TUẦN 19

 

Tiết 91:                                          

                                                           TOÁN

                                        KI-LÔ-MÉT VUÔNG

Ngày soạn: 01/01/2020

Ngày dạy: Thứ Hai, 06/01/2020. Lớp dạy: 4B

 

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS :

* Kiến thức:  Giúp học sinh

          - Biết ki-lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích .

          * Kĩ năng: Giúp học sinh

           - Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2

- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

- Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội ( năm 2009):3344,60km2.

* Thái độ:

- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

  1. GV : Giáo án, - Bản đồ hành chính Việt Nam, một số ảnh chụp về khu phố, khu rừng.

  2. HS : Sách vở, đồ dùng môn học

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

 - Trả bài kiểm tra học kỳ I.

- GV nhận xét cho điểm.

  2. Bài mới:- GV giới thiệu: - Giới thiệu về ki-lô-mét vuông.

2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu Ki-lô-mét vuông

2.1.1. MT: HS biết ki-lô- mét vuông là đơn vị đo diện tích .

2.1.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.3. Tiến trình của hoạt động:

- GV cho HS quan sát tranh ảnh chụp những khu rừng, đường phố, sơ đồ dân cư…

(?) Nhận xét về không gian những ảnh đó?

(?) Để đo những khu vực đó, ta có sử dụng thước mét không? Tại sao?

* Kết luận: Khi đo những vùng có diện tích lớn như một thành phố, 1 khu rừng,…ta thường sử dụng đơn vị đo diện tích là ki-lô-mét-vuông.


- GV ghi bảng đơn vị đo diện tích km và nêu cách đọc, viết.

- GV đưa bức ảnh về Hồ Tây: Là hình vuông có cạnh 1 km.

(?) Vậy diện tích Hồ Tây là bao nhiêu?

- GV giới thiệu mối quan hệ giữa km và m:

          1 km= 1 000 000 m

hoặc: 1 000 000 m= 1 km

(? ) Hãy nêu đơn vị đo diện tích đã học? Sắp xếp chúng theo thứ tự ? Mối quan hệ giữa chúng?

 

* Kết luận: Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau hơn kém nhau 100 lần.

Ví dụ: m2 và dm2 , dm2 và cm2

2.2. Hoạt động 2: Luyện tập

2.2.1. MT: HS biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2

- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

- Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội ( năm 2009):3344,60km2.

2.2.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.2.3. Tiến trình của hoạt động:

Bài 1:

(?)  Bài tập yêu cầu gì?

- HS đọc yêu cầu bài 1

- Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống.

- HS làm vở bài tập

- 3 HS lên bảng làm bài

     - Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét-vuông: 921km

      - Hai nghìn ki-lô-mét-vuông: 2000 km

      - Năm trăm linh chín ki-lô-mét vuông:509 km

      - Ba trăm hai mươi nghìn ki-lô-mét-vuông: 320 000 km

GV chốt: Củng cố cho học sinh về cách đọc, viết các số đo diện tích.

Bài 2:

(?) Bài tập yêu cầu gì?

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS làm vở bài tập

- 2 HS làm bài trên bảng phụ

      1km= 1 000 000  m

      1 m= 100 dm

      32 m49 dm2 =  3249 dm

      1 000 000 m= 1 km

      5  km= 5 000 000 m

      2000 000 m=2 km

- Lớp nhận xét


- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 100 lần

(?) Tại sao 32m2 49dm2 = 3249 dm2 ?

(?) Để đổi 2 000 000 m2 = …..km2, em làm thế nào?

(?) Hai đơn vị đo diện tích kế tiếp nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?

GV chốt: Củng cố cho HS cách đổi các đơn vị đo diện tích.

Bài 3 (Hướng dẫn cho HS khá, giỏi)

- Bài cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?

- HS đọc bài toán

- Cho biết chiều dài, chiều rộng của khu rừng,tìm diện tích?

