân ở mỗi vùng.

PP: Trực quan, giảng giải, đàm thoại.

– GV giới thiệu vị trí của đất nước ta trên bản đồ.

– GV yêu cầu HS trình bày lại và xác định vị trí của nước ta trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN

 

 

 

–Yêu cầu HS xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống.

 

Hoạt động lớp

 

 

 

– HS quan sát.

 

– HS trình bày: Nước VN gồm: đất liền, các hải đảo, vùng biển, vùng trời. Vị trí: phần đất liền hình chữ S, Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào, Đông và Nam giáp biển.

– HS xác định trên bản đồ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh hoạt của 1 số dân tộc trên đất nước. (8’)

MT: HS nắm một số nét đặc trưng của các dân tộc trên đất nước ta.

PP: Trực quan, động não, đàm thoại.

– GV phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh về

Hoạt động nhóm

 

 

 

 

– Các nhóm làm việc, sau đó trình bày


cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó,thảo luận về nét văn hóa, sinh hoạt của các dân tộc ở vùng đó.

–GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất VN có nét văn hóa riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử VN –> liên hệ giáo dục.

 

trước lớp, bạn nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: Giới thiệu 1 vài sự kiện về việc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta. (5’)

MT: HS tự kể được những sự kiện lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta.

PP: Động não, đàm thoại, thực hành.

– Đặt vấn đề: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó?

–GV chốt, liên hệ giáo dục.

Hoạt động lớp

 

 

 

 

 

 

– HS suy nghĩ, lần lượt kể, bạn nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 4: Hướng dẫn cách học Lịch sử, Địa lí. (5’)

MT: Giúp HS nắm cách học Lịch sử và Địa lí.

PP: Giảng giải, đàm thoại.

– Để học tốt môn Lịch sử - Địa lí, các em cần làm gì?

 

 

 

 

 

 

– GV chốt

Hoạt động lớp

 

 

 

– HS nêu, bạn bổ sung:

   +tập quan sát sự vật, hiện tượng.

   +thu thập tìm kiếm tài liệu Lịch sử, Địa lí.

   +mạnh dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tìm câu trả lời.

   +trình bày kết quả học tập bằng cách diễn đạt của mình.

4. Củng cố: (3’)

– Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu môn học.

      – Nhận xét tiết học.

5. Dặn dò: (1’)

      – Đọc thêm các tài liệu liên quan đến hai môn học.

      – Đọc trước, tập trả lời câu hỏi và quan sát các bản đồ, kí hiệu bản đồ.

 

-         HS lắng nghe

 

 

-         HS lắng nghe


LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND Ghi nhớ.

2. Kĩ năng: Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III).

3. Thái độ: Yêu quý sự phong phú của tiếng Việt qua việc giải các câu đố về chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.

– Bộ chữ cái ghép tiếng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

   1. Khởi động: (1’) Hát.

   2. Bài cũ: (3’) Không có.

   3. Bài mới: (27’) Cấu tạo của tiếng.

      a) Giới thiệu bài (1’)

Hôm nay, thầy cùng các em nắm được các bộ phận  cấu tạo của 1 tiếng, từ đó hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ qua bài: Cấu tạo của  tiếng.

     b)  Các hoạt động:

 

Hoạt động 1: Nhận xét. (10’)

MT: Giúp HS nắm được các bộ phận của “tiếng”.

PP: Trực quan, động não, đàm thoại.

a) Bài 1:GV cho HS đọc yêu cầu:         

+ Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

       Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

 

 

b) Bài 2

– GV cho HS đọc yêu cầu:

     + Đánh vần tiếng “bầu”. Ghi lại cách đánh vần đó.

 

 

– GV nhận xét và ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng: bờ–âu–bâu–huyền–bầu (bằng phấn khác màu)

 

 

 

 

– HS đọcvà thực hiện yêu cầu SGK.

– HS đọc thầm và đếm số tiếng – một vài   em làm mẫu dòng đầu (6 tiếng) – cả lớp đếm thành tiếng dòng còn lại (8 tiếng).

– HS nêu kết quả: có 14 tiếng.

– HS đọc yêu cầu:

+ Cả lớp đánh vần thầm – 1 em làm mẫu – cả lớp đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào bảng con – giơ bảng báo cáo kết quả.

 

 

 


c) Bài 3:

+ Tiếng “bầu”do những bộ phận nào tạo thành?

– Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm hiểu tiếng “bầu” do những bộ phận nào tạo thành.

=> Chốt: Tiếng “bầu” gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.

d) Bài 4:

– GV cho HS đọc nội dung, yêu cầu:

   + Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:

      *Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?

      *Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?

– Phát phiếu học tập cho HS phân tích theo nhóm đôi.

Tiếng       

Âm đầu

Vần

Thanh

Tuy

 

 

 

Rằng

 

 

 

– GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích:

  +Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?

–  Đặt câu hỏi:

+ Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?

+ Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?

=> Kết luận: Trong mỗi tiếng, bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt Thanh ngang không được đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.

+ 1em đọc yêu cầu.

 

+ HS suy nghĩ, trao đổi nhóm đôi – vài em trình bày kết hợp chỉ vào dòng chữ GV đã viết lên bảng.

 

 

– HS đọc nội dung, yêu cầu:

+ Mỗi nhóm phân tích 2 tiếng do GV cho sẵn

 

 

 

 

 

 

 

+ Đại diện nhóm lên bảng chữa bài, nhóm khác nhận xét.

– HS rút ra nhận xét.

+ Do âm đầu, vần, thanh tạo thành.

+ HS trả lời, bạn bổ sung:

   *Tất cả trừ tiếng “ơi”.

   *Tiếng “ơi”.

 

+ HS lắng nghe

 

 

 

 

Hoạt động 2: Ghi nhớ. (5’)

MT: HS tự rút ra ghi nhớ.

PP: Động não, đàm thoại.

– Chỉ bảng phụ đã viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và hỏi:

   + Mỗi tiếng thường gồm mấy bộ phận?

Kể ra? (GV dán nháp ép lên bảng)

   + Mỗi tiếng bộ phận nào cần có? Bộ phận nào có thể không? (GV chốt, dán lên bảng)

 

 

 

 

– HS nêu

– 3 – 4 em lần lượt đọc phần Ghi nhớ trên bảng, SGK.


Hoạt động 3: Luyện tập. (12’)

MT: HS biết vận dụng làm tốt các bài tập về cấu tạo của “tiếng”.

PP: Động não, đàm thoại, thực hành.

Bài 1: Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu tục ngữ:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

  +GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

 

 

Bài 2: Giải câu đố

 

 

 

 

 

 

– Đọc nội dung, yêu cầu của bài.

– Làm cá nhân, sửa miệng theo hàng dọc.

– 1 em phân tích 1 tiếng, bạn nhận xét, bổ sung.

 

– 1 em đọc yêu cầu của bài.

– HS suy nghĩ giải câu đố (chữ “sao”).

– Cho HS sửa miệng

 

4. Củng cố: (3’) – Đọc lại ghi nhớ SGK.

5. Dặn dò: (1’)

Nhận xét tiết học.

Dặn HS học thuộc Ghi nhớ và câu đố.

Chuẩn bị bài: Luyện tập cấu tạo của tiếng.

-         HS lắng nghe

 

-         HS lắng nghe

 

nguon VI OLET