TUẦN 17

Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2019

BUỔI SÁNG

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:  Giúp học sinh:

-Thực hiện được phép chia cho số có ba chữ số.

- Biết chia cho số có ba chữ số.

* GDKNS: KN tư duy sáng tạo.

II. Chuẩn bị:

 Bảng nhóm để HS làm BT2 và 3

III. Các hoạt động trên lớp:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ: Y/c HS làm bài tập 3 trong vở BT.

- Giáo viên nhận xét

2. Bài mới: GV giới  thiệu bài trực tiếp.

HĐ1:  Rèn kĩ năng chia cho số có 3 chữ số.

Bài1a: Củng cố kĩ năng về chia cho số có ba chữ số.

-  GV bao quát, rèn lại cho HS yếu kĩ năng ước lượng khi chia cho số có 3 chữ số.

- GV gọi học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài2:Luyện giải toán có lời văn.

Y/C HS tóm tắt bài toán lên bảng:

 

 

+ Khi giải bài toán này cần chú ý điều gì?

+ Y/C HS giải bài toán ,GV nhận xét

 

 

 

 

 

3. Củng cố – dặn dò :

- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- Học sinh lên bảng làm.

+ HS làm vào vở nháp và nhận xét.

- HS mở SGK, theo dõi bài.

 

- HS làm bài vào vở .

- Học sinh yếu làm bài dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

- Nhiều đối tượng HS chữa bài lên bảng.

- HS khác so sánh kết quả và nhận xét. (Nêu rõ cách ước lượng trong từng phép tính).

 

 

 

- 1HS tóm tắt bảng lớp.

Tóm tắt:

   240 gói   : 18kg

      1 gói    : …kg?

+ Đổi đơn vị ki-lô-gam ra gam rồi giải bài toán về phép chia .

+ 1HS giải bảng lớp :

            18kg = 18 000g

  Số gam muối trong mỗi gói :

         18 000  :  240   =   75(g )

           Đáp số: 75g

+ HS khác đối chiếu kết quả,nhận xét.

- HS nhắc lại ND bài học .                        

 

 

Tập đọc

 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. Mục tiêu:  Giúp học sinh:


- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* GDKNS: KN giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ ghi đoạn văn cần HD luyện đọc.

II. Các hoạt động trên lớp:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:  Đọc bài: Trong quán ăn“Ba cá bống”.

- GV nhận xét.

2. Bài mới: GV giới  thiệu bài trực tiếp.

HĐ1: Luyện đọc.

- Yêu cầu 1 HS đọc bài.

Y/C HS luyện đọc đoạn lần 1.

- GV HD luyện đọc từ khó.

-Y/c HS luyện đọc đoạn lần 2.

- GV sửa sai và giải nghĩa từ ngữ.

-Yêu cầu HS luyện đọc đoạn lần 3.

- Yêu cầu HS đọc theo cặp.

- GV gọi 1 -> 2 em đọc bài.

- GV đọc diễn cảm lại bài.

*HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài.

- Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

 

- Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?

 

- Các vị đại thần và các nhà khoa học nói như thế nào về đòi hỏi của công chúa?

-Vì sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?

- Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?

 

-Tìm chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa về MT khác với của người lớn?

- Chú hề đã làm gì khi đó?

 

 

- Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận món quà?

* Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?

HĐ3 Luyện đọc lại.

- 2HS đọc bài nối tiếp và trả lời câu hỏi   HS khác nhận xét.

 

- Theo dõi, mở SGK

 

 

- 1 HS đọc bài.

-  3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc: công chúa, miễn, cửa sổ,...

-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS giải nghĩa từ (Chú giải)

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3

- HS đọc theo cặp.

- 1 em đọc lại bài.

 

- Muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi bệnh nếu có được măt trăng.

- Cho vời tất cả các quan đại thần và các nhà khoa học bàn để lấy mặt trăng …

- Họ nói rằng yêu cầu đó không thể thực hiện được.

-Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

- Chú hề cho rằng : trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã …

- HS tự nêu:...

 

- Tức tốc chạy đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng  …

- Vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

* Học sinh nêu nội dung bài (PhầnI) .

 


-Yêu cầu HS đọc nối tiếp và nêu cách đọc từng đoạn như thế nào?

- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2.

- GV đọc mẫu.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

3. Củng cố dặn dò: (3’)

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- 3 HS đọc nối tiếp và nêu cách đọc từng đoạn.

 - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- Học sinh theo dõi.

- HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp theo dõi, bình xét.

* Học sinh nêu lại nội dung bài.

 

BUỔI CHIỀU

 

Chính tả:

Nghe – viết: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO

I. Mục tiêu:

- Nghe –  viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT(2b), hoặc bài 3.

* GDKNS: KN lắng nghe tích cực.

* GDBVMT: Giúp HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó thêm yêu quý mi trường thiên nhiên

II. Chuẩn bị:

   -  Bảng nhóm.

II. Các hoạt động trên lớp :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ: Yêu cầu HS viết lời giải của BT2a- tiết chính tả trước.

2. Bài mới: GV giới  thiệu bài trực tiếp.

HĐ1: Nghe - viết chính tả.

- GV đọc đoạn viết: “Mùa đông trên rẻo cao”.

- Yêu cầu nêu nội dung đoạn viết.

 

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện viết các tiếng dễ viết sai: trườn xuống, chít bạc, khua lao xao...; cách trình bày.

- Yêu cầu học sinh lên bảng viết.

- Giáo viên nhận xét.

 

 

 

- GV đọc từng câu để HS viết .

 

- GV đọc lại bài .

-  GV chấm, chữa bài, nhận xét.

HĐ2: Thực hành làm bài tập chính tả.

Bài2b : Giáo viên chọn bài tập 2a.

 Yêu cầu đọc yêu cầu đề bài và thảo luận cách làm.

- HS viết vào nháp, 2 HS viết lên bảng.

+ HS khác nhận xét.

- Học sinh theo dõi, mở sách giáo khoa.

 

- HS theo dõi trong SGK.

 

- Đọc thầm lại bài chính tả và nêu nội dung bài viết: Đoạn văn tả cảnh mùa đông về trên vùng núi cao.

- Học sinh tìm các từ dễ viết sai: trườn xuống, chít bạc, khua lao xao...

 

- Học sinh lên bảng viết các tiếng dễ viết sai, một số học sinh nhắc lại cách trình bày.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS gấp sách, viết bài, trình bày bài cẩn thận.

- HS rà soát bài .

- Học sinh đổi chéo vở, soát lỗi.

 

- Thảo luận làm bài tập 2a theo nhóm đôi.

- HS đọc yêu cầu đề bài và thảo luận cách làm


- Yêu cầu học sinh trao đổi cách làm.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.

- Gv theo dõi, nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

 

Bài3: Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập.

- Giáo viên tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

.

- HS rao đổi theo cặp , làm bài vào phiếu .

- Dán kết quả lên bảng :

a. loại nhạc cụlễ hội – nổi tiếng.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

 

- HS nêu yêu cầu bài tập, làm vào vở, thi làm bài trên bảng theo nhóm (Thi tiếp sức)

Đáp án: giấc mộng – làm ngườixuất hiệnnửa mặtlấc láocất tiếnglên tiếngnhấc chàng - đất – lảo đảo – thật dài – nắm tay.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

 

Luyện từ  và câu

CÂU KỂ AI LÀ GÌ?

I. Mục tiêu:

- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?( ND ghi nhớ)

- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ ,vị ngữ trong mỗi (BT1, BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ?( BT3, mục III).

*GDKNS: KN tư duy sáng tạo, KN giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động trên lớp:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ: - Câu kể được dùng để làm gì? Cuối câu kể có dấu hiệu gì?

