Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

                                                 Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2019

Giáo dục tập thể

CHÀO CỜ

_________________________________

Thể dục

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

_____________________________________

Tập đọc

VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI

I. Mục tiêu:

      - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

      - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ SGK

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ:   3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

*. Luyện đọc:

Nối tiếp đọc 4 đoạn của truyện (3 lượt).

- GV nghe, kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ. Nhắc nhở các em nghỉ hơi giữa những câu dài.

HS: Luyện đọc theo cặp.

- 2 em đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

*. Tìm hiểu bài:

HS: Đọc thầm đoạn 1 và trả lời.

+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?

- Mồ côi cha từ nhỏ, theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch và được ăn học.

+ Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?

- Đầu tiên anh làm thư ký cho 1 hãng buôn. Sau đó buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ

+ Những chi tiết nào chứng tỏ anh là 1 người có chí?

- Có lúc mất trắng tay không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.

HS: Đọc đoạn còn lại và trả lời.

+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào thời điểm nào?

- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.

+ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?

- Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: Cho người đến các bến tàu diễn thuyết. thuê kỹ sư trông nom.

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

 

Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

+ Em hiểu thế nào là 1 bậc anh hùng kinh tế?

- Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh/ Là người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.

*. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:

 

- Luyện đọc theo nhóm

- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1, 2 đoạn tiêu biểu.

- HS theo dõi

- GV đọc mẫu.

- Nx đọc đúng nhất

. 3Củng cố – dặn dò:

- Nhận xét giờ học - Về nhà học bài, tập đọc bài.

 

HS: Luyện đọc theo cặp.

- Thi đọc diễn cảm.

__________________________________

Toán

NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG

I. Mục tiêu:

- Giúp HS biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số.

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

II. Đồ dùng dạy học:  Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ: 2 em lên chữa bài về nhà.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức:

- GV ghi bảng 2 biểu thức:

4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5

HS: 2 em lên bảng tính giá trị 2 biểu thức sau đó so sánh 2 kết quả:

- Hai biểu thức đó như thế nào?

- Hai biểu thức đó có giá trị bằng nhau.

c. Nhân 1 số với 1 tổng:

- GV chỉ cho HS biết biểu thức bên trái dấu bằng là gì?

- Là nhân 1 số với 1 tổng.

- Biểu thức bên phải dấu bằng là gì?

- Là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng.

- Khi nhân 1 số với 1 tổng ta làm thế nào?

- Ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng kết quả lại.

a x (b + c) = a x b + a x c

d. luyện tập

+ Bài 1: HD học sinh làm

 

HS: Đọc yêu cầu.

- 3 HS lên bảng làm.

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

 

Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

 

- Cả lớp bảng con.

+ Bài 2:

- GV nhận xét,

HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.

- 2 HS lên bảng làm theo 2 cách.

+ Bài 3:

Đọc yêu cầu và tự làm - 2 em làm bảng.

- Gọi HS nhận xét về cách nhân 1 tổng với 1 số.

(3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4

- Rút ra kết luận.

+ Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất.

HS: Đọc yêu cầu và  làm cặp.

- GV hướng dẫn mẫu 1 phép tính:

36 x 11 = 36 x (10 + 1)

= 36 x 10 + 36 x 1

= 360 + 36

= 396.

HS: Tự làm các phần còn lại.

- 2 em lên bảng làm.

- Cả lớp làm vào vở.

 

 

3. Củng cố – dặn dò:  

- GV nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập.

___________________________________________

Chính tả (Nghe- viết)

NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Người chiến sỹ giàu nghị lực”.

- Luyện viết đúng những tiếng có những âm đầu và vần dễ lẫn tr/ch, ươn/ương.

II. Đồ dùng dạy - học:

giấy khổ to.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:

HS: 2 HS đọc thuộc lòng 4 câu thơ giờ trước, viết lại câu đó lên bảng.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Hướng dẫn HS nghe - viết:

 

- GV đọc bài chính tả.

HS: Theo dõi SGK.

- Đọc thầm lại bài, chú ý những từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số.

- GV đọc từng câu cho HS viết.

HS: Gấp SGK, nghe GV đọc để viết.

- Đọc lại toàn bài để soát lỗi.

- HS soát lỗi.

- Thu 7 – 10 em, nhận xét.

 

c. Hướng dẫn HS làm bài tập:

- GV nêu yêu cầu của bài.

HS: Đọc lại yêu cầu, đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.

- GV phát giấy khổ to cho 1 số em làm vào giấy.

