TUẦN 10   

Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2019

Buổi sáng                                        CHÀO CỜ

_____________________________

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Chủ động tự kiểm tra phần đọc để tư vấn hỗ trợ học sinh nhằm ôn tập lại bài đọc trong 9 tuần.

   - Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng / phút)

   - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

  * HS năng khiếu: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm dược đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 75 tiếng / phút)

   - Hiểu ND chính của từng đoạn; Nội dung của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. (HS năng khiếu)

II. Đồ dùng dạy - học:

   - Phiếu thăm ghi tên bài tập đọc + câu hỏi. Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học:

I Khởi động:

- PHT lên điều hành lớp khởi động.

- Nhận xét và mời giáo viên nhận lớp

- Theo dõi, nhận xét.

II. Bài mới:

* Giới thiệu bài: - Ghi tên bài.

* HĐ1: Ôn tập TĐ và HTL

Cách tiến hành:

b/ Tổ chức cho HS kiểm tra khoảng 1/3 số HS trong lớp.

- Gọi từng HS lên bốc thăm

- Cho HS chuẩn bị bài

HS lần lượt lên bốc thăm.

- Mỗi em được chuẩn bị trong 2 phút.

- HS đọc bài trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) + trả lời câu hỏi ghi trong phiếu thăm

- Hoạt động cá nhân.


- Đọc nối tiếp

- Nghe yêu cầu, làm nháp dưới sự điều khiển của nhóm trưởng nhóm:

+ Đọc yêu cầu?

+ Tìm truyện kể qua chủ điểm?

+ Nêu tên chuyện ghi ra nháp?

- Trình bày kết quả, nhận xét.

- GV nhận xét, nhắc nhở cách đọc .

Lưu ý: Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu, GV cần nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết học sau.

* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập

* Bài 2: (cá nhân)

Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- GV nhắc lại yêu cầu, tổ chức học sinh làm bài cá nhân. Giáo viên tới các bàn để gợi ý học sinh còn hạn chế:

H: Những bài TĐ như thế nào là truyện kể?  Hãy kể tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân

- GV phát bảng phụ cho 1 HS làm bài.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.

* Bài 3: (nhóm 4)

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm 4, tới các nhóm gợi ý: Tìm trong các bài TĐ trên đoạn văn có giọng đọc:

a/ Thiết tha, trìu mến.

b/ Thảm thiết.

c/ Mạnh mẽ, răn đe.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ

- Cá nhân làm bài vào giấy nháp dưới sự điều khiển của nhóm trưởng: Đọc bài đọc; Tìm đoạn có giọng đọc như yêu cầu; nêu và thống nhất trong nhóm..

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.

- Cho HS thi đọc diễn cảm.

III. Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu những em chưa đạt kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài để học tốt tiết ôn tập sau.

___________________________

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu


  - Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.

  - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.

-  Rèn tính cẩn thận khi làm bài

* Những bài tập cần hoàn thành: Bài 1, 2, 3, 4( a). Học sinh năng khiếu: Làm cả bài 4

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ, ê ke.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động:

  Hs chơi trò chơi : Đi chợ

2. Trải nghiệm: Giới thiệu bài

3. Phân tích, khám phá: Hs làm việc CN, cặp đôi, nhóm

Bài 1: (nhóm 4)

- Yêu cầu học sinh tự làm bài trong nhóm 4 (giúp học sinh còn lúng túng hoàn thành bài tập như: Dùng ê ke kiểm tra góc, nêu tên góc nhọn, tù, bẹt.

* Với học sinh còn hạn chế: đến tận nơi để hướng dẫn các em (nêu tên góc, dùng ê ke để kiểm tra nhận dạng góc...)

- Nhóm trưởng điều khiển cá nhân trong tổ: Đọc yêu cầu bài? Quan sát hình? Dùng ê ke kiểm tra góc? Nêu tên góc?...

- Chia sẻ bài làm trước lớp: nêu tên các góc đã học và quan hệ với góc vuông.

- Ghi nhận kết quả.

Bài 2:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm 2. Tới các nhóm gợi ý học sinh còn hạn chế:

+ Chỉ đường cao của hình tam giác?

+ Nêu Đ hoặc S giải thích vì sao?

+ Đọc yêu cầu! Quan sát hình! + Chỉ đường cao của hình tam giác?

+ Nêu Đ hoặc S giải thích vì sao?

- Một số nhóm trình bày, nhận xét

* Giáo viên chốt: Tam giác vuông có 2 cạnh bên vuông góc gọi là đường cao của nó.

Bài 3:

- Giáo viên tổ chức học sinh làm bài cá nhân.

- Kiểm tra bài một số em, nhận xét, tư vấn tại chỗ.

Bài 4(a):

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân.

* Nội dung mở rộng: ! HS (năng khiếu)  làm thêm câu


- GV nhận xét: Ba đường thẳng AB, MN, DC song song với nhau.

III. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

 

______________________________

LỊCH SỬ

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC

LẦN THỨ  NHẤT (NĂM 981)

I. Mục tiêu:

- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 938) do Lê Hoàn chỉ huy:

+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.

+ Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. (HS năng khiếu)

- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là đội quân chỉ huy nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống xâm lược, Thái hậu họ Dương đã tôn ông lên ngôi Hoàng đế (Nhà Tiền Lê). ông chỉ huy cuộc kháng chiến chông quân Tống thắng lợi.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Lược đồ.

2.Hoạt động dạy bài mới  :

I. Khởi động:

II. Bài mới:

*Giới thiệu bài : - Ghi tên bài.

* HĐ1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu 1 SGK đoạn: Năm 979 … sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”

- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 4, giáo viên tới các nhóm hướng dẫn:

H: Hãy tóm tắt tình hình nước ta khi quân tống xâm lược?

H: Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi rất được nhân dân ủng hộ?

H: Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là gì?

- Triều Đại của ông được gọi là triều gì?

H: Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?

- Yêu cầu học sinh trình bày.

- GV kết luận nội dung chính.

* HĐ2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. 

- Gọi 1 HS đọc mục 2 SGK.


- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4

- Nêu yêu cầu thảo luận. Giáo viên tới các nhóm hướng dẫn như: Thời gian? Các con đường tiến đánh? Mũi tiến công của quân ta?...

- Yêu cầu học sinh trình bày.

- Trình bày kết quả thảo luận và chỉ vào lược đồ.

- Năm 981 quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta.

- Chúng tiến vào nước ta theo hai con đường: …

- Lê Hoàn chia quân thành 2 cánh, sau đó cho quân chặn đánh giặc ở …

H: Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?

- Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi

- Nhận xét, bổ sung.

- Tuyên dương những em kể, nắm ND tốt.

* HĐ3: Ý nghĩa

? Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? (năng khiếu)

*Kết luận: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào dân tộc.

III. Củng cố - Dặn dò:  

- Nếu còn thời gian GV giới thiệu thêm về chiến thắng Bạch Đằng chi lăng; thái hậu Dương Vân Nga.

- Gọi HS đọc phần in đậm SGK

- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn bài.

_____________________________

Buổi chiều                                     ĐẠO ĐỨC

TIẾT KIỆM THỜI GIỜ  ( Tiết2 )

I. Mục tiêu.

- Nêu đ­­ược ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

- Biết đư­­ợc lợi ích của tiết kiệm thời giờ.

- Bư­­ớc đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,... hàng ngày một cách hợp lí.

* Giáo dục kĩ năng sống: xác định giá trị của thời gian là vô giá; Lập đ­ược kế hoạch làm việc học tập phù hợp; Phê phán, bình luận việc lãng phí thời gian.

* Học sinh năng khiếu: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ. Biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,... hàng ngày một cách hợp lí.

II. Đồ dùng dạy - học

        - Thẻ màu.

III. Hoạt động dạy học:

1.Khởi động:

     HS hát


2.Các hoạt động dạy học:

* HĐ1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ.

-  Giáo viên tổ chức học sinh làm việc cá nhân, giúp đỡ học sinh còn phân vân ở các tình huống (HS còn hạn chế)

- Yêu cầu học sinh trình bày

- GV nhận xét, kết luận.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại các việc tiết kiệm thời giờ.

* HĐ 2: Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa?

- Tổ chức thảo luận theo nhóm 4. Về việc bản thân sử dụng thời giờ như thế nào? và dự kiến thời gian biểu của mình. Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa?

- Yêu cầu học sinh trình bày.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

KL: Khen học sinh đã biết tiết kiệm thời giờ và lập thời gian biểu hợp lí.

* HĐ3: Kể chuyện “Tiết kiệm thời giờ”

 - Giáo viên kể chuyện cho học sinh nghe “Một học sinh nghèo vượt khó”

H: Thảo có phải là người tiết kiệm thời giờ hay không? Tại sao?

*Kết luận: Tiết kiệm thời giờ là một đức tính tốt, các em phải biết tiết kiệm thời giờ để học tập tốt hơn.

III. Củng cố - Dặn dò: 

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc HS Tìm hiểu về những gương tiết kiệm thời giờ.

_______________________________

KĨ THUẬT

KHÂU ĐỘT MAU (tiết 1 )

I. Mục tiêu:

  - HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau.

  - Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.

  - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy- học:

  - Tranh quy trình khâu mũi đột mau.

  - Mẫu khâu đột mau được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu mũi khâu dài 2cm, một số sản phẩm có đường may bằng máy hoặc đường khâu đột mau và mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường của bài 4.

  - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

   + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.

   + Len (hoặc sợi), khác màu vải.

   + Kim khâu len, thước kẻ, phấn vạch.


III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động:

  HS hát bài “ Chiếc khăn tay”

2.Các hoạt động dạy học:

3. Dạy bài mới:

  a)Giới thiệu bài: Khâu đột mau.

  b)Hướng dẫn cách làm:

nguon VI OLET