Giáo viên: Vi Mạnh Cường ----------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

 

Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2019

Giáo dục tập thể

CHÀO CỜ

__________________________________

Thể dục

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

_________________________________

Tập đọc

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. 13 tuổi.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Mở đầu:  Giới thiệu chủ điểm

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

*. Luyện đọc:

HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn 2  lượt.

- GV nghe, kết hợp sửa lỗi cho HS và giải nghĩa từ khó.

HS: Luyện đọc theo cặp.

2 em đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi.

 

*. Tìm hiểu bài:

HS:Đọc thầm đoạn từ đầu ... chơi diều và trả lời.

? Tìm những tư chất nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền?

- Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

- Đọc tiếp và trả lời:

? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào

- Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng. Tối đến đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả con đom đóm vào trong. Mỗi lần có bài thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô, nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

? Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là ông Trạng thả diều

- Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13 khi vẫn còn là 1 chú bé ham thích chơi diều.

- 1 HS nêu câu hỏi 4.

HS suy nghĩ trả lời.

- GV kết luận phương án đúng:

“Tuổi trẻ tài cao”, “công thành danh toại”, “có chí thì nên”.

1

                 ___________Giáo án lớp 4D - Năm học 2019- 2020________________

 


 

Giáo viên: Vi Mạnh Cường ----------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

 

*. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:

HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.

- GV hướng dẫn đơn giản để tìm giọng đọc diễn cảm phù hợp với diễn biến câu chuyện.

- GV đọc diễn cảm 1 đoạn.

HS: Luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- 1 vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.

3. Củng cố – dặn dò:

 - Nhận xét giờ học. Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.

_________________________________________

Toán

NHÂN VỚI 10, 100, 1000.... CHIA CHO 10, 100, 1000…

I. Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, … và chia số tròn chục, tròn trăm cho 10, 100, 1000…

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) cho 10, 100, 1000…

II. Đồ dùng dạy học:Phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: 1 em lên bảng chữa bài tập.

3. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn HS nhân 1 số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10:

- GV ghi bảng: 35 x 10 = ?

VD: 35 x 10 = 10 x 35

= 1 chục x 35 = 35 chục

= 350

(Gấp 1 chục lên 35 lần)

Vậy: 35 x 10 = 350

- Nhận xét 35 so với 350 thì như thế nào?

- 1 số không có số 0 ở sau.

- Khi nhân 35 với 10 chỉ việc thế nào?

- Thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0

=> Rút ra ghi nhớ (ghi bảng).

HS :3 em đọc ghi nhớ.

* GV hướng dẫn tiếp từ 35 x 10 = 350

=> 350 : 10 = 35

HS: Trao đổi và rút ra nhận xét khi chia số tự nhiên cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó.

c. Hướng dẫn HS nhân 1 số với 100, 1000, … chia cho 1 số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000…

- (GV làm tương tự như trên).

 

d. Thực hành:

+ Bài 1: Làm cá nhân

- Cho HS làm, nhắc lại nhận xét sau đó trả lời miệng.

+ Bài 2: Làm vào vở.

HS: Đọc yêu cầu.

 

GV hỏi hs cách làm.

- Hai HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

GV hướng dẫn mẫu:

 300 kg = … tạ.

 70 kg = 7 yến

 800 kg = 8 tạ

1

                 ___________Giáo án lớp 4D - Năm học 2019- 2020________________

 


 

Giáo viên: Vi Mạnh Cường ----------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

 

Ta có: 100 kg = 1 tạ

 300 : 100 = 3 tạ.

Vậy: 300 kg = 3 tạ.

 300 tạ = 30 tấn

 120 tạ = 12 tấn

 5 000 kg = 5 tấn

 4 000 g = 4 kg

- HS đổi vở chéo cho nhau soát lại bài.

4. Củng cố – dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài và làm bài tập.

________________________________________

Chính tả (Nhớ - viết)

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu:

- Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ đầu bài “Nếu chúng mình có phép lạ”.

- Luyện viết đúng những tiếng có những âm đầu và vần dễ lẫn s/x, dấu (’).

II. Đồ dùng dạy - học:

Phiếu khổ to viết nội dung bài 2.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:

- GV nêu yêu cầu của bài.

HS: 1 em đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ.

- Cả lớp theo dõi.

- 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ.

- Cả lớp đọc thầm bài thơ trong SGK để nhớ chính xác khổ thơ.

- GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày từng khổ thơ.

 

 

 

HS: Gấp SGK viết vào vở.

HS: Thu vở để GV chấm bài.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

+ Bài 2:

- GV dán 3, 4 tờ phiếu đã viết sẵn đoạn thơ.

HS: Đọc thầm yêu cầu.

Các nhóm làm bài theo kiểu tiếp sức.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- GV chốt lại lời giải đúng:

a) Trỏ lối sang – nhỏ xíu – sức nóng – sức sống – thắp sáng.

b) Nổi tiếng, đỗ trạng, ban thưởng, rất đỗi, chỉ xin nồi nhỏ, thuở, phải, hỏi mượn của, dùng bữa, để ăn, đỗ đạt.

 

 

+ Bài 3:

HS: Đọc yêu cầu bài tập.

- 3 – 4 HS làm bài vào phiếu.

- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- GV chốt lại lời giải đúng.

HS: Thi đọc thuộc lòng những câu nói đó.

4. Củng cố – dặn dò:

1

                 ___________Giáo án lớp 4D - Năm học 2019- 2020________________

 


 

Giáo viên: Vi Mạnh Cường ----------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

 

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài và làm bài tập.

_______________________________________

Khoa học

BA THỂ CỦA NƯỚC

I. Mục tiêu:

- Sau bài học sinh biết nước tồn tại ở ba thể: Lỏng, khí, rắn. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể.

- Thực hành nước chuyển từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại.

-  Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại.

­- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.

II. Đồ dùng:  Hình trang 44, 45, chai lọ…

III. Các hoạt động dạy - học:

 1. Tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Nước có những tính chất gì?

3. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại:

 

Bước 1: Làm cặp

+ Nêu 1 số ví dụ về nước ở thể lỏng?

­- Nước mưa, nước sông, nước biển, nước suối…

+ Dùng rẻ lau ướt lau lên bảng và cho 1 em lên sờ tay vào.

1

                 ___________Giáo án lớp 4D - Năm học 2019- 2020________________

 

nguon VI OLET