2. Bài mới: GV giới  thiệu bài trực tiếp.

HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ?

Bài1,2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV cùng HS phân tích mẫu câu 2 .

 

- Từ chỉ hoạt động trong câu?

- Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động?

- GV phát mẫu đã kẻ sẵn bảng, yêu cầu HS phân tích theo mẫu tiếp các câu còn lại.

- GV nhận xét chung.

Bài3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV và HS đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ 2.

- 2 HS nêu miệng.

+ HS khác nhận xét.

 

 

 

- HS đọc các yêu cầu của bài tập 1, 2.

- HS theo dõi, làm mẫu câu “Người lớn đánh trâu ra cày.”

+ Đánh trâu ra cày.

+ Người lớn.

- HS trao đổi theo cặp, trình bày kết quả.

VD: Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

Chỉ người hoặc vật

Từ chỉ hoạt động

các cụ g

nhặt cỏ, đốt lá.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS theo dõi, làm mẫu.


+ Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động?

+ Câu hỏi cho từ ngữ  chỉ người HĐ:

+ Yêu cầu các nhóm thực hiện tương tự đối với các câu còn lại.

- Câu kể Ai làm gì? Gồm có mấy bộ phận? Các bộ phận ấy trả lời cho câu hỏi gì?

- GV viết sơ đồ cấu tạo mẫu câu.

HĐ2: Phần luyện tập.

 

Bài1: Tìm các câu kể mẫu: Ai làm gì? có trong đoạn văn .

- Y/c HS gạch dưới 3 câu kể: Ai làm gì?

-  Gv chốt lại lời giải đúng .

Bài2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV gọi học sinh lên bảng làm.

- GV chốt lại lời giải đúng.

 

Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

 Yêu cầu HS đọc kết quả , GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò.

- Chốt lại ND và nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

+ Người lớn làm gì?

+ Ai đánh trâu ra cày?

- Các nhóm làm việc và trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- HS rút ra nội dung bài học .

- HS đọc thầm nội dung ghi nhớ.

- 1 HS lấy VD minh họa.

 

 

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- 3HS làm trên bảng lớp .

- HS khác làm vào vở , rồi nhận xét .

VD: Cha tôi …quét sân...

- HS đọc yêu cầu đề bài, trao đổi theo cặp, lên bảng làm.

VD: Câu1: Làm cho… quét sân...

-HS đọc yêu cầu đề bài.Lớp làm bài vào vở.

+ 1 số HS đọc bài làm của mình, nói rõ câu văn nào là câu kể: Ai làm gì.

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ.

 

Lịch sử

   ÔN TẬP HỌC KÌ I

 

I. Mục tiêu:

  -  Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn lang,  Âu lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; Nước Đại Việt thời Trần.

II. Chuẩn bị:

-  Phiếu học tập cá nhân.

III. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.  Kiểm tra bài cũ

HS Hát.

+  Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?

 

+  Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long,  vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

Bài: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên”

-  Nhận xét,  đánh giá

 

2. Bài mới:

- 2 em trả lời


2.1. Giới thiệu bài: Hôm nay thầy sẽ hướng các em ôn lại các bài lịch sử đã học“Ôn tập học kì I”.

 

2.2.  Tìm hiểu bài

- Hs nhận xét bổ sung

* Các giai đoạn lịch sử

 

- Gv phát phiếu học tập cho Hs làm theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gv nhận xét tuyên dương

 

* Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời nhà Trần.

Tên sự kiện

Thời gian

- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

- Năm 968

- Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

- Năm 981

- Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.

 

- Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.

- Năm 1005

- Nhà Trần thành lập. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

- Từ năm 1075 – 1077

- Hs nhận xét bổ sung

- Năm 1226

 

 

- Hs thi kể trong nhóm (nhóm 4)

-  Nhận xét,  đánh giá

 

* Thi kể truyện lịch sử

Đại diện nhóm thi kể trước lớp.

