TUẦN 14
Thứ Hai, ngày 21 tháng 12 năm 2020
Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời của các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi SGK).
*GDKNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Thể hiện sự tự tin
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’)
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài: Văn hay chữ tốt; nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học: (1’)
Cho học sinh quan sát tranh giới thiệu chủ điểm Tiếng sáo diều và bài tập đọc Chú Đất Nung
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
Hoạt động 1. Luyện đọc:( 9’)
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài Chú Đất Nung
Đoạn 1: Bốn dòng đầu .
Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- Giáo viên kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ chú giải.
Luyện đọc câu dài:
Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất / em nặn lúc đi chăn trâu.
Chú bé Đất ngạc nhiên / hỏi lại.
- Học sinh luyện đọc theo cặp. Hai học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm bài: giọng hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu bài:( 12’)
Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời:
- Cu Chắt có những đồ chơi nào? (Cu Chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong mái lầu son)
- Chúng khác nhau như thế nào? (Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà cu Chắt được tặng nhân dịp Tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Chú bé Đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là một hòn đất mộc mạc có hình người).
- Đoạn này cho em biết gì?
Ý1: Những đồ chơi của Cu Chắt
Học sinh đọc thầm đoạn 2, trả lời:
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? ( đất từ người cu Đất giây bẩn…)
HS đọc thầm đoạn còn lại, trả lời:
- Vì sao chú bé quyết định trở thành Đất Nung? (Vì chú muốn xông pha làm người có ích).
- Chi tiết “nung trong lửa ” tượng trương cho điều gì? (Phải rèn luyện thử thách con người mới trở thành người cứng rắn, hữu ích).
- Đoạn này cho thấy tính cách gì của chú bé Đất?
Ý2: Chú bé Đất rất can đảm
- Nêu nội dung chính của câu chuyện? Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ
Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc diễn cảm: (8’)
- Gọi 4HS đọc toàn truyện theo phân vai, tìm giọng đọc phù hợp từng vai.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: ``Ông Hòn Rấm cười…Từ đấy chú thành Đất Nung``
- Giáo viên đọc mẫu - học sinh luyện đọc - Thi đọc diễn cảm. Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Giáo viên nhận xét dặn dò: (2’)
- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ? Em cần làm gì với những đồ chơi của mình ?
GV nhận xét tiết học
___________________________________________
Toán
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- Làm bài tập: 1, 2. HSNK làm thêm bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’)
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở nháp
Đặt tính rồi tính: 238057 : 8; 359361 : 9
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1’)
- Giới thiệu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1 :Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (12’)
24 : (3 x 2);
nguon VI OLET