- HS làm bài cá nhân

- 1 HS lên bảng giải bài

Bài giải

Diện tích khu rừng đó là:

3 x 2 = 6 ( km)

    Đáp số: 6 km

GV chốt:

(?) Khu rừng có dạng hình gì?

(?) Muốn tính diện tích hình  chữ nhật ta làm thế nào?

Bài 4:

(?) Bài tập yêu cầu gì

(?) Diện tích phòng học thường sử dụng theo đơn vị nào?

(?) Diện tích phòng học là bao nhiêu?

(?)Diện tích của 1 đất nước thường sử dụng theo đơn vị nào? Tại sao?

(?) Diện tích nước Việt Nam là bao nhiêu?

GV chốt: Giúp HS có khả năng phán đoán, bước đầu HS hình dung được 1km2 rộng như thế nào

 

2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, liên hệ, dặn dò:

           ?) 1 km2 = …..m2 ?

(?) 1 000 000 m2 =…..km2

(?) Hai đơn vị đo diện tích kế tiếp hơn kém nhau bao nhiêu lần?

- GV hướng dẫn bài tập về nhà: Bài 1,2,3,4 VBT (trang 9)

- Chuẩn bị bài: Luyện tập (trang 100).

 

 

 

Tiết 37:

        TẬP ĐỌC

        BỐN ANH TÀI.

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS:

* Kiến thức: Giúp hục sinh Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).


 

* Kĩ năng: HS biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

* Thái độ: Yêu thích môn học

    2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

  1.- GV: Trang minh họa bài tập đọc trang 4, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

  Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

  Tập truyện cổ dân gian Việt Nam.

2.- HS : Sách vở môn học

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 4 học sinh đọc phân vai truyện trong quán ăn “Ba cá bống”

   Em thích hình ảnh chi tiết nào trong truyện ?

- Nhận xét và cho điểm.

*GV giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm Người ta là hoa đất nói về năng lực, tài trí của con người. Con người là hoa của đất, là những gì tinh túy nhất mà tự nhiên đã sáng tạo ra. Mỗi con người là một bông hoa của đất. Những hoa của đất đang nhảy múa hát ca về cuộc sống hoà bình, hạnh phúc.

2. Bài mới.

- GV cho HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc “Bốn anh tài” và hỏi:

(?) Những nhân vật trong tranh có gì đặc biệt?

*GV: Câu chuyện Bốn anh tài kể về bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người. Họ cùng hợp nghĩa, làm việc lớn. Đây là câu chuyện nổi tiếng của dân tộc Tày. Để làm  quen với các nhân vật này chúng ta cùng học phần đầu của câu chuyện Bốn anh tài

2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc:

2.1.1. MT: Giúp HS HS biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

2.1.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.3. Tiến trình của hoạt động:

* Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi SGK.

* GV chia đoạn : 5 đoạn

   + Đoạn 1: Ngày xưa … tinh thông võ nghệ.

     + Đoạn 2: Hồi ấy … diệt trừ yêu tinh.

     + Đoạn 3: Đến một cánh đồng khô cạn … diệt trừ yêu tinh.

     + Đoạn 4: Đến một vùng khác… lên đường.

     + Đoạn 5: Đi được ít lâu … đi theo

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn.


+ HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

- Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ.

*Chú ý các đoạn đọc dài sau:

     Đến một cánh đồng khô cạn / Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc/để đắp đập dẫn nước vào ruộng.

Họ ngạc nhiên / thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối / lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.

- Nhận xét.

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.HD giải nghĩa từ khó.

+ 1 HS đọc chú giải - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

- Chia nhóm : nhóm 4 ( các nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển nhóm ).

- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.

- Thi đọc : đoạn 3

+ 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ). Đọc 2 – 3 lượt.

- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.                              

