Tuần 10
Thứ hai, ngày 9 tháng 11 năm 2020
Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Kĩ năng: Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
* HS năng khiếu đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra: ( 3’ )
- Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: ( 35’ )
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng: 1/3 lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:


- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS.
Bài 2: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là . . .
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?



+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang).
- Yêu cầu HS làm nhóm ghi vào bảng các nội dung theo yêu cầu.

- Các tổ trưởng kiểm tra, báo cáo GV


- HS đọc yêu cầu bài.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.




- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa.
- Các truyện kể: Dế mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin.


- Hoạt động trong nhóm 4.
- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật

Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.

Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
Tôi (chú bé), ông lão ăm xin.

Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tìm các đọan văn có giọng đọc như yêu cầu.
















- Gọi HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, kết luận đọc văn đúng.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
- Nhận xét khen/ động viên.
3.Dặn dò-HĐ ứng dụng :(2`)
- Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
- Nhận xét tiết học.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV:
a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha:
Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin:
Từ tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia… đến khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
b. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:
Là đoạn nhà Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 1) kể nổi khổ của mình:
Từ năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vây lương ăn của bọn nhện… đến… Hôm nay bọn chúng chăn tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
c. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe:
Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Tròø (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 2):
Từ tôi thét:
- Các ngươi có của ăn của để, béo
nguon VI OLET