TUẦN 17 

Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2019

 

BUỔI SÁNG

CHÀO CỜ

_____________________________

 

TẬP ĐỌC

Rất nhiều mặt trăng

 

I. Mục đích, yêu cầu:

   - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

   - Hiểu ND: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK).

II/ Đồ dùng dạy-học:Tranh ảnh trong SGK.

III.Các hoạt động cơ bản:

1.Khởi động:

- Hs hát.

2.Bài mới:

- Gv giới thiệu chủ điểm

- Gv giới thiệu bài.

*Hoạt động 1: Luyện đọc

- Gv gọi 1 hs đọc.

- Gv yêu cầu hs phân đoạn.

- Gv yêu cầu hs thực hiện theo 4 nhiệm vụ:

+ Luyện đọc cá nhân

+ Tìm và luyện đọc từ khó câu dài theo cặp.

+Luyện đọc chú giải theo cặp.

+Luyện đọc nối tiếp đoạn

- GV cho hs chia sẻ luyện đọc trước lớp.

- GV  gọi 1 hs đọc cả bài. 

*Hoạt động 2:Tìm hiểu bài

- Hs làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Hs chia sẻ theo nhóm 2.

- Trưởng ban học tập cho chia sẻ trước lớp:

*Giáo viên chia sẻ và liên hệ:

- Bài tập đọc muốn nói điều gì?

- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

* Hoạt động 3:Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm:

- Gv cho hs luyện đọc diễn cảm đoạn 2.


- Hs tìm giọng đọc đoạn 2.

- HS đọc theo cặp .

- HS thi đua nhau đọc đoạn diễn cảm

- Nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay nhất.

IV.Củng cố- dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

______________________________

 

TOÁN

Luyện tập

 

I. Mục tiêu:

- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Biết chia cho số có ba chữ số.

II. Đồ dùng dạy - học:

Sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy - học:

1.Khởi động:

- HS chơi trò chơi : Gió thổi

2. Bài mới

- Gv giới thiệu bài.

3.Các hoạt động cơ bản:

a. Luyện tập , thực hành:

- Hs làm cá nhân bài 1,2,3, SGK.

- Hs chia sẻ cặp đôi.

- Hs chia sẻ trước lớp.

* GV chia sẻ:

Bài 1:

a)

b      

* Gv chia sẻ: Yêu cầu hs nêu cách đặt tính và tính khi chia cho số có 2 chữ số.

 


Bài 2:    

Bài giải

18 kg = 18000 g

Số gam muối trong mỗi gói là:

18000 : 240 = 75 (g)

Đáp số: 75 g

Gv chia sẻ: Hs vận dụng vào giải toán lời văn

Bài 3:

Bài giải

Chiều rộng của sân bóng đá

7140 : 105 = 68 (m)

Chuvi sân bóng đá:

(105 + 68) x 2 = 346 (m)

Đáp số: 346 m

IV. Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

_________________________________

 

LỊCH S

Ôn tập học kì I

I.Mục tiêu  :

- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Sgv ,sgk.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động:

- Hs hát.

2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu bài.

b. Các hoạt động cơ bản:

Hoạt động1: Hoạt động theo nhóm

- GV phát cho mỗi nhóm một bản thời gian và các nhóm ghi nội dung của mỗi giai đoạn .

- GV treo trục thời gian lên bảng va yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN , 179 TCN , 938 .

- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận .

 

- GV nhận xét.


* Hoạt động 2: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến TK XV

- Treo băng thời gian lên bảng.

- Các em hãy suy nghĩ, xem lại bài, sau đó thầy gọi các em lên gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian trong bảng. 

- Gọi hs lên thực hiện

- Cùng cả lớp nhận xét, sau đó gọi hs nói sự kiện lịch sử với thời gian tương ứng.

- Gọi hs đọc lại toàn bộ bảng.

Các em hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Buổi đầu độc lập, thời Lý, Trần đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kì đó là gì?  Câu hỏi này thầy đã kẻ thành bảng thống kê, nhiệm vụ của các em là hoàn thành bảng và dựa vào bảng để TLCH trên.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày 

- Cùng hs nhận xét, bổ sung đi đến kết quả đúng.