- Gọi HS đọc toàn bài

- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc như sau: + Đọc diễn cảm  toàn bài, giọng kể hơi nhanh, đọan 2 đọc nhanh, căng thẳng thể hiện sự  căm  giận yêu tinh, ý chí quyết tâm trừ ác của Cẩu Khây.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: chín chõ xôi, lên mười, mười lăm tuổi, tinh thông võ nghệ, tan hoang, không còn ai, quyết chí, giáng xuống, thụt sâu hàng gang tay, sốt sắng, ầm ầm, hăm hở, hăng hái.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

2.2.1. MT: Giúp hục sinh Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2.2.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.2.3. Tiến trình của hoạt động:

(?) Truyện có những nhân vật nào ?

- Truyện có nhân vật chính: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

- GV ghi tên các nhân vật lên bảng.

(?) Tên truyện Bốn anh tài gợi cho em suy nghĩ gì ?

- Tên truyện gợi suy nghĩ đến tài năng của bốn thiếu niên.

(?) Bốn thiếu niên trong truyện có tài năng gì? Chúng ta cùng tìm  hiểu bài.

(?) Tại sao truyện lại có tên là Bốn anh tài ?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

(?) Những chi tiết nào nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ?

(?) Đoạn 1 nói lên điều gì ?

*Nói lên sức khỏe và tài nghệ của Cẩu Khây.

- Ghi ý đoạn 1 lên bảng.

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

(?) Chuyện gì đã xảy ra với quê hương của Cẩu Khây ?


+ Quê hương của Cẩu Khây xuất hiện một con yêu tinh, nó bắt người và xúc vật làm cho bản làng tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót

(?) Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì ?

+ Thương dân bản Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh .

(?) Đọan 2 nói lên điều gì ?

*Ý chí quyết tâm  diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây.

- Ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc thành tiếng ba đoạn còn lại và trả lời các câu hỏi :

(?) Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ?

+ Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

- GV hỏi HS về nghĩa của từ vạm vỡ, chí hướng, (nếu HS không giải thích được, GV cho HS đặt câu sau đó giải thích cho HS hiểu).

• Vạm vỡ: to lớn, nở nang, rắn chắc, toát lên vẻ khỏe mạnh.

• Chí hướng: ý muốn bền bỉ quyết đạt tới một mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống.

(?) Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?

+ Nắm Tay Đóng Cọc:

       Dùng tay làm vồ đóng cọc, mỗi quả đấm giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay.

+ Lấy Tai Tát Nước:

        Lấy vành tai tát nước lên thửa ruộng cao bằng mái nhà.

+ Móng Tay Đục Máng:

        Lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng.

(?) Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện ?

+ Tên của các nhân vật chính là tài năng của mỗi người.

(?) Nội dung chính của đọan 3, 4,5 là gì ?

*Ca ngợi tài năng của Lấy Tai Tát Nước. Móng Tay Đục Máng. Nắm Tay Đóng Cọc

- Ghi ý đoạn 3, 4 ,5 lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn truyện và trả lời câu hỏi:

(?)Truyện ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì ?

*Truyện ca ngợi sức khỏe tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

- Ghi ý chính của bài lên bảng.

- GV kết luận:

    *Bốn anh em Cẩu Khây không những có sức khỏe tài năng hơn người mà còn có lòng nhiệt thành làm việc nghĩa : diệt ác , cứu dân. Đó chính là điều chúng ta cần học tập.

Đọc diễn cảm

- Gọi HS yêu cầu đọc diễn cảm 5 đoạn của bài: Sau mỗi lần HS đọc, GV đặt câu hỏi để HS tìm giọng đọc hay:

(?) Em hãy nhận xét cách đọc của bạn?

(?) Bạn đọc như thế có phù hợp với nội dung đoạn không ?

(?) Theo em đọc đọan này thế nào là hay ?


- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đọan 1, 2 của bài. Cách tổ chức như sau:

     + GV treo bảng phụ có viết đoạn văn.

     + GV đọc mẫu.