- Gv giới thiệu chủ đề thi

 

Gợi ý:

 

+  Kể về sự kiện lịch sử: Đó là sự kiện gì? Xảy ra lúc nào? Ở đâu? Diễn biến chính của sự kiện ra sao? Nêu ý nghĩa của sự kiện đó đối với dân tộc t2.1.

 

+  Kể về nhân vật lịch sử: tên nhân vật là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó đóng góp gì cho lịch sử nước nhà?

Nhận xét bổ sung

- Nhận xét tuyên dương.

 

3. Củng cố,  dặn dò:

 

- Về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra học kì I

 

- Nhận xét tiết học

 

- Gv nhận xét tuyên dương

 

 


Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2019                                                 

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:  Giúp học sinh rèn kĩ năng:

- Thực hiện các phép tính nhân và chia.

- Đọc thông tin trên biểu đồ

* GDKNS: KN tư duy sáng tạo, KN quan sát nhận xét.

II. Các hoạt động trên lớp:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:  Chữa bài 3.

-         Củng cố về chia cho số có 3 chữ số qua việc giải bài toán có lời văn.

2. Bài mới: GV giới  thiệu bài trực tiếp.

HĐ1: Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia và giải toán có lời văn.

Bài1: Củng cố cho HS: Tính tích của 2 số, hoặc tìm thừa số rồi ghi vào vở.

+ Tính thương 2 số hoặc tìm số bị chia hay số chia rồi ghi vào vở.

- GV gọi học sinh lên bảng làm.

 

 

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

 

Bài4(a,b): Ôn tập về biểu đồ, tính toán số liệu trên biểu đồ .

- Yêu cầu HS đọc biểu đồ và trả lời các câu hỏi trong SGK.

 - GV gọi học sinh nêu miệng bài làm.

 

 

 

3. Củng cố, dặn dò

- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- 2HS làm bảng lớp.

+ HS khác nhận xét.

 

 

- Học sinh theo dõi, mở sách giáo khoa.

* HS học tốt làm hết tất cả các bài tập.

 

* HS làm bảng 1 (3 cột đầu)

                Bảng 2( 3 cột đầu)

 

- Học sinh nêu yêu cầu bài toán.

- HS làm bài cá nhân, nối tiếp nêu kết quả để điền vào các bảng biểu trên bảng. (có giải thích được cách tính).

- HS khác nhận xét.

 

 

 

- Vài HS nêu tên biểu đồ và đọc số liệu trên biểu đồ đó.

+ Nêu được:

Tuần 1 bán được 4500 cuốn sách.

Tuần 4 bán được 5500 cuốn sách.

Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là :

5 500 - 4500 =  1 000 cuốn sách.

 

TẬP ĐỌC

RẤT  NHIỀU  MẶT  TRĂNG

 (tiếp theo)

 I. Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

+ Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK.


* GDKNS: KN giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

 - Bảng phụ viết câu dài.

III. Các hoạt động trên lớp:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

- Đọc nối tiếp đoạn bài “Rất nhiều mặt trăng” T1, và nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét.

2. Bài mới: GV giới  thiệu bài trực tiếp.

HĐ1 :  Luyện đọc.

- Yêu cầu 1 HS đọc bài.

Yêu cầu HS luyện đọc đoạn lần 1.

- GV HD luyện đọc từ khó.

 

- Y/c HS luyện đọc đoạn lần 2.

- GV sửa sai và giải nghĩa từ ngữ.

- Y/c HS luyện đọc đoạn lần 3.

- Yêu cầu HS đọc theo cặp.

- Thầy gọi 1 -> 2 em đọc bài.

- GV đọc diễn cảm lại bài.

*HĐ2:Tìm hiểu nội dung bài.

- Nhà vua lo lắng về điều gì?

 

 

 

- Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp gì được cho nhà vua?

- Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?

 

- Công chúa trả lời thế nào?

 

- Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?

- Em cảm nhận được điều gì từ câu chuyện trên?

