TUẦN 13

                                                          

Ngày soạn: 30/11/2019

Ngày giảng: Thứ hai – 02/12/2019

Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2: Toán

      Tiết 61 : GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11( tr. 70)

I. Mục tiêu

- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

- Bài tập cần làm: bài 1, bài 3;

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng nhóm

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Đặt tính rồi tính:

 - Nhận xét.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài: 

b. Hoạt động 1

- GV nêu ví dụ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện:

                   27 x 11   và   48 x 11

c. Hoạt động 2:

Thực hành:

Bài 1:

Gọi HS đọc y/c bài tập,

- Y/C HS làm bài vào phiếu, gọi 1 HS làm vào bảng phụ.

- Nhận xét.

 

Bài 3:

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- HD HS tóm tắt bài.

- HS  làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ .

- Nhận xét, đánh giá

 

4. Củng cố, dặn dò

- Nêu lại ND chính

- Nhận xét tiết học .

- Dặn CB bài sau

 

17 x 86 = 1462

123 x 54= 6642

 

 

 

 

- Lắng nghe

- HS thực hiện theo cách               

 

 

 

 

34 x 11 = 374

11 x 95 = 1045

82 x 11 = 902

 

 

Bài giải

  Số HS của khối lớp Bốn là:

           11 x 17 = 187 (học sinh)

  Số HS  của khối lớp Năm là:

          11 x 15 = 165 (học sinh)

Số HS  của hai khối lớp là:

          187 + 165 = 352 (học sinh)

                  Đáp số: 352 học sinh

 

- HS nêu

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

Tiết 3 :  Mỹ thuật  (GV chuyên dạy)


Tiết 4:  Tập đọc

                       Tiết 25 :  NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ  SAO (tr.125)

I. Mục tiêu

 - Đọc rành mạch , trôi chảy, giọng đọc phù hợp với nội dung bài

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn- cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn chuyện

  - Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (Trả lời được các CH trong SGK).

- KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Đặt mục tiêu và quản lí thời gian.

II. Đồ dùng dạy học

- SGK; Tranh minh  họa

 III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 1 HS đọc bài Vẽ trứng, đọc từ đầu đến… chán ngán.

1. Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi cảm thấy chán ngán?

- Nhận xét.

3.  Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hoạt động 1: Luyện đọc

- GV giới thiệu bài qua tranh minh họa.

- Cho HS quan sát: Bức tranh vẽ gì?

- GV: Bức tranh vẽ đây là nhà bác học Xi- ôn- cốp- xki, người Nga( 1857- 1935), ông là một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ. Xi-ôn- cốp- xki đã vất vả,gian khổ như thế nào để tìm được đường lên các vì sao? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.

- Gọi 1 HS khá đọc bài. Bài chia làm mấy đoạn?

- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn…..

c. Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 1 trả lời câu hỏi.

- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?

- Nêu ý chính đoạn 1

-Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 2,3 để trả lời.

HS thảo luận nhóm đôi.

- Để tìm hiểu điều bó mật đó, ông đã làm gì?

 

- Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?

 

- HS lên bảng đọc và trả lời

- Vì suốt mười mấy ngày, cậu phải vẽ rất nhiều trứng.

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Bài chia làm 4 đoạn :

- Đoạn 1: Từ đầu...đến vẫn bay được

- Đoạn 2: Tiếp theo...tiết kiệm thôi

- Đoạn 3: Tiếp theo...các vì sao

- Đoạn 4: Phần còn lại

- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài

- HS đọc phát âm.

 

- 4 HS đọc

- 1 HS đọc.

- HS luyeäïn ñoïc theo caëp.

- Moät HS ñoïc caû baøi.

- Theo doõi GV ñoïc baøi.

- HS đọc

-Xi-ôn-cốp-xki mơ ước  được bay lên bầu trời

- Ý 1: Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki

- HS đọc thầm đoạn 2+ 3.

- HS thảo luận và trình bày.

- Ông đã đọc không biết bao nhiêu là sách,

 - Ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. - Ông sống rất kham khổ...