     + GV cho HS luyện đọc theo cặp.

     + Gọi một số cặp thi đọc .

- Nhận xét phần đọc của từng cặp.

2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, liên hệ, dặn dò

 - Gọi HS xung phong lên bảng chỉ vào tranh minh hoạ nói lại tài năng đặc biệt của từng nhân vật.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.

 

 

TIẾT 18:

       ĐẠO ĐỨC

                   KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI  LAO ĐỘNG

Ngày soạn: 01/01/2020

Ngày dạy: Thứ Hai, 06/01/2020. Lớp dạy: 4B

I. MỤC TIÊU :

* Kiến thức:  Giúp HS biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động

      Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

* Kĩ năng: HS Biết kính trọng biết ơn người  lao động.

* Thái độ: Tôn trọng, lễ phép với người lao động.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

- GDKNS: Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.

Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1.- GV : SGK,

  2.- HS : SGK

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ:

          Kiểm tra: Yêu lao động.

2. Bài mới:- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

Bài mới : Giới thiệu bài

          2.1. Hoạt động 1: HS tìm hiểu nội dung chuyện.

2.1.1. MT: Giúp HS biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động

      Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.


2.1.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.3. Tiến trình của hoạt động:

Gv đọc chuyện

Hướng dẫn HS tìm hiểu chuyện:

-Vì sao các bạn trong lớp cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?

- Nếu em là bạn cùng lớp với Hà thì em sẻ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?

- Gv nhận xét kết luận:

Gợi ý HS rút ra bài học:

- Người lao động có vai trò như thế nào trong cuộc sống ?

- Em phải làm gì để thể hiện sự kính trọng ,biết ơn người lao động?

GV cho vài HS tự liên hệ thực tế.

GV nhận xét, tuyên dương.

         2.2. Hoạt động 2: HS luyện tập 

2.2.1. MT: Giúp HS biết kính trọng biết ơn người  lao động.

2.2.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.2.3. Tiến trình của hoạt động:

Bài tập 1/tr29:

GV nhận xét kết luận

Bài tập 2 tr/29 ( Thực hành , luyện tập)

 

Người lao động

 

Gv nhận xét kết luận

Bài tập 3 tr/30

GV lần lượt đưa ra những tình huống

GV kết luận

  2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, liên hệ, dặn dò

 Nhận xét tiết học

Chuẩn bị bài sau

 

 

 

TIẾT 19:

 

KĨ THUẬT

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS:

* Kiến thức:  -HS biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.

* Kĩ năng: -Yêu thích công việc trồng rau, hoa.

* Thái độ: -HS yêu thích sản phẩm mình làm được.

2. Định hướng phát triển năng lực:


- Năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. GV: -Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa.

   -Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa.

2. HS: SGK

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ:

           Kiểm tra dụng cụ học tập.

           - Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:- Giới thiệu bài a) Giới thiệu bài:  Lợi ích của việc trồng rau và hoa.

   b) Hướng dẫn cách làm:

2.1. Hoạt động 1: GV  hướng dẫn tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.

2.1.1. MT: -HS biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.

2.1.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.3. Tiến trình của hoạt động:

   -GV treo tranh H.1 SGK và cho HS quan sát hình.Hỏi:

    +Liên hệ thực tế, em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau?

    +Gia đình em thường sử dụng rau nào làm thức ăn?

    +Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn ở gia đình?

    +Rau còn được sử dụng để làm gì?

   -GV tóm tắt: Rau có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, củ, quả, …Trong rau có nhiều vitamin, chất xơ giúp cơ thể con người dễ tiêu hoá. Vì vậy rau không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta.

   -GV cho HS quan sát H.2 SGK và hỏi:

    +Em hãy nêu tác dụng của việc trồng rau và hoa?

   -GV nhận xétvà kết luận.

2.2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.

2.2.1.MT: HS biết điều kiện, khả năng phát trển cây rau, hoa ở nước ta.

