TUẦN 15 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2021
TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
3. Phẩm chất
- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)
- Đọc bài Văn hay chữ tốt
+ Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất?
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Phải dũng cảm, dám đương đầu với thử thách thì mới thành công,....


2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng vui tươi, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả.
* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng, vui tươi, tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.
Nhấn giọng một số từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu trầm bổng, huyền ảo, thảm nhung khổng lồ,....

- GV chốt vị trí các đoạn:




- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)





- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe






- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Tuổi thơ của ……đến vì sao sớm.
+ Đoạn 2: Ban đêm…… khát khao của tôi.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nâng lên, mục đồng, thảm nhung khổng lồ, ngọc ngà, nỗi khát khao, ,....)
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài

+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?



+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
* Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. Vậy khi miêu tả bất kì một vật nào chúng ta cũng cần quan sát kĩ để miêu tả hết được vẻ đẹp của vật đó
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?

+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?






+ Đoạn 2 nói lên điều gì?


+ Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
* Ý nào cũng đúng nhưng đúng nhất là ý 2: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- Hãy nêu nội dung của bài.



* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm
nguon VI OLET