- Đoạn 2,3 nói gì ?

 

- Yêu cầu HS lướt đoạn 4

- Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?

- Theo em khổ công nghĩa là gì? Chinh phục nghĩa là gì?

 

 

- Em hãy cho biết nội dung của đoạn 4 là gì?

- Qua cau chuyện cho em biết điều gì?

 

 

- Em hãy đặt tên khác cho truyện?

- GV giới thiệu thêm về Xi- ôn- cốp- xki.

* HD đọc diễn cảm

 

 

4. Củng cố, dặn dò

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài

- Liên hệ, cho hs xem tranh Anh hùng Phạm Tuân và vận dụng bài học

- Nhận xét tiết hc.

Ý 2,3: Xi-ôn cốp-xki thực hiện mơ ước của mình.

- Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước.

- khổ công nghĩa là vất vả , bỏ ra nhiều công sức, tâm trí vào công việc nào đó.

- Chinh phục nghĩa là nắm được quy luật của tự nhiên.

Ý 4: Sự thành công của Xi- ôn- cốp- xki.

- Nội dung : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki ….mơ ước tìm đường lên các vì sao .

 

 

- HS nối tiếp nhau đọc trước lớp

- HS thi đọc diễn cảm

 

 

- HS nêu

- Lắng nghe

 

********************************************************************

 

Bài buổi chiều

Tiết 1 : Lịch sử

                    Tiết 12 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG

                                       XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075-1077)

I. Mục tiêu :

  - Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt ):

+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.

+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.

+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.

- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.

- HS khá , giỏi : Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân đại Việt trên đất Tống

- Biết nguyên nhân dẫn tới thăng lợi của cuộc kháng chiến ; Trí thông minh , lòng dũng cảm của nhân dân ta sự tài giỏi của Lí Thường Kiệt

II. Đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập.

- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.


III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ :

1) Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?

 

- Nhận xét.

3.  Bài mới:

a) Giới thiệu bài

b) Hoạt động 1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống

- Gọi hs đọc SGK/34 đoạn: "Cuối năm 1072...rồi rút về".

-  Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt  có chủ trương gì?

- Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?

 

 

 

- Việc Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:

    + Để xâm lược nước Tống.

    + Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

 

 

 

 

 

Kết luận: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nước Tống không phải là để xâm lược nước Tống mà để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống .

* Hoạt động 2: Trận chiến trên sông như nguyệt.

- Treo lược đồ diễn biến của cuộc kháng chiến và trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến.

+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?

+ Quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?

+ Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?

 

Vì dưới thời lý mọi người theo đạo phật rất nhiều, cho nên triều đình đã bỏ tiền ra xây dựng chùa, nhân dân cũng góp tiền của xây dựng chùa.

 

 

- Lắng nghe

 

 

- HS đọc to trước lớp.

 

- Ông chủ trương "ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc"

- Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành 2 cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, rồi rút về nước.

- Thảo luận nhóm đôi (Chọn 1 trong 2 ý)

 

- ý kiến thứ hai đúng, bởi vì : Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân Lương của giặc rồi kéo về nước.

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

- Quan sát, lắng nghe theo dõi

 

 

+ Ông xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (ngày nay là sông Cầu)

+ Vào cuối năm 1076

 

+ Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta.


 

+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này?

 

+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?

 

- HS ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe diễn biến của cuộc kháng chiến và trao đổi để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Gọi lần lượt các nhóm kể lại diễn biến của cuộc kháng chiến và nêu nguyên nhân thắng lợi.

Kết luận: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai của quân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi. Có được thắng lợi ấy là vì dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt. 

* Hoạt động 3: Kết quả của cuộc kháng chiến.

- Gọi hs đọc SGK/36 đoạn "Sau hơn...giữ vững"

- Hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?

Kết luận: Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt , với sự tấn công ồ ạt của quân và dân ta đã làm cho quân giặc thất bại thảm hại, số quân chết gần quá nửa, quách Quỳ đã hạ lệnh cho quân rút về nước.

