TUẦN 12

 

Tiết 56:                                          

                                                           TOÁN

NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG

 

Ngày soạn: 15/11/2019

Ngày dạy: Thứ Hai, 18 /11/2019. Lớp dạy: 4B

 

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS :

* Kiến thức:  Giúp học sinh

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

* Kĩ năng:

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

* Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích môn học, có tính cẩn thận

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

  1. GV : Giáo án, SGK, - Bảng phụ

  2. HS : Sách vở, đồ dùng môn học

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

- Chữa bài trong vở bài tập.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:- GV giới thiệu: - ghi đầu bài  (1 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tính và so sánh gía trị của hai biểu thức

2.1.1. MT: HS biết cách thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

2.1.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.3. Tiến trình của hoạt động:

- GV ghi 2 biểu thức lên bảng yêu cầu hs tính rồi so sánh.

- HS tính sau đó so sánh.

    4 x (5 + 3) =                4 x 5 + 4 x 3 =

  4 x      8     = 32            20   +     12 = 32

- So sánh: Hai biểu thức đều có kết quả là 32.

Vậy:  4 x (5 + 3) = 4 x 5 + 4 x 3

 

2.2 . Hoạt động 2 : Quy tắc nhân một số với một tổng


2.2.1. MT: Giúp học sinh hiểu và rút ra được quy tắc nhâ một số với một tổng.

2.2.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.2.3. Tiến trình của hoạt động:

- Biểu thức: 4 x (3 + 5) là một số nhân với một tổng.

- Biểu thức: 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích của sổ đó với từng số hạng của tổng.

(?) Muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào?

-         HS sinh nêu quy tắc (SGK)

- HS nhắc lại quy tắc.

(?) Hãy viết biểu thức: a x (b+ c) theo quy tắc.

a x (b + c) = a x b + a x c

- HS nêu công thức tổng quát.

2.3 . Hoạt động 3 : Luyện tập, thực hành.

2.3.1. MT: Giúp học sinh làm thành thạo bài toán nhân một số với một tổng.

2.3.2. ĐD: SGK

2.3.3. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.3.4. Tiến trình của hoạt động:  

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu).

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

 

a

b

c

a x (b + c)

a x b + a x c

4

5

2

4x(5+2)=28

4x5+4x2=28

 

 

3

4

5

3x(4+5)=27

3x4+3x5=27

  6

2

3

6x(2+3)=30

6x2+6x3=30

 

- Nhận xét, chữa bài.

 

Bài 2:

a) Tính bằng 2 cách:

 - HS lên bảng.

* 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360

    36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3

                       = 252 + 108 = 360

* 207 x (2 + 6) = 207 x 8 = 1 656

   207 x (2 + 6) = 207 x 2 + 207 x 6

                         =     414   +    1242 = 1656

 

- Nhận xét, bổ xung.

- Nhận xét, cho điểm HS.

b) Tính bằng 2 cách (theo mẫu).


 - Hs lên bảng.

* 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500

   5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62) = 5 x 100 = 500

* 135 x 8 + 135 x 2 = 1 080 + 270 = 1 350

    135 x 8 + 135 x 2 = 135 x (8 + 2)

                                = 135 x 10 = 350

- Nhận xét, sửa sai.

*Bài 3: Tính và so sánh g/trị của hai b/thức:

- Nêu yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.

(3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32

3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32

(?) Giá trị của 2 biểu thức này như thế nào so với nhau?

+ Giá trị của 2 biểu thức này bằng nhau.

(?) Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?

+ Có dạng là một tổng (3 + 5) nhân với một số (4)

(?) Biểu thức thứ 2 có dạng như thế nào?

+ Là tổng của 2 tích

(?) Em có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất?

+ Là tích của từng số hạng trong tổng (3 + 5) với số đó (4) .

(?) Muôn nhân một tổng với một số ta làm như thế nào?

+ Ta lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả với nau.

- HS nhắc lại quy tắc.

 

*Bài 4: HS khá, giỏi

- Nêu yêu cầu và HD HS làm bài tập.

a) 26 x 11 = 26 x (10 + 1)

                       = 26 x 10 + 26 x 1

                       = 260 + 26 = 286

   35 x 101 = 35 x (100 + 1)

                            = 35 x 100 + 35 x 1

                           = 3 500 + 35 = 3 535

- Nhận xét cho điểm.

2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, liên hệ, dặn dò(1-2 phút):

- Nhận xét giờ học.

 - Về học quy tắc và làm bài.

 

 

 

Tiết 23:

TẬP ĐỌC

“VUA TÀU THUỶ”  BẠCH THÁI BƯỞI

 

I. MỤC TIÊU :


1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS:

- KN: - Biết đọc bài văn với giọn kể chậm rói ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- KT: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côI cha, nhờ giàu nghị lực & ý chí vươn lên đã trở thành 1 nhà kinh doanh lẫy lừng tên tuổi

             - Trả lời được các câu hỏi 1; 2 ; 4 SGK ( Câu hỏi 3 dành cho HS giỏi )

- TĐ: Yêu thích môn học

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1.- GV: - Tranh minh học, bảng phụ.

2.- HS : Sách vở môn học

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

- 3 HS đọc thuộc lòng bài “ Có chí thì nên” và nêu ý nghĩa một câu yêu thích nhất.

- GV nhận xét, ghi điểm.

- GV nhận xét - ghi điểm cho HS

* Mở đầu

Gv cho hs quan sát tranh, nêu nội dung tranh.

GV giới thiệu vào bài:“ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi

2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

2.1.1. MT: Giúp HS biết chủ đề và bài học mới..

2.1.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.3. Tiến trình của hoạt động:

Gv cho hs quan sát tranh, nêu nội dung tranh.

GV giới thiệu vào bài:“ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi

2.2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài:

2.2.1. MT: Giúp HS biết chủ đề và bài học mới..

2.2.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.2.3. Tiến trình của hoạt động:

- Gọi 1 HS khá đọc bài

- GV chia bài thành 4 đoạn.

HS đọc nối tiếp từng đoạn.

HS chia và đánh dấu đoạn.

- Đoạn 1: Từ đầu.... Cho ăn học.

- Đoạn 2: Năm 21 tuổi....không nản chí.

- Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi .... Trưng Nhị.


- Đoạn 4: Chỉ trong 10 năm .....cùng thời.

 

Các từ: quẩy, nản chí, diễn thuyết.

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn và sửa phát âm và Luyện đọc câu dài:

. Câu dài : - Bạch Thái Bưởi/ mở công ty vận tải đường thuỷ/ vào những lúc con tàu của người Hoa/ độc chiếm các đường sông miền Bắc

- hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng

+ Lần 2: HS đọc và giải nghĩa từ

* Đọc trong nhóm:

- Chia nhúm : nhúm 2 ( cỏc nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển nhóm ).

- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.

- Thi đọc thể hiện đoạn

  - Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.

- 1 HS đọc toàn bài                                                            

* GV đọc mẫu toàn bài.

2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS  tìm hiểu bài:

2.3.1. MT: Giúp HS hiểu toàn bộ yêu cầu cua bài.

2.3.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

nguon VI OLET