TUẦN 14   

Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2019

Buổi sáng                                        CHÀO CỜ

_____________________________

TẬP ĐỌC

Chú Đất Nung

I. Mục tiêu:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất)

- Hiểu nội dung (phần đầu truyện) : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích và dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

- KNS: Xác định giá trị;  Tự nhận thức bản thân; Thể hiện sự tự tin.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III.Các hoạt động cơ bản:

1.Khởi động:- Hs hát. Tập tầm vông

2.Bài mới:

- Gv giới thiệu chủ điểm

- Gv giới thiệu bài.

*Hoạt động 1: Luyện đọc

- Gv gọi 1 hs đọc.

- Gv yêu cầu hs phân đoạn.

- Gv yêu cầu hs thực hiện theo 4 nhiệm vụ:

+ Luyện đọc cá nhân

+ Tìm và luyện đọc từ khó câu dài theo cặp.

+Luyện đọc chú giải theo cặp.

+Luyện đọc nối tiếp đoạn

- GV cho hs chia sẻ luyện đọc trước lớp.

- GV  gọi 1 hs đọc cả bài. 

*Hoạt động 2:Tìm hiểu bài

- Hs làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Hs chia sẻ theo nhóm 2.

- Trưởng ban học tập cho chia sẻ trước lớp:

- Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ?

- Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của họ nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau.

- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?

- Chú đi ra cánh đồng nhưng mới đến chái bếp thì gặp mưa, bị ngấm nước và rét. Chú chui vào bếp sưởi ấm và gặp ông Hòn Rấm.

- Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung ?

- Vì sợ ông Hòn Rấm chê là nhát và vì chú muốn được xông pha, làm việc có ích.


- Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì ?

- Phải rèn luyện trong thử thách con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.

*Giáo viên chia sẻ và liên hệ:

- Câu chuyện nói lên điều gì?

- Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích, đã dám nung mình trong lửa đỏ.

* Hoạt động 3:Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm:

- 4 HS nối tiếp đọc toàn bài, tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. Đọc phân vai

- HS đọc theo cặp .

- HS thi đua nhau đọc đoạn diễn cảm

- Nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay nhất.

IV.Củng cố- dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

______________________________

 

TOÁN

Chia một tổng cho một số

I.Muc tiêu:                                                                 

- Biết chia một tổng cho một  số.

 - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

- HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học:

Sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy - học:

1.Khởi động:

- HS hát

2. Bài mới

- Gv giới thiệu bài.

3.Các hoạt động cơ bản:

- GV viết lên bảng hai biểu thức:

(15 + 35) : 5 và 15 : 5 + 35 : 5.

-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên. Và so sánh 2 BT

(15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10

  15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10

Vậy (15 + 35) : 5   =  15 : 5 + 35 : 5.

Vì sao em điền dấu bằng ( Vì giá trị hai biểu thức bằng nhau)

Nhận xét  Biểu thức thứ nhất có dạng gì ?

Biểu thức thứ hai có dạng gì?

Nêu các số hạng trong tổng của BT (15 + 35) : 5

Nhận xét xem 15 và 35 trong tổng của Bt thứ nhất có chia hết cho 5 không?

+ Nêu 2 thương của BT 15 : 5 + 35 : 5.


Nêu các số bị chia của hai thương

15 và 35 là gì trong tổng của Bt thứ nhất? số hạng

Số chia của 2 Bt như thế nào với nhau?

+ vậy để chia một tổng cho một số ta lamg như thế nào ?

- * Quy tắc

Khi chia một tổng cho một số.Nếu các số hạng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả lại với nhau.

4. Luyện tập , thực hành:

- Hs làm cá nhân bài 1,2,3 SGK trang 66,67.

- Hs chia sẻ cặp đôi.

- Hs chia sẻ trước lớp.

* GV chia sẻ:

Bài 1, Chốt: Củng cố Chia một tổng cho 1 số.

Bài 2( SGK trang 67)

GV chia sẻ: + Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách các em áp dụng quy tắc nào ?

+ Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn?

Chốt : Củng cố Chia một tổng cho 1 hiệu.

Trong 2 cách nếu thấy cách nào thuận tieebj hơn các em áp dụng làm

IV. Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

_________________________________

 

LỊCH SỬ

Nhà Trần thành lập

I. Mục tiêu :

- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước ta là Đại Việt.

- Đến cuối thế kỉ thứ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần thành lập.

- Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động:

- Hs hát.

2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu bài.

b. Các hoạt động cơ bản:

HĐ1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.

+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?

- Nhà Lý suy yếu phải dựa vào nhà Trần. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi mới 7 tuổi. Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng (1226). Nhà Trần ra đời.