2.2.2. PP hỏi đáp, thực hành. 

2.2.3. Tiến trình của hoạt động:                                         

   * GV cho HS thảo luận nhóm:

    +Làm thế nào để trồng rau, hoa đạt kết quả?

  -GV gợi ý với kiến thức TNXH để HS trả lời:

    +Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm?

   -GV nhận xét bổ sung: Các điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm.Nước ta có nhiều loại rau, hoa dễ trồng: rau muống, rau cải, cải xoong, hoa hồng, hoa cúc …Vì vậy nghề trồng rau, hoa ở nước ta ngày càng phát triển.


   -GV nhận xét và liên hệ nhiệm vụ của HS phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.

   -GV tóm tắt những nội dung chính của bài học theo phần ghi nhớ trong khung và cho HS đọc.

  2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, liên hệ, dặn dò

          -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS .

         -Chuẩn bị bài cho tiết sau.

 

 

 

Tiết 92:

TOÁN

                                                 LUYỆN TẬP

  Ngày soạn: 01/01/2020

  Ngày dạy: Thứ Ba, 07 /01/2020. Lớp dạy: 4B

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS :

          * Kiến thức: Giúp HS - Chuyển đổi được các số đo diện tích.

- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột

* Kĩ năng: HS - Có kỹ năng chuyển đổi thành thạo

- Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội ( năm 2009): 3344,60 km2

* Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích môn học, có tính cẩn thận

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán,

năng lực quan sát.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

   1. GV : - SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS : Sách vở, đồ dùng môn học

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ:

          (?) Khi nào người ta sử dụng đơn vị đo km2

- GV nhận xét ghi điểm.

2. Bài mới:- GV giới thiệu:  ghi đầu bài 

2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hành.

          2.1.1. MT: Giúp HS chuyển đổi được các số đo diện tích.

- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột

           2.1.2. ĐD: Bảng lớp viết

2.1.3. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.4. Tiến trình của hoạt động:

  Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

(?) Em hãy nêu cách chuyển đổi


                1 km= ….. m

- HS làm bài tập

530 dm2 =  53 000 cm2

13 dm2  29 cm2 = 1329 cm2

84 600 cm2 = 846 dm2

300 dm2 = 3 m2

10 km2 =10 000 000 m2

9 000 000 m2 = 9 km2

- Nhận xét bài làm của bạn

(?) Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?

* GV chốt: Củng cố cho HS cách đổi các đơn vị đo diện tích đã học.

* Bài 2:

(?) Bài tập yêu cầu gì?

- HS đọc yêu cầu của bài

 

- HS làm bài tập vào vở

- 1 HS lên bảng làm bài

Bài giải

       a) Diện tích khu đất hình chữ nhật là:

5 x 4 = 20 ( km2)

       b) Đổi 8000m = 8 km

  Diện tích khu đất hình chữ nhật là:

8 x 2 = 16 ( km2)

Đáp số: a) 20  km2

                                       b) 16  km2

 

* GV chốt:

(?) Khu đất có dạng hình gì?

(?) Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào?

Bài 3

(?) Bài tập yêu cầu gì?

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm vở bài tập

- Vài HS trình bày kết quả

a, Diện tích Hà Nội lớn hơn diện tích Đà Nẵng. Diện tích Đà Nẵng nhỏ hơn diện tích TP. Hồ Chí Minh. Diện tích TP. Hồ Chí Minh nhỏ hơn diện tích Hà Nội

b, Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất.

     Thành phố Đà Nẵng có diện tích bé nhất.

* GV chốt: Học sinh nắm vững được các đơn vị đo diện tích, từ đó biết cách so sánh các đơn vị đo diện tích.

 

* Bài 4 ( Hướng dẫn cho HS khá, giỏi )

(?) Bài cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?

(?) Để biết diện tích khu đất, cần biết những gì?

- HS đọc yêu cầu bài

nguon VI OLET