HS: Dán giấy lên bảng, chơi trò tiếp sức.

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

 

Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

- GV chấm điểm cho nhóm làm bài đúng, nhanh.

* Lời giải đúng:

a) Trung Quốc, chín mươi tuổi, hai trái núi, chắn ngang, chê cười chết, cháu, cháu – chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi.

b) Vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thủy, thịnh vượng.

3. Củng cố – dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.- Về nhà học bài và làm bài tập.

_____________________________________________

Khoa học

SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN

I. Mục tiêu:

- HS biết hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.

- Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

II. Đồ dùng:  Hình trang 48, 49 SGK, sơ đồ vòng tuần hoàn

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra: Mây được hình thành như thế nào?

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. HĐ 1: Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Bước 1: Làm việc cả lớp.

- GV hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.

HS: Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.

 

+ Các đám mây: mây trắng và đen.

+ Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.

+ Dãy núi; từ 1 quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi phía xa là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối.

+ Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.

+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.

+ Các mũi tên.

- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước được phóng to lên bảng.

- HS lên bảng điền

Bước 2: => Kết luận: GV chỉ vào sơ đồ và kết luận như SGK.

HS: Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

c. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

Bước 1: Làm việc cả lớp.

Thực hiện yêu cầu ở mục vẽ tr. 49 SGK.

Bước 2: Làm việc cá nhân.

Hoàn thành bài tập theo yêu cầu SGK tr.49.

Bước 3: Trình bày theo cặp.

Trình bày với nhau về kqlàm việc cá nhân.

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

 

Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

Bước 4: Làm việc cả lớp.

- GV nhận xét, cho điểm.

 

3. Củng cố - dặn dò: 

- Nhận xét giờ học

- Về nhà học bài.

1 số HS lên trình bày sản phẩm của mình trước lớp.

__________________________________________

Tiếng Việt +

                                                    LUYỆN TẬP 

 

I- Mục đích, yêu cầu

1. Rèn kĩ năng nói: HS chọn được 1 câu chuyện kể về đồ chơi của mình. Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

2. Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

II- Đồ dùng dạy- học

Bảng lớp viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt chuyện

III- Các hoạt động dạy- học

Hoạt đông của thầy

Hoạt động của trò

Ổn định

A.Kiểm tra bài cũ

 

B.Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay bạn nào có câu chuyện về đồ chơi của mình sẽ kể cho cả lớp cùng nghe.

- GV kiểm tra HS chuẩn bị ở nhà

2.Hướng dẫn HS phân tích đề

- GV mở bảng lớp

- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng

 

3.Gợi ý kể chuyện

- Gọi HS đọc gợi ý GV mở bảng lớp chép sẵn 3 gợi ý.

- GV nhắc HS chú ý chọn 1 trong 3 mẫu.

- Khi kể nên dùng từ xưng hô: Tôi

- Gọi HS nêu mẫu mình đã chọn.

4.Luyện kể chuyện, trao đổi về nội dung ý nghĩa của chuyện

a) Kể theo cặp

- GV giúp đỡ từng nhóm

b) Thi kể trước lớp

- Hát

- 2 HS kể câu chuyện đã được đọc( học) có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em.

 

 

 

- Nghe

- Đưa ra bài chuẩn bị ở nhà

 

- Đọc đề bài, tìm ý quan trọng

- Đọc những từ ngữ quan trọng mà GV vừa gạch dưới.

 

- Đọc gợi ý, lớp đọc thầm

 

- HS lựa chọn mẫu

 

- Lần lượt nêu mẫu mình chọn

 

 

- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi.

- Vài HS thi kể chuyện trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện

 

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

 

Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

- GV hướng dẫn cách nhận xét: Nội dung, cách kể, cách dùng từ, đặt câu, ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ.

- GV nhận xét, khen HS kể hay nhất

5.Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học

 

 

- Lớp bình chọn bạn kể hay nhấ

 

- Thực hiện

__________________________________________________________

Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2019

Tiếng Anh

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

__________________________________________

Tiếng Anh

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

__________________________________________

Toán

NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU

I. Mục tiêu:

 - Giúp HS biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 hiệu, nhân 1 hiệu với 1 số.

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

II. Đồ dùng dạy học:  Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng chữa bài.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức:

- GV ghi bảng:

3 x (7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5

2 em lên tính giá trị rồi so sánh kết quả:

 

c. Nhân 1 số với 1 hiệu:

- GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân 1 số với 1 hiệu, biểu thức bên phải dấu bằng là hiệu giữa các tích. Từ đó rút ra kết luận:

=> KL: SGK

 

 

 

 

HS: 3 em đọc lại.