4. Củng cố, dặn dò

- Bài thơ chính là tiếng của núi sông nước Việt vang lên cỗ vũ tinh thần đấu tranh của người Việt trước kẻ thù để nhấn chìm quân cướp nước giữ vẹn bờ cõi nước Nam.

- Nhận xét tiết học. 

+ Trận quyết chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở phía Bắc của sông, quân ta ở phía Nam.

+ Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, . Trận Như Nguyệt ta đại thắng.

-  Hoạt động nhóm đôi.

- HS trong nhóm nối tiếp nhau kể và nêu nguyên nhân thắng lợi:

+ Do quân ta rất dũng cảm

+ Do Lý Thường Kiệt là một tướng tài chỉ huy giỏi. Ông đã chủ động tấn công sang đất Tống; lập phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc to trước lớp

- Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- HS đọc diễn cảm bài thơ

- Lắng nghe

 

- Lắng nghe, thực hiện

 

Tiết 2 :  Khoa học ( Đ/C Hải dạy)

                       ………………………………………………….


Tiết 3:  Địa lý

                          Bài 12:   NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ         

I. Mục tiêu:

- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là ngườ Kinh.

- Sử dụng tranh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:

+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,…. Trang phục truyền thống của nam là quần trắng,áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.

- HS khá gỏi nêu được mối quan hẹ giữa thiên nhiên và con ngườiqua cachs sử dụng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió bão , nhà được dựng vững chắc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ĐBBB

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:  Đồng bằng Bắc Bộ

- ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên?

3.  Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b. Bài giảng:

* Hoạt động 1:

Chủ nhân của đồng bằng

- Gọi hs đọc mục 1 SGK/100

- ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân?

- Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?

- Y/c hs thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: (2 nhóm thảo luận 1 câu)

- Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì?

 

- Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh. Vì sao nhà ở có đặc điểm đó?

 

- Làng Việt cổ có đặc điểm gì?

 

- Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB có thay đổi như thế nào?

 

 

 

- HS lần lượt lên bảng trả lời

- ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp

 

 

- Lắng nghe

 

- HS đọc to trước lớp

- Đông dân nhất cả nước

- Chủ yếu là dân tộc Kinh.

- Chia nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày

- Làng có nhiều nhà quây quần với nhau. Các nhà gần nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau.

- Nhà thường xây bằng gạch, vững chắc để tránh gió bão, mưa lớn. Xung quanh nhà thường có sân, vườn, ao

- Có lũy tre xanh bao bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ Thành hoàng, chùa và có khi có miếu.

- Ngày nay, làng của người dân ở ĐBBB có nhiều thay đổi. Nhà ở và đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơn.

 


Kết luận: Trong năm, ĐBBB có hai mùa nóng và lạnh. Mùa đông thường có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từ phương bắc thổi về, trời lạnh và ít nắng; mùa hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào. Người dân thường làm nhà quay về hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nằng vào mùa đông, đón gió biển thổi vào mùa hạ. đây là nơi hay có bão làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố để có sức chịu đựng được bão.  Ngày nay, nhà cửa của người dân có nhiều thay đổi...

 

* Hoạt động 2:

Trang phục và lễ hội

- Gọi hs đọc mục 2 SGK/84

- Dựa vào thông tin và các tranh, ảnh trong SGH, TLCH:

+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết.

+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB.

Kết luận: Ngày nay, người dân ĐBBB thường mặc trang phục hiện đại. tuy nhiên vào những dịp lễ hội họ thích mặc các trang phục truyền thống.

4. Củng cố, dặn dò:

 - Nêu lại nội dung tiết học

- Dặn chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiêt học

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc to trước lớp.

+ Thường tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Các hoạt động mà em biết là chọi gà, cờ người, thi thổi cơm, rước kiệu,...

+ Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng,...

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS nêu

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

                ****************************************************************************************

 

Ngày soạn: 01/12/2019

Ngày giảng: Thứ ba – 03/12/2019

Tiết 1: Chính tả: ( Nghe – viết )

Tiết 13 : NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. Mục tiêu

- Nghe-viết đúng bài chính tả;không mắc quá 5 lỗi trong bài. trình bày đúng đoạn văn.

