TUẦN 10          Thứ      hai,    ngày            tháng             năm      20

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiểm tra lấy điểm Tập đọc và học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; hệ thống được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng:

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

  * HS năng khiếu đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).

3. Thái độ:

- GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng:

- GV:  + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

            + Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS) và bút dạ.

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

2. Bài cũ: (3’) Điều ước của vua Mi-đát

Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Điều ước của vua Mi-đát, trả lời câu hỏi nội dung bài.

- Hát

 

- HS trả lời

3. Phát triển hoạt động:

    Hoạt động 1: (10p) Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng

Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng (1/3 lớp)

Cá nhân- Lớp

 

 

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên  bốc thăm bài đọ

 


 

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:

- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc

- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS.

    Hoạt động 2: (7’) Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?

 

 

+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang). 

- Yêu cầu HS làm nhóm ghi vào bảng các nội dung theo yêu cầu.

c.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

 

 

 

Nhóm 4- Lớp

- HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa.

+ Các truyện kể: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin.

 

 

- Hoạt động trong nhóm 4.

- Đại diện  nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

Tên bài

Tác giả

Nội dung chính

Nhân vật

Dế mèn bênh vực kẻ yếu

Tô Hoài

Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.

Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.

Người ăn xin

Tuốc-giê-nhép

Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.

Tôi (chú bé), ông lão ăm xin.

    Hoạt động 3: (8p) Bài 3

- Nhận xét, kết luận:

+ Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến là đoạn cuối truyện Người ăn xin

+ Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết là đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình.

+ Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe là đoạn Dế Mèn đe dọa bọn nhện, bênh vực Nhà Trò

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.

- Nhận xét khen/ động viên.

Nhóm 2 – Lớp

- Thực hiện theo yêu cầu của GV:

- Tìm nhanh trong bài Tập đọc nêu trên đoạn văn tương ứng với giọng đọc, phát biểu.

 

 

 

 

- Thi đọc diễn cảm, thể hiện rõ khác biệt về giọng đọc

 

 


 

4. Củng cố - dặn dò: (3p)

- Nêu lại những nội dung vừa ôn tập, kiểm tra.

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu những em chưa được kiểm tra hoặc kiếm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.

- Dặn HS xem lại các quy tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết sau.

 

- Ghi nhớ KT đã ôn tập

- Luyện đoc diễn cảm tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

Thứ                     ,  ngày            tháng             năm        20

TOÁN

Tiết 46: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. Làm Bt1, 2, 3, 4(a)

2. Kĩ năng:

- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. 

3. Thái độ:

- HS có thái độ học tập tích cực.

*Bài tập cần làm:   Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

  - GV: Ê ke, thước thẳng

  - HS: Ê ke, thước thẳng

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (1p)

2. Bài cũ: (4p) Thực hành vẽ hình vuông

- Sửa các bài tập.

- Nhận xét bài cũ

- Hát

 

- HS sửa bài

 

2. Phát triển các hoạt động:

    Hoạt động 1: Củng cố về góc và đường cao tam giác.

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.

 

- GV chốt đáp án.

 

nguon VI OLET