- Viết dưới dạng biểu thức:

a x (b – c) = a x b – a x c

d. Thực hành:

+ Bài 1: GV treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, HD HS tính và viết vào bảng.

HS: Đọc, tính nhẩm để viết vào bảng.

+ Bài 2:

HS: Đọc yêu cầu và tự làm.

- GV hướng dẫn:

26 x 9 = 26 x (10 – 1)

- Hai HS lên bảng làm theo 2 cách như GV đã hướng dẫn:

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

 

Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

+ Bài 3: Làm cặp.

HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng làm bài.

+ Bài 4: GV ghi bảng:

(7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

HS: So sánh và nhận xét kết quả.

? Khi nhân 1 hiệu với 1 số ta làm thế nào?

- GV chấm bài cho HS.

- Ta có thể nhân số bị trừ, số trừ với số đó, rồi trừ 2 kết quả cho nhau.

3. Củng cố – dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.- Về nhà học bài và làm bài tập.

__________________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC

I. Mục tiêu:

- Nắm được 1 số từ, 1 số câu tục ngữ nói về ý chí nghị lực của con người.

- Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên.

II. Đồ dùng dạy – học: Giấy khổ to.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Kiểm tra bài cũ: 2 em lên bảng chữa các bài về nhà.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

+ Bài 1:

HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ trao đổi theo cặp.

- GV phát phiếu cho 1 số em.

- 1 số em làm bài vào phiếu.

- GV chốt lại lời giải đúng:

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Nhóm 1: Chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công.

Nhóm 2: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.

+ Bài 2:

Đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.

- 2 HS trả lời

+ Bài 3: GV nêu yêu cầu.

+ Cho học sinh đọc lại.

HS: Đọc lại và tự làm bài.

- Các từ cần điền là:

nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.

+ Bài 4:

HS: Đọc nội dung bài tập.

- Cả lớp đọc thầm lại 3 câu tục ngữ và nêu cách hiểu của mình trong mỗi câu.

a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

- Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay giả. Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng.

b) Nước lã mà vã nên hồ…

- Từ nước lã mà làm thành hồ (bột loãng hoặc vữa xây nhà), từ tay không không có gì mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi, ngoan cường.

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

 

Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

c) Có vất vả mới thành nhân…

- Phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công. Không thể tự dưng mà thành đạt được kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn, cầm lọng che cho.

- Từ việc nắm nghĩa đen yêu cầu HS phát biểu về lời khuyên nhủ gửi gắm trong mỗi câu.

- GV nhận xét chốt lại.

- HS theo dõi.

3. Củng cố – dặn dò:

 - GV nhận xét tiết học - Về nhà học bài.

_____________________________________________

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC

I. Mục tiêu:

  1. Rèn kỹ năng nói: 

-  HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên 1 cách tự nhiên bằng lời của mình.

- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

2. Rèn kỹ năng nghe: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy - học: Một số truyện viết về người có nghị lực, giấy khổ to.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Em học được gì ở Nguyễn Ngọc Ký

- 2 HS kể nối tiếp câu chuyện “Bàn chân kỳ diệu”.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

*. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề:

 

- GV dán giấy đã viết đề lên bảng.

HS: 1 em đọc đề bài.

- GV gạch chân các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực.

HS: 4 em nối tiếp đọc 4 gợi ý, cả lớp theo dõi SGK.

- Đọc thầm lại gợi ý 1.

- GV nhắc những nhân vật được nêu tên trong gợi ý: Bác Hồ, Bạch Thái Bưởi, Đặng Văn Ngữ, Lương Định Của, Nguyễn Hiền…ngoài ra có thể kể chuyện ngoài SGK.

 

- GV dán dàn ý kể chuyện và nêu tiêu chuẩn đánh giá.

HS: Nối tiếp nhau kể về câu chuyện của mình.

*. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

- GV viết lên bảng tên những HS tham gia thi kể.

HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

 

Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

- Mỗi HS kể xong phải nói ý nghĩa câu chuyện.

- Thi kể trước lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm.

 

3. Củng cố – dặn dò:

 - GV nhận xét giờ học.

______________________________________________

Lịch sử

CHÙA THỜI LÝ

I. Mục tiêu:

Học xong bài này HS biết:

 - Đến thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.

 - Chùa là công trình kiến trúc đẹp.