HĐ2 : Nhà Trần xây dựng đất nước.


- Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội?

- Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì SX, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.

- Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp? - Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ

- Hãy tìm những việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua quan và dân ?

- Đặt chuông trước cung điện để ND đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin.

IV.Củng cố- dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

_____________________________

 

Buổi chiều                                     ĐẠO ĐỨC

Biết ơn thầy giáo, cô giáo ( t1)

I. Mục tiêu :

- Biết công lao của các thầy giáo, cô giáo.

- Nêu những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo.

- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy, cô giáo dã và đang dạy mình.

* KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô; Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.

III .Các hoạt động dạy học :

1. Khởi động:

- Hs hát bài hát: Cháu yêu bà

2. Các hoạt động dạy học:

HĐ1: Xử lí tình huống

- Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì khi nghe Vân nói ?

- Nếu em là HS lớp đó, em sẽ làm gì ? Vì sao ?

- Kết luận: Thầy cô đã dạy dỗ các em nhiều điều hay, điều tốt. Các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

HĐ2: Thảo luận nhóm  đôi (Bài 1 SGK)

- Gọi 1 em đọc yêu cầu

- Yêu cầu nhóm 2 em thảo luận làm bài

- Gọi HS trình bày

- GV nhận xét.

HĐ3: Thảo luận nhóm 4 (Bài 2)

- Chia lớp thành 7 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 băng chữ viết tên 1 việc làm trong BT2, yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo và tìm thêm các việc làm khác biểu hiện lòng biết ơn thầy cô.

- GV kết luận : a, b, d, đ, e, g là các việc nên làm.

4. Củng cố: Gọi HS đọc Ghi nhớ.


5. Dặn dò: Về nhà : Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học. Sưu tầm các bài hát, bài thơ... ca ngợi công lao thầy cô.

- Chuẩn bị tiết sau.

_______________________________

KĨ THUẬT

 Thêu móc xích (Tiết 2)

I. Mục tiêu :

 - HS biết cách thêu móc xích.

- Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đêu nhau. Thêu được ít nhất 5 vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.

II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động:

  HS hát bài “ Chiếc khăn tay”

2.Các hoạt động dạy học:

HĐ1 : HS thực hành thêu móc xích.

- Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích (thêu 2 - 3 mũi)

- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật thêu móc xích theo các bước.

- Nêu một số lưu ý khi thực hiện thêu móc xích ?

+ Bước 1 : Vạch dấu đường thêu.

+ Bước 2 : Thêu móc xích theo đường vạch dấu.

+ Thêu từ phải sang trái.

+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường dấu (có thể dùng ngón cái của tay trái giữ vòng chỉ). Tiếp theo, xuống kim tại điểm phía trong và ngay sát đầu mũi thêu trước. Cuối cùng, lên kim tại điểm kế tiếp, cách vị trí vừa xuống kim 1 mũi, mũi kim ở trên vòng chỉ. Rút kim, kéo chỉ lên được mũi thêu móc xích.

+ Lên kim, xuông kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu.

+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.

+ Kết thúc đường thêu móc xích bằng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ. Rút kim, kéo chỉ và lật mặt sau của vải. Cuối cùng luồn kim qua mũi thêu cuối để tạo vòng chỉ và luồn kim qua vòng chỉ để nút chỉ giống như cách kết thúc đường khâu đột.

+ Sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng.

- HS thực hành.

HĐ2 : GV đánh giá kết quả thực hành của HS.

- HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- GV nêu các tiêu chí đánh giá:

+ Thêu đúng kĩ thuật.

+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắc xích và tương đối bằng nhau.


+ Đường thêu phẳng, ít bị dúm.

+ Thời gian đúng quy định.

IV. Củng cố - dặn dò:

-  Gv nhận xét tiết học.

_________________________________

 

TIẾNG ANH (2 tiết)

(Giáo viên chuyên dạy)

___________________________________________________________________

Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2019

Buổi sáng                                           TOÁN

Chia cho số có một chữ số

I. Mục tiêu :

- Thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).

II. Đồ dùng dạy  học:

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động :

- Hs hát.

2.Các hoạt động cơ bản:

a.Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu bài.

b.Các hoạt động cơ bản:

Giới thiệu phép chia hết

- GV nêu phép chia : 128 472 : 6 = ?

- Gọi 1 em lên bảng đặt tính

- Gọi 1 em nêu cách tính (tính từ trái sang phải)

128 472       6

     08           21 412

       2 4

          07

             12   

               0

- HS làm miệng theo thứ tự : chia, nhân, trừ nhẩm.

- Gọi 5 em lần lượt đứng lên làm miệng từng bước, GV ghi bảng.

- Gọi 1 em trình bày lại cả phép chia.

