Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

Tuần 2:                           Thứ hai ngày 16 tháng 9  năm 2019

Chào cờ

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­________________________________________

Thể dục

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

__________________________________________________

Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp)

I. Mục đích -Yêu cầu:

1. Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê) phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.

2. Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh họa nội dung bài.

 - Giấy viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

GV gọi HS:

 

- Nhận xét cho điểm.

 

- Đọc thuộc lòng bài “Mẹ ốm” và nêu nội dung bài.

- Đọc truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” và nêu ý nghĩa của truyện.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu và ghi đầu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

 

? Bài chia làm mấy đoạn

- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ.

 

 

GV: Đọc diễn cảm toàn bài.

HS: 3 đoạn.

 

- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lần.

- Luyện đọc theo cặp

- 1 – 2 em đọc cả bài.

- Nghe GV đọc.

b. Tìm hiểu bài:

 

- Đọc thầm đoạn 1 và cho biết: Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào?

- Bọn Nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ.

- Đọc thầm đoạn 2 và cho biết: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?

- Đầu tiên, Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của 1 kẻ mạnh: Muốn nói chuyện với tên nhện “chóp bu”, dùng các từ xưng hô: ai, bọn này, ta.

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   


Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

- Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh “quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách”.

- Đọc thầm đoạn 3 và cho biết: Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải.

 

 

 

 

HS: Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử, rất đáng xấu hổ, đồng thời đe doạ chúng.

? Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào

HS: Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, ngang phá hết các dây tơ chăng lối.

HS: Đọc câu hỏi 4 trao đổi, thảo luận chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn.

GV gợi ý:

-         Tráng sĩ

-         Võ sĩ

-         Chiến sĩ

-         Hiệp sĩ

-         Dũng sĩ …

 

=> Tốt nhất là chọn danh hiệu Hiệp sĩ.

 

c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:

 

- GV khen những em đọc tốt.

HS: Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 1, 2 đoạn.

 

+ GV đọc mẫu.

- HS: Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp

+ Nghe và sửa chữa, uốn nắn.

- 1 vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.

3. Củng cố – dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.

 - Về nhà tập đọc lại bài, tìm đọc truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”.

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­___________________________________

Toán

CÁC SỐ CÓ 6 CHỮ SỐ

I.Mục tiêu:

- Giúp HS ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

- Biết viết và đọc các số có 6 chữ số.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Sử dụng các bảng gài có thẻ ghi số.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi HS lên chữa bài về nhà.

- Nhận xét

 

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu – ghi đầu bài:

2. Hướng dẫn bài mới:

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   


Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

a. Số có 6 chữ số:

a.1/ Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.

- GV gọi HS đứng tại chỗ nêu quan hệ giữa các hàng liền kề.

HS: Nêu 10 đơn vị = 1 chục

10 chục   = 1 trăm

10 trăm   = 1 nghìn

10 nghìn = 1 chục nghìn

a.2/ Hàng trăm nghìn:

- GV giới thiệu:

10 chục nghìn = 100 nghìn

100 nghìn viết là 100 000

a.3/ Viết và đọc số có 6 chữ số:

- GV cho HS quan sát bảng có viết sẵn các hàng đơn vị -> trăm nghìn

HS: Gắn các thẻ số 100 000; 10 000; … 10; 1 lên các cột tương ứng.

- Đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn

bao nhiêu chục nghìn

…………………

bao nhiêu đơn vị

- GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng.

- Xác định lại số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.

- GV hướng dẫn HS viết số và đọc số.

 

- Tương tự như vậy, GV lập thêm vài số nữa, sau đó cho HS lên bảng viết và đọc số.

- GV viết số, sau đó yêu cầu HS lấy các thẻ số 100 000; 10 000; 1 000; 100; 10; 1 và các tấm 1, 2, 3, …, 9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng.

 

3. Thực hành:

+ Bài 1:

HS: Nêu yêu cầu bài tập.

a. GV cho HS phân tích mẫu.

b. GV đưa hình vẽ như SGK, HS nêu kết quả cần viết vào ô trống 5 2 3 4 5 3

Cả lớp đọc số 5 2 4 4 5 3 .

 

+ Bài 2:

HS: Nêu yêu cầu và tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.

+ Bài 3:

HS: Nêu yêu cầu bài tập.

- Nối tiếp nhau đọc các số đó.

+ Bài 4:

HS: Nêu yêu cầu bài tập.

 

GV nhận xét, chấm bài cho HS.

