TUẦN 12 Ngày soạn 15/11/2018
Thứ hai, ngày 19 tháng 11 năm 2018
Toán
Tiết 56. NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức - Kỹ năng: Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số
2. Năng lực: Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính
3. Phẩm chất: Cẩn thận khi tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học

A. Kiểm tra
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 55.
- GV chữa bài, nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
- GV viết lên bảng 2 biểu thức:
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Y/cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên.
- Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau?
- Vậy ta có: 4 x (3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5.

Hoạt động 2: Quy tắc nhân một số với một tổng
- GV chỉ vào biểu thức 4 x (3 + 5) và nêu: 4 là một số, (3 + 5) là một tổng. Vậy biểu thức 4 x (3 + 5) có dạng tích của một số (4) nhân với một tổng (3 + 5).
- Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng: 4 x 3 + 4 x 5
- GV nêu: Tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3+ 5) nhân với một số hạng của tổng (3 + 5). Tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3+ 5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3+ 5).
- Như vậy biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3+ 5) với các số hạng của tổng (3+ 5).
- GV hỏi: Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm t.nào?
- Gọi số đó là a, tổng là (b + c), hãy viết biểu thức a nhân với tổng đó.
- Biểu thức có dạng là một số nhân với một tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác?

Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó?
- Vậy ta có:
a x (b + c) = a x b + a x c
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng.

Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng.
- Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV hỏi để củng cố lại quy tắc một số nhân với một tổng:




+ Nếu a = 4, b = 5, c = 2 thì giá trị của 2 biểu thức a x (b+ c) và a x b + a x c như thế nào với nhau?
- GV hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại
- Như vậy giá trị của 2 biểu thức a x (b+ c) và a x b + a x c luôn thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c bằng cùng một bộ số?

Bài 2:HS làm
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hướng dẫn: Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng.
- GV hỏi: Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn?

- GV yêu cầu HS tự tính giá trị biểu thức theo hai cách. (1 Hs lên bảng cả lớp làm bảng con).

Bài 3:
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài.
- Yêu cầu so sánh giá trị của hai biểu thức.

- Giá trị của hai biểu thức ntn so với nhau?
nguon VI OLET