* Giới thiệu  phép chia có dư

- GV nêu : 230 859 : 5 = ?

- Gọi HS đặt tính và nêu cách tính

230 859       5

     30           46 171

       0 8


          35

             09   

               4

- Gọi 1 số em nhắc lại quy trình chia

+ Lưu ý : số dư < số chia

c. Luyện tập, thực hành:

- Hs làm cá nhân bài 1,2,3 SGK .                                           

- Hs chia sẻ cặp đôi.

- Hs chia sẻ trước lớp.

* GV chia sẻ:

Bài 1:

Chốt: chia cho số có 3 chữ số

Bài 2:

                    Bài giải:

Mỗi bể có số lít xăng là:

128 610 : 6 = 21 435 (l)

                 Đáp số 21 435 l

- Gv chia sẻ: Làm thế nào bạn tìm được cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng?

+ Bạn nào còn cách giải khác?

- Để giải bài toán này em vận dụng kiến thức nào đã học?

Chốt : Củng cố giải toán có lời văn liên quan quy tắc nhân một số với một hiệu.

IV.Củng cố- dặn dò:

- Giáo viên nhận xét tiết học.

__________________________________

 

CHÍNH TẢ (Nghe- viết)

Chiếc áo búp bê

I. Mục tiêu :

- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn chiếc áo búp bê.

- Làm đúng các bài luyện tập 2a- 3b.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: SGK, VBT

- HS: SGK, vở - bút, VBT

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động:

 - HS hát.

2. Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu bài.

2.Các hoạt động cơ bản:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe-viết chính tả:

- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.

+ Nội dung đoạn văn nói gì ?


- Tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với biết bao tình cảm yêu thương.

- Trong bài có những từ nào khó viết dễ sai? bé Ly, chị Khánh.

- phong phanh, tấc xa tanh, bao thuốc, mép áo, khuy bấm, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu...

+ Giải nghĩa : tấc xa tanh và HD cách viết từ phiên âm.

- tấc xa tanh, mép áo, hạt cườm, nhỏ xíu.

- Dặn dò hs cách trình bày đoạn văn, tư thế ngồi viết ..

+ GV đọc .

- HS viết xong đọc kiểm tra lại bài.

* Hoạt động 2: Luyện tập:

- Hs làm cá nhân.

- Hs chia sẻ cặp đôi.

- Gọi HS đọc bài 2a.

- GV treo bảng phụ viết sẵn.

- Treo bảng phụ và gọi 1 em đọc đoạn văn

- Giải thích : cái Mỹ.

- Yêu cầu nhóm 4 em thảo luận làm bài.

- Chia lớp thành 2 đội và chơi trò chơi: Ai đúng hơn ?

- Gọi đại diện nhóm đọc lại đoạn văn. xinh xinh, xóm, xúm xít, màu xanh, ngôi sao, khẩu súng, sờ, xinh, sợ.

- Gọi HS nhận xét.

- Kết luận lời giải đúng.

IV. Củng cố- dặn dò :

- Gv nhận xét tiết học.

__________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về câu hỏi

I. Mục tiêu :

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1)

- Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy ( BT2, BT3, BT4) bước đầu biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. (BT5).

II. Đồ dùng dạy học:

III.Các hoạt động cơ bản:

1.Khởi động:

- Hs hát.

2.Các hoạt động cơ bản:

a. Luyện tập- Thực hành:

- Hs làm cá nhân.

- Hs chia sẻ cặp đôi.

- Hs chia sẻ trước lớp.

- Gv chia sẻ:


Bài 1:

Bài 1 :

- Yêu cầu tự làm bài.- Gọi HS phát biểu ý kiến.

- GV Kết luận giải đúng.

Câu b, c, e không phải là câu hỏi vì chúng không phải dùng để hỏi về điều mà mình chưa biết.

Bài 3 :

- Yêu cầu HS tự làm bài.- Gọi HS nhận xét.

Có phải ... không ?

phải không ?                 

à ?

Bài 4 :.

- Yêu cầu đọc lại các từ nghi vấn ở BT3

- Gọi vài em trình bày.

Có phải em học lớp 1 không ?

Em học lớp 1 phải không ?

Em học lớp 1 à ?

Bài 5 :

- Gọi 1 em đọc BT5.

- Yêu cầu nhóm 2 em thảo luận, trả lời.

- Gọi HS phát biểu.

Câu b, c, e không phải là câu hỏi vì chúng không phải dùng để hỏi về điều mà mình chưa biết.

- KL :   5b : nêu ý kiến của người nói.

           5c, e : nêu ý kiến đề nghị.

IV: Củng cố- dặn dò:

- Giáo viên nhận xét tiết học.