- Làm đúng BT (2) a / b, hoặc BT (3) a / b.

II. Đồ dung dạy học

- SGK, bảng phụ.


III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Đọc cho hs viết vào nháp: vườn tược, thịnh vượng, vay mượn.

3.  Bài mới

a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học

b. HD hs nghe-viết:

- Gv  đọc đoạn văn cần viết

- Y/c cả lớp đọc thầm để phát hiện từ khó viết.

- Hd HS phân tích lần lượt các từ trên và viết vào nháp.

- Gọi hs đọc lại các từ khó.

- Đọc lần lượt từng cụm từ, câu

- Gv đọc cho hs soát lại bài

- Chấm bài

c. HD làm bài tập chính tả

Bài 2b: Y/c hs tự suy nghĩ và làm bài vào SGK

- Dán bảng 2 tờ viết sẵn nội dung, gọi hs lên thi làm bài.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng

- Gọi hs đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh 

- Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 

Bài 3b: Gọi HS đọc y/c

- Y/c cả lớp làm vào VBT (phát phiếu cho 5 em và y/c các em chỉ viết từ tìm được.

- Gọi những hs làm trên giấy lên dán và đọc kết quả.

- Cùng hs nhận xét về (từ tìm được, chính tả, phát âm)

4. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng

- Nhận xét tiết học

 

 

- Cả lớp viết vào nháp.

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Đọc thầm phát hiện từ khó: Xi-ôn-cốp-xki, dại dột, rủi ro, non nớt.

- HS đọc to trước lớp.

- HS viết vào vở

- HS soát bài

- Đổi vở nhau để kiểm tra

 

- HS làm vào VBT

 

- HS của nhóm lên thi tiếp sức

- Nhận xét

- nghiêm khắc, phát minh, kiên trì, thí nghiệm, thí nghiệm , nghiên cứu, thí nghiệm, bóng điện, thí nghiệm

- HS đọc

- HS đọc y/c

- HS tự làm bài

- dán phiếu và nêu kết quả

- Nhận xét

b) kim khâu, tiết kiệm, tim

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

Tiết 2: Luyện từ và câu

                                 Tiết 25 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC

I. Mục tiêu


        Biết thêm một số từ ngữ  nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu ( BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.

II. Đồ dùng dạy học

- Một số tờ phiếu kẻ sẵn các cột a,b (Nd BT1), thành các cột DT/ĐT/TT (nd BT2)

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ : Tính từ

- Có mấy cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. Hãy nêu các cách đó.

- Tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ.

- Nhận xét.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: Gọi hs đọc y/c

- các em hãy thảo luận nhóm đôi thực hiện y/c của bài tập (phát phiếu cho 2 nhóm)

- Gọi các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- Y/c các nhóm khác bổ sung

- Chốt lại lời giải đúng 

- Gọi hs đọc các từ vừa tìm được

a) các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người

 

b) Các từnêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.

Bài tập 2:

- Gọi hs đọc y/c

- Y/c hs tự làm bài, đặt câu vào VBT

- Gọi hs đọc câu của mình

Nhận xét, sửa sai cho hs (câu nào sai, GV ghi bảng sửa)

Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c

- Đoạn văn y/c viết về nội dung gì?

- Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung Có chí thì nên.

- Y/c HS tự làm bài vào VBT

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp

- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn viết đoạn văn hay nhất - tuyên dương

- HS lần lượt lên bảng thực hiện y/c

- Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất:

- Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho

- Thêm các từ rất, quá, lắm,... vào trước hoặc sau tính từ

 

- HS lắng nghe

- HS đọc y/c

- Thảo luận nhóm đôi

- HS trong nhóm nối tiếp nhau trình bày

- Các nhóm khác bổ sung

- HS , mỗi em đọc 1 cột

    quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng

    Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, thử thách, chông gai,...

