TUẦN 2
Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2021
TẬP ĐỌC
Tiết 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu các từ ngữ: Độ trì, độ lượng, đa tình đa mang …
- Hiểu nội dung dung: Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối)
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn khổ thơ với giọng tự hào, tình cảm.
2. Góp phần phát triển các năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
- Các KNS được GD: Thể hiện sự thông cảm;Xác định giá trị;Tự nhận thức về bản thân.
3. Phẩm chất
- Biết trân trọng, yêu quý và có ý thức giữ gìn các câu chuyện cổ của nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 19 - SGK (phóng to)
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động :
+ 1 em đọc bài:“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” ( phần tiếp theo).
+ Nêu nội dung đoạn trích
- GV dẫn vào bài mới
2. Đọc văn bản:
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, mang cảm hứng ngợi ca, tự hào
- HS lắng nghe
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: 6 câu đầu
+ Đoạn 2: 8 câu tiếp
+ Đoạn 3: Còn lại
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (sâu xa, độ trì, rặng dừa, độ lượng, đa tình, đa mang,...)
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài:
* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài thơ (trả lời được các câu hỏi cuối bài)
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi
- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
- GV yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt đoạn thơ 1 trả lời câu hỏi 1 SGK
Câu 1:Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
( Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa, giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu, truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy của ông cha ta.)
+ Em hiểu câu thơ : Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” như thế nào?
( Ông cha ta đã trải qua bao mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu…)
- GV chốt ý: Truyện cổ nước mình rất nhân hậu ý nghĩa sâu xa.
* Nhận mặt: Giúp con cháu nhận ra tuyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc của ông cha từ bao đời nay.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lướt đoạn 4 để trả lời câu hỏi 2 SGK.
Câu 2:Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
( Tấm Cám (Truyện thể hiện sự công bằng); Đẽo cày giữa đường .)
- GV chốt: Các truyện cổ tiêu biểu trong kho tàng cổ tích Việt Nam.
- GV kể tóm tắt nội dung chuyện: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường
- HS thảo luận câu hỏi 3 SGK theo bàn.
Câu 3: Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta ? ( Nàng Tiên Ốc, Sự tích hồ Ba Bể,Thạch Sanh, Trầu cau, Sự tích dưa hấu…. )
- Gọi HS đọc hai câu thơ cuối bài và trả lời câu hỏi
Câu 4: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
- HS đọc 2 dòng thơ cuối trả lời: truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau: cần sống
nguon VI OLET