- Cùng hs nhận xét, bổ sung

* Hoạt động 4:  Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học.

- Treo bảng phụ viết định hướng kể, gọi hs đọc to trước lớp.

- Thầy sẽ tổ chức cho các em thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. Các em nên kể theo định hướng trên bảng. Bạn nào kể đúng, lưu loát, hấp dẫn sẽ là người thắng cuộc.

- Cùng hs nhận xét, tuyên dương hs kể tốt.

IV.Củng cố- dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

_____________________________

 

BUỔI CHIỀU

MĨ THUẬT

(Giáo viên chuyên dạy)

___________________________________

 

HÁT NHẠC

(Giáo viên chuyên dạy)

________________________________

 

ĐẠO ĐỨC

Yêu lao động  ( tiết 2 )

 

I.Mục tiêu:

- Không Y/C HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tấm gương lao động của các anh hùng lao động,...

- Nêu được ích lợi của lao động.


- Tích cự tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân.

- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

*KNS:  + Kĩ năng xác định giá trị của lao động.

               + Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.

II. Đồ dùng dạy - học:

- SGK Đạo đức lớp 4.

III .Các hoạt động dạy học :

1. Khởi động:

- Hs hát bài hát: Cháu yêu bà

2. Các hoạt động dạy học:

* Hoạt động 1:Mơ ước của em

 - Gọi hs đọc bài tập 5 SGK/26

- Các em hãy hoạt động nhóm đôi, nói cho nhau nghe ước mơ sau này lớn lên mình sẽ làm nghề gì? Vì sao mình lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện được ước mơ, ngay từ bây giờ bạn phải làm gì?

- Gọi hs trình bày.

Nhận xét, nhắc nhở: Các em cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình

* Hoạt động 2: Kể chuyện các tấm gương yêu lao động

- Y/c hs kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp...

- Gọi hs đọc những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.

Kết luận: Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội

- Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.

IV.Củng cố dặn dò :

- GV nhận xét tiết học.

__________________________________

 

KHOA HỌC

Ôn tập cuối học kì I

I. Mục tiêu:

- Không Y/C tất cả HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước,.....

Ôn tập các kiến thức về:

- Tháp dinh dưỡng cân đối.

- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.


 

1.Khởi động:

- HS hát.

2.Các hoạt động dạy học:

* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về "Tháp dinh dưỡng cân đối"

- Tổ chức thi đua giữa các nhóm: Đưa tháp dinh dưỡng: (hình 1 SGK/68). Đây là tháp dinh dưỡng chưa hoàn thiện. Các em hãy làm việc trong nhóm 4 để hoàn thiện tháp dinh dưỡng cân đối này. Nhóm nào điền đúng và nhanh nhóm đó thắng.

- Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm xong trước, trình bày đẹp và đúng.

- Gọi hs lên bốc thăm trả lời câu hỏi

1) Không khí và nước có tính chất giống nhau là:

a) Không màu, không mùi, không vị

b) Không có hình dạng xác định.

c) Không thể bị nén

2) Các thành phần chính của không khí là:

a) Ni-tơ và các-bô-níc

b) Ôxi và hơi nước

c) Ni-tơ và ô xi

3) Thành phần của không khí quan trọng nhất đối với con người là:

a) Ô-xi         b) Hơi nước      c) Ni-tơ

4) Em hãy hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

* Hoạt động 2: Triễn lãm (vai trò của nước, không khí trong đời sống)

- Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm

- Y/c hs chia nhóm 6, gọi nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị của nhóm

- Các em có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:

. Vai trò của nước

. Vai trò của không khí

. Xen kẽ nước và không khí.

- Các em cố gắng trình bày khoa học, đẹp và thảo luận về nội dung thuyết trình

- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.

