TUẦN 2
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2018
Tập đọc:
Tiết 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.( Tiếp theo )

I. Mục tiêu:
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn .
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn.(trả lời được các câu hỏi/ sgk)
* GDKNS:
- Thể hiện sự cảm thông.
- Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trang 15/ sgk.
- Bảng phụ viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:
- Đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
2. Giới thiệu bài:
3. Phát triển bài:
a. Luyện đọc.
- Gọi HS đọc.
- Yêu cầu HS chia đoạn.(3 đoạn)
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn
+ L1: kết hợp phát âm từ khó
+ L2 kết hợp giải nghĩa từ

+ Đọc nhóm
+ Đọc nối tiếp L3
- G.v đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Ngoài những nhân vật đã xuất hiện ở phần 1, ở phần này xuất hiện thêm nhân vật nào? ( Xuất hiện thêm bọn Nhện)
- Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì?( Để đòi lại công bằng, bênh vực Nhà trò yếu ớt, không để kẻ khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.)
- Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào?
( Chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi, trong khe đá lủng củng những nhện là nhện, rất hung dữ)
- Với trận địa đáng sợ như vậy bọn Nhện sẽ làm gì?
( Để bắt Nhà trò phải trả nợ.)
- Hiểu từ: sừng sững, lủng củng” như thế nào? ( Sừng sững: dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn.
Lủng củng: lộn xộn, nhiều, không có trật tự, không ngăn nắp, dễ đụng chạm.)
- Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì?( Cảnh trận địa mai phục đáng sợ của bọn Nhện)
- Dế Mèn đã làm như thế nào dể bọn Nhện phải sợ?
( Chủ động hỏi: Ai đứng chóp bu bọn này)
- Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai? (Khi thấy chúa Nhện, Dế ra oai, quay phắt lưng, phóng càng đập phanh phách.
Dùng lời thách thức: chóp bu bọn này, ta, để ra oai.)
- Thái dộ của bọn nhện khi gặp Dế Mèn? (Lúc đầu cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại, rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.)
- Đoạn 2 nói lên điều gì? ( Dế Mèn ra oai với bọn Nhện)
- Dế Mèn đã nói như thế nào với bọn Nhện để chúng nhận ra lẽ phải? (Dế Mèn thét lên, so sánh bọn nhện giàu có, béo múp béo míp mà lại cứ đòi mãi món nợ bé tí tẹo.)
- Sau lời lẽ đanh thép của Dế, bọn Nhện đã hành động như thế nào? ( Chúng sợ hãi, cùng rạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.)
- Từ ngữ “ cuống cuồng gợi cho em cảnh gì? ( Gợi cảnh cả bọn nhện vội vàng rối rít vì quá lo lắng)
- Đoạn 3 nói lên điều gì? ( Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.)
- Chúng ta có thể tặng cho Dế các danh hiệu nào?
- G.v giải nghĩa tặng danh hiệu.
- Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS nêu cách đọc, giọng đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
4.Kết luận:
- Học tập được đức tính gì ở Dế Mèn?
- GD HS biết cảm thông có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực người yếu đuối.
- Nhận xét giờ. HD chuẩn bị bài sau.

- 2Hs đọc bài.
- Nhận xét



-1 HS đọc.
- 1 HS nêu

-
nguon VI OLET