HĐ3 Luyện đọc lại.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cách phân vai: người dẫn chuyện, chú hề, công chúa.

- HD HS đọc đúng giọng của từng nhân vật.

- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn Làm sao....đã ngủ”.

 - Giáo viên nhận xét,  tuyên dương.

 

- 2 HS  đọc nối tiếp 2 đoạn

+ HS khác nhận xét.

 

 

- Theo dõi, mở SGK

- 1 HS đọc bài.

-  3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc: vằng vặc, nghĩ cách, toả sáng, ...

-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS giải nghĩa từ (Chú giải)

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3

- HS đọc theo cặp.

- 2 em đọc lại bài.

 

 

- Nhà vua lo đêm mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa nhìn thấy thì sẽ nhận ra mặt trăng, ..sẽ ốm trở lại.

- Vì mặt trăng ở rất xa và rất to , tỏa sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được .

- Muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời …

- Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy …

- Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn

 - 3HS nêu được nội dung ( mục I)

 

-3HS đọc một lượt theo cách phân vai

 Lời người dẫn truyện: chậm rãi; lời chú hề: nhẹ nhàng, khôn khéo; lời công chúa: hồn nhiên, tự tin, thông minh.

 

-  Đại diện thi đọc diễn cảm đoạn Làm sao....đã ngủ”.


3. Củng cố dặn dò:

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

 

- Lớp bình xét.

- Nhắc lại nội dung bài học.

 

Kể chuyện

MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

+ Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rỏ ý chính, đúng diễn biến.

+ Hiểu ND câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

* GDKNS: KN giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa trong SGK

III. Các hoạt động trên lớp:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ: Kể lại 1 câu chuyện em đã được đọc chứng kiến hoặc tham gia, kể về 1 trò chơi dân gian.

2. Bài mới: GV giới  thiệu bài trực tiếp.

HĐ1: GV kể: Một phát minh nho nhỏ.

- GV kể 2 lần: Giọng kể trong thả, chậm rãi.

+ Lần1: GV kể kết hợp giới thiệu về Ma – ri – a Gô - e – pớy May - ơ.

+ Lần 2: GV kể kết hợp sử dụng tranh minh hoạ.

HĐ2: Kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập.

a, KC theo nhóm: GV phân nhóm để HS tập kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

b, Thi KC trước lớp: Yêu cầu 2 tốp tiếp nối  thi kể từng đoạn câu  chuyện theo 5 tranh.

- Yêu cầu HS thi kể toàn bộ câu chuyện, nói về ý nghĩa câu chuyện và trao đổi xung quanh các câu hỏi:

 

+ Theo bạn, Ma-ri-a là người thế nào?

+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

+ Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?

+ GV nhận xét chung, cho điểm.

3. Củng cố, dặn dò:

- Chốt lại ND và nhận xét giờ học.

- 2 HS kể.

+ HS khác nhận xét

 

- Học sinh theo dõi, mở sách giáo khoa.

 

 

- HS theo dõi, nắm nội dung câu chuyện

- HS đọc phần lời dưới mỗi tranh.

 

 

 

- Họat động nhóm.

 

- Vài HS tiếp nối đọc các yêu cầu bài tập.

- HS luyện kể theo nhóm: nối tiếp nhau kể theo 5 tranh và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- HS kể chuyện trước lớp: Vài tốp thi kể nối tiếp (mỗi HS 1 tranh).

  - Vài HS thi kể toàn bộ truyện. Mỗi HS kể song, đều nói về ý nghĩa câu chuyện hoặc trả lời các câu hỏi của các bạn đưa ra.

- Ham quan sát, tìm tòi, khám phá.

 

- Cả lớp bình chọn bạn hiểu chuyện, kể chuyện hay nhất.

- Học sinh nhắc lại ý nghĩa truyện.


- Về nhà kể lại chuyện cho mọi người nghe và chuẩn bị bài sau.

