TUẦN 11             Thứ      hai,    ngày           tháng             năm      20

TẬP ĐỌC

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,...

- Hiểu ND bài: HS hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ

- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.

* TTHCM: Giáo dục HS có ý thức và tinh thần vượt khó, vươn lên trong học tập, trong cuộc sống để học tập ngày một tiến bộ hơn.(HĐ2)

*KNS: Tự nhận thức. Tự trọng và tự tin vào bản thân.(HĐ2)

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV:  +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

            + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

- GV giới thiệu chủ điểm:

+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?

+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa.

 

 

 

 

- Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.  Câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.

- Hát

+ Chủ điểm: Có chí thì nên. Tên chủ điểm nói lên con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công.

+ Tranh minh hoạ vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: các em chăm chú nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội.

- Lắng nghe.

 


2. Phát triển các hoạt động: (30p)

    Hoạt động 1. Luyện đọc: (10p)

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọn những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ của Nguyễn Hiền. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái.

- GV chốt vị trí các đoạn:

 

 

 

 

 

 

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

 

 

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 4 đoạn:

(mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (kinh ngạc,mảnh gạch vỡ, vi vút,....)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

    Hoạt động 2. Tìm hiểu bài: (10p)

- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài

 

 

+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào?

 

+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?

+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

 

 

+ Đoạn 1,2 cho em biết điều gì?

 

+ Những chi tiết cho thấy  Nguyễn Hiền ham học và chịu khó?

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)

+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.

+ Cậu bé ham thích chơi diều.

+ Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

- Đoạn 1, 2 nói lên tư chất thông minh của cậu bé Nguyễn Hiền.

+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.


+ Nội dung đoạn 3 nói lên điều gì?

 

+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?

+ Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói đúng ý nghĩa câu chuyện: Tuổi trẻ tài cao/ Có chí thì nên/ Công thành danh toại

 

 

 

 

 

 

- GV: Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại . Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất.

+ Câu chuyện khuyên ta điều gì?

 

 

- Đoạn 3 nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền

+ Vì cậu đỗ trạng Nguyên năm 13 tuối, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.

*Câu trẻ tuổi tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài.

*Câu có chí thì nên  nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết  tâm học khi gặp nhiều khó khăn.

*Câu công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, vinh quang đã đạt được.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết  tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.

- HS nêu, ghi nội dung bài

    Hoạt động 3. Luyện đọc diễn cảm(10p)

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

 

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3

 

 

- GV nhận xét, đánh giá chung

 

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

+ Em học được điều gì từ cậu bé Nguyễn Hiền?

- Liên hệ giáo dục: (liện hệ đến một số HS còn lười học, ham chơi. . . )

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS đọc mẫu toàn bài

 - Nhóm trưởng điều hành:

+ Luyện đọc theo nhóm

+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.

- Bình chọn nhóm đọc hay.

 

 

- HS nêu

 

 

 

- Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ cùng ý nghĩa với câu Có chí thì nên

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


....

Thứ                 , ngày           tháng          năm  20

TOÁN

Tiết 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, . . .

              CHIA CHO 10, 100, 1000, . . .

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,… và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,…

2. Kĩ năng:

- HS thực hiện tốt việc nhân nhẩm với 10, 100, 1000,...

3. Thái độ:

*Bài tập cần làm:   Bài 1: a) cột 1, 2; b) cột 1, 2; bài 2 (3 dòng đầu)

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

  - GV: Phiếu học tập

  - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

+ Nêu tính chất giao hoán của phép nhân

- Hát

+ Khi đổi chỗ các thừa số trong 2 tích thì tích đó không đổi.

2. Phát triển các hoạt động:(30p)

    Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

    Hoạt động 2: Hướng dãn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục với 10

 * Nhân một số với 10

  - GV viết lên bảng phép tính 35 x 10.

+ Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng bao nhiêu?

nguon VI OLET