TUẦN 1    

Thứ hai ngày  tháng 5 năm 2019

BUỔI SÁNG

CHÀO CỜ

_____________________________

 

TẬP ĐỌC

 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

 

I.Mục tiêu:

- Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu ND bài: : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực kẻ yếu.

*  Phát hiện được lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; Bước đầu nhận xét một số nhân vật trong bài. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục cho HS biết yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ người khác.

* KNS: - Thể hiện sự cảm thông ( Học sinh biết quan tâm, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ)

- Xác định giá trị ( HS hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình và biết giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn )

- Tự nhận thức về bản thân ( Học sinh biết tự nhìn nhận và tự đánh giá về bản thân).

II.Các hoạt động cơ bản:

1.Khởi động:

  - Hs hát.

2.Bài mới:

  - Gv giới thiệu bài.

 *Hoạt động 1:Luyện đọc:

 - Gv gọi 1 hs đọc.

 - Gv yêu cầu hs phân đoạn.

  - Gv yêu cầu hs thực hiện theo 4 nhiệm vụ:

    + Luyện đọc cá nhân

    + Tìm và luyện đọc từ khó câu dài theo cặp.

    +Luyện đọc chú giải theo cặp.

    +Luyện đọc nối tiếp đoạn

  - GV cho hs chia sẻ luyện đọc trước lớp.

  - GV  gọi 1 hs đọc cả bài. 

 *Hoạt động 2:Tìm hiểu bài      

  - Hs trả lời câu hỏi cá nhân,chia sẻ theo nhóm 2.

  - Trưởng ban học tập cho chia sẻ trước lớp:


   Câu 1:Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào ?

+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê. Lại gần Dế Mèn thấy chị Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá cuội.

Câu 2:Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?

+ Chị Nhà Trò có thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, lại quá yếu chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.

Câu 3: Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ?

+ Bọn nhện đánh Nhà trò mấy lần. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.

Câu 4: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?

+ Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.

Câu 5: Nêu 1 hình ảnh nhân hoá mà em thích ? Vì sao em thích ?

+ Hình ảnh Dế mèn xoè hai càng động viên Nhà Trò. Hình ảnh này cho em thấy Dế Mèn thật dũng cảm và khoẻ mạnh, luôn đứng ra bênh vực kẻ yếu.

Câu 6: Qua bài tập đọc bạn thấy Dế Mèn là người như thế nào?

*Giáo viên liên hệ:

- Qua câu chuyện em học tập được điều gì từ Dế Mèn?

- Nếu thấy bạn bị ức hiếp thì em sẽ làm gì?

      * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm:

          - 3 HS nối tiếp đọc toàn bài, tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.

          - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2:

          - HS đọc theo cặp 

          - HS thi đua nhau đọc đoạn diễn cảm

          - Nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay nhất.

  III. Củng cố- dặn dò:

          - Gv nhận xét tiết học.                        

______________________________

 

TOÁN

 Ôn tập các số đến 100000

I. Mục tiêu:

-  Đọc, viết các số đến 100 000

-  Phân tích cấu tạo số.

- Giáo dục cho HS có ý thức trong học tập.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: SGK, giáo án, phiếu bài tập.

- HS: SGK, vở - bút.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động:

- Hs hát

2. Bài mới:


- Giới thiệu bài

 

 

a. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.

- HS thảo luận nhóm cùng phân tích số 83 251.

? Các chữ số trong số này thuộc những hàng nào ? + Số 83 251 gồm: 1 đơn vị, 5 chục, 2 trăm, 3 nghìn, 8 chục nghìn.

-Tương tự với các số sau: 83 001; 80 201; 80 001.

? Một chục bằng bao nhiêu đơn vị ? + 1 chục = 10 đơn vị.

? Một trăm bằng bao nhiêu chục ? + 1 trăm = 10 chục.

? Một nghìn bằng bao nhiêu trăm ? + 1 nghìn = 10 trăm.

? Một chục nghìn bằng bao nhiêu nghìn ? + 1 chục nghìn = 10 nghìn.

? Một trăm nghìn bằng mấy chục nghìn ? + 1 trăm nghìn = 10 chục nghìn.

? Nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn ?

+ Số tròn chục: 10; 20; 30; ...

+ Số tròn trăm: 100; 200; 300; ...

+ Số tròn nghìn: 1000; 2000; 3000; ...

+ Số tròn chục nghìn: 10 000; 20 000;

30 000;

GV chia sẻ: Khi đọc, viết các số có 5 chữ số em cần chú ý điều gì?

b. Luyện tập thực hành:

- Hs làm bài 1,2 VBT trang .Bài 3 SGK

- Hs chia sẻ cặp đôi.

- Hs chia  sẻ trước lớp bài 2,3.

- Gv chia sẻ:

Bài 1

a)                        

   0  10000  20000  30000  40000  50000

+ Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.

? Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?

b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000; 42 000.

? Các số trong dãy số này gọi là số tròn gì ? + Gọi là số tròn nghìn.