- Viết các số tương ứng vào vở.

4. Củng cố – dặn dò:

- Nhắc lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học, về nhà học và làm bài tập.

 

Chính tả

MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC

I/ Mục tiêu:

  - Nghe , viết chính xác; trình bày đúng đoạn văn “ M­ười năm cõng bạn đi học”.

 - Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn s/x ; ăng/ăn

II/ Đồ dùng: - GV 3 tờ giấy khổ to.( để viết sẵn bài tập)

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   


Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

                     - HS bảng con

III/ các hoạt động dạy học:

1 Bài cũ:

? Tìm tiếng có âm đàu l/n

- GV nhận xét chung

2/ Bài mới: Giới thiệu bài

* Hoạt động 1: Nghe- Viết

- GV đọc bài viết

- Hư­ớng dẫn h/s viết từ khó, danh từ riêng.

? Em có nhận xét gì về cách trình bày?

- Đọc bài cho h/s viết.

- Đọc soát lỗi.

- Chấm bài: 7-10 em.

- GV nhận xét chung.

* Hoạt động 2: h­ớng dẫn làm bài tập

Bài 2: Chọn cách viết đúng

- HS đọc thầm “ Tìm chỗ ngồi”

 

 

 

 

3/ Củng cố – Dặn dò:

- Nhận xét giờ học . VN tìm tiếng bắt đầu bằng s/x.

- Đọc lại truyện vui : Tìm chỗ ngồi.

 

- HS viết bảng con

 

 

 

- HS đọc thầm lại đoạn văn

- Quang vinh, Chiêm Hoá, Tuyên Quang...khúc khuỷu, gập ghềnh...

- HS nhận xét

- HSviết vở

- HS soát lỗi

 

 

 

 

- HS đọc

- Cách viết đúng theo thứ tự là: lát sau – rằng – phải chăng - xin bà - băn khoăn – không sao- để xem.

- HS giải miệng

- a/ Dòng 1: Chữ “ sáo”

- Dòng2: Chữ sáo bỏ sắc thành sao

b/ dòng 1: Chữ “ Trăng”

- Dòng 2: trăng thêm sắc thành trắng.

 

 

Khoa học

TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp)

I. Mục tiêu:

Sau bài này HS có khả năng:

- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.

- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể.

- Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.

II. Đồ dùng:

 - Hình trang 8, 9 SGK, phiếu học tập, bộ đồ chơi, …

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Hàng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường những gì? và thải ra những gì

HS: … lấy thức ăn, nước uống, khí ôxi và thải ra phân, nước tiểu, và khí các – bô - níc.

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   


Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

- Nhận xét,

2. Bài mới:

a. Giới thiệu – ghi đầu bài:

b. Dạy bài mới:

* HĐ 1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người.

+ Mục tiêu:

+ Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát các hình trang 8 SGK.

? Trong số những cơ quan đó, cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường bên ngoài

- GV giảng về vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể.

* HĐ 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.

+ Mục tiêu:

+ Cách tiến hành:

- Bước 1: Làm việc cá nhân.

- Bước 1: Làm việc theo cặp.

- Bước 3: Làm việc cả lớp.

GV: Gọi 1 số HS nói tên về vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.

- Kết thúc tiết học GV nêu 1 số câu hỏi để HS trả lời.

=> KL: Nhờ cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện.

Nếu 1 trong những cơ quan đó ngừng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng, cơ thể chết.

 

 

 

 

HS: Quan sát và thảo luận theo cặp.

 

HS: Chỉ vào từng hình ở trang 8 nói tên và chức năng của từng cơ quan.

HS: … - Cơ quan tiêu hoá

- Cơ quan hô hấp

- Bài tiết nước tiểu.

HS: Xem sơ đồ hs (9) tìm ra các từ còn thiếu để bổ sung vào sơ đồ cho hoàn chỉnh và nêu mối quan hệ giữa các cơ quan: Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: 2 em quay lại kiểm tra chéo xem bạn bổ sung đúng chưa và lần lượt nói với nhau về mối quan hệ.

3. Củng cố – dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.

_________________________________

Tiếng Việt+

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

  Ôn tập củng cố kiến thức về:

   -Tên riêng Việt Nam ; nhân hóa

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   


Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

   - Văn viết thư.

II. Hoạt động dạy học:

 

   Hoạt động của giáo viên

 Bài tập 1:

        Em hãy viết danh sách các bạn trong  tổ của mình( viết cho đúng thứ tự bảng chữ cái tiếng việt)

 

Thứ tự

Họ và tên

Nam-nữ

 

 

 

 

     Bài tập 2:

       Viết một bức thư ngắn cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.