II. Đồ dùng dạy - học:

ảnh chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A – di - Đà.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

HS: Đọc nội dung ghi nhớ.

3. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.

- GV phát phiếu học tập.

HS: Đọc SGK để đánh dấu vào ô

+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư   

+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật. 

+ Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã. 

+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.   

c Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.

- GV mô tả chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A – di - Đà (có ảnh phóng to và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp).

 

 

HS: 1 vài em mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà các em biết.

- GV nhận xét, khen những em trả lời đúng.

 

=> Gọi HS đọc bài học SGK.

- GV ghi bảng.

HS: 2 – 3 em đọc lại.

3. Củng cố – dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.- Về nhà học bài.             

                                                   _______________________

Toán +

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

 

Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

 - Nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 số với 1 hiệu.

 - áp dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

II. Đồ dùng dạy học.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới.

 a. Giới thiệu bài.

 b. Luyện tập.

Bài 1: Tính bằng 2 cách

 

- 2 hs lên bảng làm dưới lớp làm vở

 

Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.

      a.  395 15 + 85 395

          = 395 (15 + 85)

          = 395 100

          = 39500

 

b.  289 47 – 289 17

             = 289 (47 – 17)

             = 289 30

             = 8670

Bài 3:

     Hai đoàn xe chở dưa hấu ra thành phố. Đoàn xe thứ nhất có 8 xe, đoàn xe thứ hai có 5 xe, mỗi xe chở được 1250kg dưa hấu. Hỏi cả 2 đoàn xe chở được bao nhiêu kg dưa hấu (Giải theo 2 cách)

Giải:

C1:   Đoàn xe thứ nhất chở được là:

              1250 8 = 10000 (kg)

         Đoàn xe thứ hai chở được là:

              1250 5 = 6250 (kg)

         Cả hai đoàn xe chở được là:

               10000 + 6250 = 16250 (kg)

                                    ĐS: 16250 kg

C2:    Cả hai đoàn xe có:

                8 + 5 = 13 (xe)

         Cả hai đoàn xe chở được là:

                1250 13 = 1625 (kg)

                                    ĐS: 16250 kg

3 -Củng cố – dặn dò:

           - Tổng kết giờ học.

           - Về ôn bài.

 

________________________________________________________________

Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2019

Thể dục

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

_______________________________________

Tập đọc

VẼ TRỨNG

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc chính xác, không ngắc ngứ các tên riêng nước ngoài: Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi, Vê - rô - ki - ô.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần. Đoạn cuối đọc với cảm hứng ngợi ca.

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________


 

 

Giáo viên :  Vi Mnh Cường-------------- Trường Tiểu học Trung Nguyên

2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của truyện: Nhờ khổ luyện, Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi đã trở thành 1 họa sĩ thiên tài.

II. Đồ dùng dạy – học: Chân dung Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi và 1 số ảnh chụp.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Kiểm tra bài cũ:  2 HS nối nhau đọc bài trước và trả lời câu hỏi.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

*. Luyện đọc:

HS: Nối nhau đọc từng đoạn 3 lượt.

- GV nghe, sửa sai, hướng dẫn giải nghĩa từ, đọc trôi chảy các tên riêng, ngắt nghỉ hơi đúng câu dài: “Trong … xưa nay/ không có … hoàn toàn giống nhau đâu”.

HS theo dõi

 

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

HS: Luyện đọc theo cặp.

2 đọc cả bài.

*. Tìm hiểu bài:

Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.

+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi cảm thấy chán ngán?

- Vì suốt mười mấy ngày cậu phải vẽ rất nhiều trứng.

+ Thầy Vê - rô - ki - ô cho trò học vẽ để làm gì?

- Để biết cách quan sát sự vật 1 cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.

+ Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi thành đạt như thế nào?

- Trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở những bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà bác học lớn của thời đại phục hưng.

+ Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi trở thành họa sỹ nổi tiếng?

- Đó là người bẩm sinh có tài.

- Gặp được thầy giỏi.

- Khổ luyện nhiều năm.

+ Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?

- Cả 3 nguyên nhân đều quan trọng, nhưng quan trọng nhất là sự khổ công tập luyện của ông.

*. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:

HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.

- GV đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.

Đọc diễn cảm theo cặp- Thi đọc diễn cảm.

3. Củng cố – dặn dò:

          - Nhận xét tiết học   - Về nhà học bài.

    ___________________________________________

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân 1 số với 1 tổng (hiệu).

1

___________Gi¸o ¸n líp 4C - N¨m häc 2019 - 2020________________

nguon VI OLET