? Hai số đứng liền nhau trong dãy số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? + Hơn kém nhau 1000 đơn vị.

Chốt: Cách viết các số có 5 chữ số theo quy luật.

Bài 2:

Chốt: cấu tạo số và cách viết số

Bài 3 :

a) Viết mỗi số sau thành tổng: 

Mẫu:  8 723 = 8 000 + 700 + 20 + 3.

          9 171 = 9 000 + 100 + 70 + 1.

          3 082 = 3 000 + 80 + 2.

          7 006 = 7 000 + 6.

b) Viết theo mẫu:


Mẫu: 9 000 + 200 + 30 + 2 = 9 230.

         7 000 + 300 + 50 + 1 = 7 351.

         6 000 + 200 + 30 = 6 230.

         6 000 + 200 + 3 = 6 203.

        5 000 + 2 = 5 002.

GV chia sẻ: Muốn phân tích một số thành tổng em cần chú ý điều gì?

Chốt: Phân tích số thành tổng, tổng viết thành số theo mẫu.

IV.Củng cố- dặn dò:

- Gv củng cố lại kiến thức.

- nhận xét tiết học.

__________________________________                     

 

LỊCH SỬ

Môn lịch sử và địa lí

I. Mục tiêu:

-Học xong bài H biết:

   +Nêu được định nghĩa đơn giản về bản đồ.

   +Một số yếu tố của bản đồ : tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.

   +Bước đầu nhận biết được các kí hiệu của một số đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ.

- HSKG: Biết tỉ lệ bản đồ.

II. Đồ dùng dạy - học:

-  GV: Bản đồ VN, thế giới. Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc.

- HS: SGK, Vở ghi.

III.  Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động:

- HS hát

2. Các hoạt động cơ bản:

a) Hoạt động 1. Cá nhân, nhóm

? Phần địa lí nước ta bao gồm những phần nào ? + Đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó.

? Phần đất liền nước ta có hình gì ? + Phần đất liền có hình chữ S

- GV chỉ bản đồ cho HS nhận biết hình dáng của đất nước.

? Phía Bắc và phía Tây của nước ta giáp với nước nào ?

? Phía Đông và phía Nam giáp đâu ?

? Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?

+ Phía Bắc giáp với Trung Quốc. Phía Tây giáp với Lào và Cam-pu-chia.

+ Phía Đông và phía Nam là vùng biển rộng lớn, vùng biển phía Nam là một bộ phận của biển Đông.

+ Vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo

b) Hoạt động 2. Nhóm

- HS đọc tiếp đến và giữ nước

? Thiên nhiên và con người trên đất nước ta có đặc điểm gì ?


  + Thiên nhiên ở mỗi nơi có đặc điểm riêng. Con người sống ở đó cũng có đặc điểm riêng trong đời sống, ăn, mặc, phong tục tập quán,...

? Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc sinh sống ? Họ sống ở những đâu?

+ Trên đất nước VN có 54 dân tộc sinh sống, có dân tộc sống ở miền núi hoặc trung du; có dân tộc sống ở đồng bằng hoặc ở các đảo và quần đảo trên biển .

? em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta ?

- GV phát cho mỗi nhóm một tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc.

? Ông cha ta đã phải làm gì để giữ gìn được vẻ đẹp của đất nước ?

+ Ông cha ta phải trải qua hàng nghìn năm lao động, đấu tranh để dựng nước và giữ nước.

*Gv chia sẻ:Trên đất nước ta có 54 dân tộc chung sống. Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN  có nét văn hoá riêng song đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử VN.

? Em có thể kể được một sự kiện CM nói về điều đó ?

c) HĐ 3: Nhóm

- HS đọc thầm tiếp phần còn lại.

? Môn lịch sử và địa lý giúp các em biết gì ?

+ Biết vị trí địa lí của đất nước. Biết được phong tục tập quán của các dân tộc. Biết được truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông.

? Để học tốt môn lịch sử và địa lý các em cần phải làm gì ?

+ Tập quan sát sự vật, hiện tượng Thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử, địa lý. Mạnh dạn nêu thắc mắc đặt cây hỏi và tìm câu trả lời. Tiếp đó em nên trình bày kết quả học tập bằng cách diễn đạt của mình.

? Em hãy nêu ND của bài ?

* GV chia sẻ: thời kì dựng nước và giữ nước.Môn lịch sử và địa lí lớp 4 giúp chúng ta hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết

công lao của ông cha ta

* Bài học: (SGK)

3. Củng cố - dặn dò:

- Gọi HS lên chỉ vị trí và các hướng của nước ta trên bản đồ.

-  Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

________________________________

 

BUỔI CHIỀU

MĨ THUẬT

Giáo viên chuyên dạy

 

HÁT NHẠC

Giáo viên chuyên dạy

_____________________________

 

ĐẠO ĐỨC

Trung thực trong học tập ( tiết 1)


I. Mục tiêu:

   - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

   - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

   - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

   - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập .

  * HSKG: Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.

nguon VI OLET