_______________________________

KHOA HỌC

Một số cách làm sạch nước

I. Mục tiêu :

- Một số cách làm sạch nước : lọc, khử trùng, đun sôi, ...

- Biết đun sôi nước khi uống.

- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

II. Chuẩn bị : - Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản (chế biến từ chai nước suối)

III. Các hoạt động dạy - học:

1.Khởi động:

- HS hát.

2.Các hoạt động dạy học:

HĐ1 : Tìm hiểu một số cách làm sạch nước:

- Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn sử dụng?

Lọc bằng giấy bọc, bông ... hoặc bằng cát, than.

Khử trùng nước : pha vào nước những chất khử trùng như nước gia-ven.


Đun sôi để giết bớt vi khuẩn.

    HĐ2 : Thực hành lọc nước :

- Chia nhóm 4 em và HD các nhóm làm thực hành và thảo luận theo các bước trong SGK trang 56

Nước sau khi lọc chưa thể dùng ngay được vì chưa làm chết được các vi khuẩn gây bệnh có trong nước.

HĐ3 : Tìm hiểu quy trình SX nước sạch

- Yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK trang 57 và nêu quy trình sản xuất nước sạch.

HĐ4 : Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống

- Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa ? Tại sao ?

- Muốn có nước uống được ta phải làm gì ? Phải đun sôi trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

4. Củng cố :

BVMT : Chúng ta cần bảo vệ nguồn nước trong gia đình như thế nào?

- GV GD HS bảo vệ nguồn nước.

- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.

5. Dặn dò : Chuẩn bị : Bảo vệ nguồn nước.

__________________________

Buổi chiều KỂ CHUYỆN

Búp bê của ai?

I. Mục tiêu :

- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa (BT), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể phần kế câu chuyện với tình huống cho trước (BT3).

- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết giữ gìn đồ chơi.

III. Các hoạt động dạy  học:

1. Khởi động :

- Hs chơi trò chơi : Truyền thư

2.Các hoạt động cơ bản:

a.Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu bài.

b. Các hoạt động cơ bản:

b) GV kể chuyện :

- Kể lần 1 : chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu tủi thân, sau sung sướng. Lời lật đật : oán trách. Lời Nga : ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé : dịu dàng, ân cần.

- Kể lần 2 : vừa kể vừa chỉ tranh minh họa

c) HD tìm lời thuyết minh :

- Yêu cầu quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi để tìm lời thuyết minh cho từng tranh.

1. Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.

2. Mùa đông, không có váy áo, búp bê lạnh và tủi thân khóc.

3. Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ đi ra phố.

4. Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê trong đống lá khô.


5. Cô bé may váy áo mới cho búp bê.

6. Búp bê sống hạnh phúc trong tình thương yêu của cô chủ mới.

Kể bằng lời của búp bê.

- Gọi 1 em đọc yêu cầu.

- Kể theo lời búp bê là nhập vai búp bê để kể câu chuyện. Khi kể phải xưng tôi (mình, tớ ...)

4. Dặn dò :

- Chuẩn bị : Kể chuyện đã nghe đã đọc.

- GV nhận xét tiết học.

_____________________

ĐỌC THƯ VIỆN

Đọc cặp đôi

__________________________

TIẾNG ANH NN

(Giáo viên chuyên dạy)

___________________________________

THỂ DỤC

Ôn bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “đua ngựa”

I. Mục tiêu :

- Ôn bài thể dục phát triển chung. YC thực hiện cơ bản đúng động tác của bài TD phát triển chung.

- Trò chơi "Đua ngựa". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.

II. Chuẩn bị : Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, Kẻ sân chơi.

III. Các hoạt động dạy -  học :

 

NỘI DUNG

Định

lượng

PH/pháp và hình thức tổ chức

1. Chuẩn bị :

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.

- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.

- Khởi động các khớp: Tay, chân, hông.

- Trò chơi "Số chẳn, số lẻ"

 

1-2p

1-2p

   1p

1-2p

 

  X X X X X X X X

  X X X X X X X X

 

             

2. Cơ bản :

- Ôn cả bài thể dục đã học.

+ Lần 1: GV điều khiển HS tập chậm 1 lần.

+ Lần 2: GV tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa những động tác sai cho HS.

+ Lần 3: Cán sự vừa hô nhịp, vừa làm mẫu cho cả lớp tập theo.

+ Lần 4: Cán sự hô nhịp, không làm mẫu.

Sau mỗi lần tập, GV nhận xét để tuyên dương những HS tập tốt.

 

3-4 lần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  X X X X X X X X

  X X X X X X X X

 

             

 

 

 

 

X X  ------------> 

 

nguon VI OLET