 

                                                                                                                                                             

Đạo đức

YÊU LAO ĐỘNG (tiết 2)

I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:

- Nêu đ­ược ích lợi của Lao động.

- Tích cực tham gia công việc Lao động ở lớp, trư­ờng, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

- Không đồng tình với những biểu hiện chây l­ười Lao động.

* GDKNS: KN xác định giá trị của Lao động.

II. Chuẩn bị:

 HS: giấy A4 và bút vẽ (HĐ2).

III. Các hoạt động trên lớp:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:sao phải yêu lao động?

- GV nhận xét.

2. Bài mới: GV giới  thiệu bài trực tiếp.

HĐ1: Tìm hiểu nhận thức về lao động của học sinh.

Bài 5. Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi làm câu hỏi 5:

 Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao em lại thích nghề đó? Để thực hiện được ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?

- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bài.

- GV nhận xét ,nhắc nhở HS những việc nên làm …

 

HĐ2: Trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ.

Bài 6. Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc mà em yêu thích.

+ Yêu cầu các nhóm trình bày.

- GV chấm, cho điểm tuyên dương.

- Giáo viên nhận xét chung .

3. Củng cố, dặn dò: 

- Chốt lại ND và nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- 2 HS nêu miệng

- HS khác nghe, nhận xét.

* Mở SGK và theo dõi bài.

 

 

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.

 

- HS hoạt động theo nhóm đôi: Thực hiện yêu cầu bài tập 5.

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

+ Lớp thảo luận, nhận xét.

  - Học sinh hiểu được: Cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- HS viết, vẽ …theo yêu cầu bài tập 6 (làm bài cá nhân).

- HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh của các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích

- HS khác nhận xét.

- HS nhắc lại nôị dung ghi nhớ.


Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2019

Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Biết dấu hiệu chia hết cho 2, không chia hết cho 2.

+ Nhận biết số chẵn, số lẻ.

*HĐBT: HS khá, giỏi biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 để chọn hay viết các số chia hết cho 2 và giải các bài tập có liên quan.

* GDKNS: KN tư duy sáng tạo.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:    

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ: Làm bài tập 3.

2. Bài mới: GV giới  thiệu bài trực tiếp.

HĐ1: Tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 2.

- Tìm vài số chia chia hết cho 2 và vài số không chia hết cho 2.

- Yêu cầu HS thảo luận để phát hiện dấu hiệu chia hết cho 2.

 

- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.

* GV: Các số chẵn là các số chia hết cho 2.

 

 

HĐ3: Thực hành.

Bài 1:  Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2                                - Yêu cầu HS ghi số chia hết cho 2 và giải thích.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- Bài 2: Viết 4 số có 2 chữ số, mỗi số chai hết cho 2

- GV gọi học sinh nêu miệng.

- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố -  dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- 2 HS làm bài trên bảng.

+ HS khác nhận xét.

- Mở SGK theo dõi bài.

+ HS nối tiếp nhau nêu:

VD: 4 : 2 = 2; 6 : 2 = 3; 5 : 2 = 2 dư 1,...

- 1 HS viết các số chia hết cho 2 vào 1 cột, các số không  chia hết cho 2 vào 1 cột.

- Các số chia hết cho 2  là những số chẵn, là những số có tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8.

- HS nối tiếp lấy các ví dụ về các số chia hết cho 2.

- Học sinh lấy ví dụ.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS nêu miệng các số: hết cho 2.

- HS khác theo dõi, nhận xét.

- HS tìm số có 2 chữ số: hết cho 2.

- Học sinh nêu miệng kết quả tìm được.

- HS khác nhận xét.

- HS về nhà làm bài: 3,4 trang 95; bài 3 trang 96.

 

 

Tập làm văn

ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. Mục tiêu:

- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn( ND ghi nhớ)

- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn( BT1, mụcIII); viết được một đoạn văn trong bài văn tả bao quát một chiếc bút( BT2).

nguon VI OLET