- Các em nhận xét nhóm bạn theo các tiêu chí sau:

. Nội dung đầy đủ

. Tranh, ảnh phong phú

. Trình bày đẹp, khoa học

. thuyết minh rõ ràng, mạch lạc

. Trả lời được câu hỏi của bạn

- Chấm điểm cho các nhóm

* Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động

- Giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy vẽ tranh cổ động mọi người bảo vệ môi trường nước và


không khí. Lớp mình sẽ thi xem nhóm nào vẽ tranh cổ động đẹp nhất và có nội dung tuyên truyền hay nhất

- Y/c hs thực hiện trong nhóm 6

- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm và thuyết minh

- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo.

IV.Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

_________________________________________________________________

 

Thứ ba ngày 31 tháng 12 năm 2019

BUỔI SÁNG

TOÁN

Luyện tập chung

I.Mục tiêu:

- Thực hiện được phép nhân, phép chia.

- Biết đọc thông tin trên biểu đồ.

- Bài tập cần làm: Bài 1; bảng 1;bảng 2 (3 cột đầu) bài 4 a,b và bài 3* dành cho HS khá giỏi.

1. Khởi động :

- Hs hát.

2.Các hoạt động cơ bản:

a.Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu bài.

b.Các hoạt động cơ bản:

*Hoạt động 1 :Luyện tập, thực hành:

- Hs làm cá nhân bài 1,3,4 SGK .                                           

- Hs chia sẻ cặp đôi.

- Hs chia sẻ trước lớp.

* GV chia sẻ:

Bài 1:

a.

Thừa số

27

27

27

Thừa số

23

23

23

Tích

621

621

621

b.

Số bị chia

66178

66178

66178

Số chia

203

203

203

Thương

326

326

326

 

* Gv chia sẻ:

+ Muốn tìm thừa số chưa biết em làm thế nào?

+ Muốn tìm số chia chưa biết em làm thế nào?


+ Muốn tìm số bị chia chứ biết em làm thế nào?

Bài 3:  

Bài giải

Số bộ đồ dùng SGD-ĐT nhận về là:

40 x 468 = 18720 (bộ)

Số bộ đồ dùng mỗi trường nhận được:

18720 : 156 = 120 (bộ)

Đáp số: 120 bộ

Gv chia sẻ: Hs vận dụng vào giải toán lời văn.

Bài 4:

Gv chia sẻ:

- Biểu đồ cho biết điều gì?

- Hãy đọc biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần.

- Tuần 1 bán ít hơn tuần 4 bao nhiêu cuốn?

- Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 bao nhiêu cuốn?

IV.Củng cố- dặn dò:

- Giáo viên nhận xét tiết học.

 

________________________________

 

CHÍNH TẢ (Nghe- viết)

Mùa đông trên rẻo cao

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT (2) a / b, hoặc BT3.

*BVMT :GDHS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: SGK, VBT

- HS: SGK, vở - bút, VBT

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Khởi động:

 - HS hát.

2. Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu bài.

2.Các hoạt động cơ bản:

a.HD hs nghe-viết

- Gv đọc bài Mùa đông trên rẻo cao

- Y/c hs đọc thầm và nêu những từ khó viết trong bài

- Giảng nghĩa các từ:

+ trườn xuống: nằm sấp áp xuống mặt đất, dùng sức đẩy thân minh xuống.


+ khua lao xao: đưa qua đưa lại có tiếng động     

+ nhẵn nhụi: trơn tru không lổm chổm rậm rạp

+ quanh co: không thẳng

- HD hs phân tích và viết vào bảng con các từ trên

- Gọi hs đọc lại các từ trên 

- Y/c hs đọc thầm lại bài, chú ý các từ khó, cách trình bày

- Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý điều gì?

- Đọc từng cụm từ, câu

- Đọc lần 2

- Chấm chữa bài, y/c hs đổi vở nhau kiểm tra

- Nhận xét, tuyên dương

b. HD hs làm bài tập chính tả

Bài 2b: Y/c hs đọc thầm đoạn văn và làm vào VBT

- Dán 3 tờ phiếu, gọi 3 hs lên bảng thi làm bài

- Cùng hs nhận xét, chốt lại lời giải đúng

- Gọi hs đọc lại đoạn văn đã điền đầy đủ

Bài 3: Y/c hs tự làm bài vào VBT

- Dán 4 tờ phiếu lên bảng, gọi hs mỗi dãy lên thi tiếp sức

- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc

IV. Củng cố- dặn dò :

- Gv nhận xét tiết học.