- HS đọc y/c

- Tự làm bài vào VBT

- Nối tiếp nhau đọc câu của mình

- Gian khổ không làm anh nhụt chí (DT)

- Công việc này rất gian khổ  (TT)

- Khó khăn không làm anh nản chí (DT)

- Công việc này rất khó khăn. (TT)

- Đừng khó khăn với tôi! (ĐT)

 

- HS đọc y/c

- Đó là bác hàng xóm nhà em.

- Đó là ông em.

- Em biết khi xem ti vi.

- em biết vì em đọc báo .

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Người có chí thì nên. Nhà có nền thì vững - Thất bại là mẹ thành công.


4. Củng cố, dặn dò

- Nêu nội dung bài học

- Nhận xét tiết học .

- Dặn chuẩn bị bài sau

- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

- HS làm bài và trình bày bài.

- Nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

- HS nêu

 

Tiết 3: Tiếng Anh (GV chuyên dạy)

Tiết 4: Toán ( Đ/C Hải dạy)

 

***********************************************************************************

 

 

Ngày soạn: 02/12/2019

Ngày dạy: Thứ tư - 04/12/2019

Tiết 1:   Tiếng Anh (GV chuyên dạy )

Tiết 2:   Thể dục     (GV chuyên dạy )

Tiết 2:  Kể chuyện

 Tiết 13 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. Mục tiêu

- Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó.

- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.

- KNS: Thể hiện sự tự tin; tư duy sáng tạo và lắng nghe tích cực.

II. Đồ dùng dạy học

- Viết sẵn đề bài trên bảng lớp

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về người có nghị lực.

- Nhận xét

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

b. HD tìm hiểu yêu cầu của đề bài:

- Gọi HS đọc đề bài

- Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: chứng kiến, tham gia, kiên trì vượt khó.

- Gọi hs đọc phần gợi ý

- Thế nào là người có tinh thần vượt khó?

- Em kể về ai? Câu chuyện đó như thế nào?

 

 

- HS lên bảng thực hiện y/c

 

 

 

- Lắng nghe

- HS đọc to trước lớp

 

- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý

- Là người không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn cố gắng, khổ công để làm được công việc mà mình mong muốn hay có ích.

- Kể về quyết tâm của một bạn giải bằng được bài toán khó….


 

- Các em hãy quan sát các tranh minh họa trong SGK/128 và mô tả nhưng gì em thấy qua bức tranh?

 

 

 

 

 

- Kể trong nhóm:

- Gọi hs đọc lại gợi ý 3 (viết sẵn bảng phụ)

- Y/c hs kể cho nhau nghe trong nhóm đôi

- Thi kể trước lớp:

- Tuyên dương bạn có câu chuyện hay, kể hấp dẫn

 

4. Củng cố, dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học

- Dặn chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học 

- Tranh 1,4 kể về một bạn gái có gia đình vất vả. Hàng ngày, bạn phải làm nhiều việc để giúp đỡ gia đình. Tối đến bạn vẫn chịu khó học bài

- Tranh 2,3 kể về một bạn trai bị khuyết tật nhưng bạn vẫn kiên trì, cố gắng luyện tập và học hành.

 

- HS kể trong nhóm đôi

 

- HS lần lượt nhau thi kể và đối thoại với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện

- Nhận xét theo các tiêu chí trên

 

 

- Lắng nghe, thực hiện

 

 

 

 

 

 

***************************************************************************************************************

 

Tiết 3: Tập đọc

Tiết 26 :  VĂN HAY CHỮ TỐT

I. Mục tiêu

- Đọc rành mạch , trôi chảy, giọng đọc phù hợp với nội dung bài

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát ( trả lời các câu hỏi trong SGK).

- KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân, đặt mục tiêu . Kiên định

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi:

- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?

- Ông kiên trì thực hiện mơ ước của minh như thế nào?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

 

- HS lần lượt lên bảng đọc và trả lời

- Mơ ước được bay lên bầu trời

- Ông sống kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. ….

 

 

- Vẽ cảnh một người đang luyện viết chữ trong đêm.

 

nguon VI OLET