__________________________

 

TIẾNG ANH(2 tiết)

(Gv chuyên dạy)

___________________________

 

BUỔI CHIỀU

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu kể : Ai làm gì ?

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nắm được cấu tạo cơ bản Ai làm gì ? (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ? (BT3, mục III).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ các đồ chơi và các trò chơi trong SGK, VBT

III.Các hoạt động cơ bản:

1.Khởi động:

- Hs hát.

2.Các hoạt động cơ bản:


a.Tìm hiểu ví dụ:

 Bài tập 1,2: Gọi hs đọc y/c và nội dung

- Ghi bảng: Người lớn thì đánh trâu ra cày

- Cùng hs phân tích

. Hãy tìm TN chỉ hoạt động trong câu trên?

. Từ ngữ chỉ người hoạt động là từ nào?

- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để thực hiện BT này (phát phiếu kẻ sẵn cột cho hs)

- Gọi 2 nhóm lên dán phiếu và trình bày, các nhóm khác nhận xét

- Chốt lại lời giải đúng

Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c

- HD hs đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ hai

- Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?

- Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi thế nào?

- Gọi hs đặt câu hỏi cho từng câu kể (1 hs đặt 2 câu)

- Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu kể Ai làm gì? Câu kể Ai làm gì thường có mấy bộ phận?

- Đó là những bộ phận nào?

- GV: Bộ phận TL cho câu hỏi Ai (cái gì? Con gì?) gọi là chủ ngữ. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? gọi là vị ngữ.

- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/166

b. Luyện tập:

Bài 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung

- Các em hãy đọc thầm đoạn văn và tìm các câu kể mẫu Ai làm gì?

- Gọi hs nêu các câu kể có trong đoạn văn.

- Dán tờ phiếu, gọi hs lên gạch dưới các câu kể Ai làm gì? 

Bài 2: Gọi hs đọc y/c

- Hai em ngồi cùng bàn xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu văn vừa tìm được ở BT1

- Dán bảng 3 băng giấy, gọi 3 hs lên bảng làm bài, trình bày, hs lớp dưới làm vào VBT

- Cùng hs nhận xét .

Bài 3: Gọi hs đọc y/c

- Nhắc nhở: sau khi viết xong đoạn văn, các em hãy dùng viết chì gạch dưới những câu là câu kể Ai làm gì?

- Y/c hs tự làm bài

- Gọi hs đọc đoạn văn mà mình viết.

- Cùng hs nhận xét

IV. Củng cố- dặn dò :

- Gv nhận xét tiết học.

- Dặn hs về chuẩn bị bài sau.


ĐỊA LÍ

Ôn tập học kì I

I. Mục tiêu: 

Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động:

- Hs chơi trò chơi : Truyền thư

2. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Vị trí miền núi và trung du

- Chúng ta đã học  những vùng nào về miền núi và trung du?

- Treo bảng đồ địa lí tự nhiên VN, gọi hs lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.

- Nhận xét

2) Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên

- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu học tập sau: (Phát phiếu học tập cho các nhóm )

- Gọi hs đọc nhiệm vụ thảo luận.

- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ những đặc điểm khác nhau về thiên nhiên ở 2 vùng đã dẫn đến khác nhau về con người và hoạt động sản xuất. Con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên như thế nào? Các em cùng tìm hiểu ở HĐ3

* Hoạt động 3: Con người và hoạt động

- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để hoàn thành bảng kiến thức sau (phát phiếu cho các nhóm)

- Gọi HS lên dán kết quả và trình bày 

- Gọi các nhóm khác bổ sung.

- Kết luận phiếu đúng

- Gọi hs nhìn vào phiếu đọc lại bảng kiến thức vừa hoàn thành

nguon VI OLET