 

 

Bài tập  3: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Mặt trời gác núi            Theo làn gió mát

Bóng tối lan dầma         Đóm đi rất êm

Anh Đóm chuyên cần   Đi suốt một đêm

Lên đèn đi gác             Lo cho người ngủ

1. Sự vật nào được nhân hoá trong bài?

a. Mặt trời        b. Bóng tối.

c. Đom đóm    d. Làn gió

2. Tính nết của đom đóm được tả bằng từ ngữ nào?

a. Chuyên cần                  b. Gác núi

c. Đi gác                           d. Lo

3. Câu " Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối" Tìm bộ phận cho câu hỏi khi nào?

 

   * Củng cố dặn dò :

           Giáo viên nhận xét tiết học

 

Hoạt động của học sinh

-HS viết họ và tên các bạn trong tổ của mình.

-Từng cặp đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

 

 

 

 

 

HS tự LàM BàI sau đó trình bày bài của mình trước lớp, HS nhận xét bài bạn

-GV thu bài  một số em, nhận xét cách viết của HS 

 

HS tự làm bài sau đó chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS tự làm bài sau đó trình bày bài của mình trước lớp, HS nhận xét bài bạn

-GV thu bài  một số em, nhận xét cách viết của HS 

 

_________________________________

Thứ  ba ngày 17  tháng 9. năm 2019

Tiếng Anh

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   


Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

Tiếng Anh

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

____________________________________

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 - Giúp HS luyện viết và đọc số có 6 chữ số (cả các trường hợp có chữ số 0).

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV ghi bảng các số có 6 chữ số.

- Nhận xét và cho điểm.

HS: 3 – 5 em đọc các số đó.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu và ghi đầu bài:

2. Hướng dẫn luyện  tập:

a. Ôn lại hàng:

 

- GV cho HS ôn lại các hàng đã học, quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề.

- GV viết 8 2 5 7 1 3

? Chữ số 3 thuộc hàng nào

 

 

 

- Hàng đơn vị

? Chữ số 1 thuộc hàng nào

- Hàng chục

? Chữ số 7 thuộc hàng nào

- Hàng trăm

? Chữ số 5 thuộc hàng nào

- Hàng nghìn

? Chữ số 2 thuộc hàng nào

- Hàng chục nghìn

? Chữ số 8 thuộc hàng nào

- Hàng trăm nghìn

- GV cho HS đọc các số:

850203 ; 820004 ; 820007 ;                   832100 ; 832010

HS: Nối tiếp nhau đọc số.

b. Thực hành:

 

+ Bài 1:

HS: Nêu yêu cầu, tự làm bài sau đó chữa bài.

+ Bài 2:

a) GV cho HS đọc các số.

b) GV cho HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho.

 

+ Bài 3:

HS: Nêu yêu cầu và tự làm bài, sau đó vài em lên bảng ghi số của mình.

GV nhận xét, cho điểm.

HS: Cả lớp nhận xét.

+ Bài 4:

HS: Đọc yêu cầu và tự nhận xét quy luật của dãy số.

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

- Cho điểm em nào làm đúng, làm nhanh.

 

3. Củng cố – dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập.

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   


Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT

I. Mục tiêu:

1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm “thương … thân”. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.

2. Học nghĩa 1 số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Bút dạ, giấy.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Bài cũ:

 

HS: 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở những tiếng chỉ người trong gia đình mà có phần vần:

-         Có 1 âm: bố, mẹ, chú, dì, …

-         Có 2 âm: bác, thím, ông, cậu …

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu và ghi đầu bài:

2.Hướng dẫn HS làm bài tập:

+ Bài 1:

GV chốt lại lời giải đúng:

a) Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, thông cảm, đồng cảm …

b) Hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn…

c) Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ, …

d) Ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập, …

+ Bài 2:

- Lời giải đúng:

a) Nhân dân, công dân, nhân loại, nhân tài.

b) Nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.

+ Bài 3:

VD: Nhóm a:

- Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.

- Chú em là công nhân ngành xây dựng.

- Anh ấy là một nhân tài của đất nước.

- Ê - đi – xơn đã có cống hiến nhiều phát minh có giá trị cho nhân loại.

Nhóm b:

- Bác Hồ có lòng nhân ái bao la.

HS: 1 em đọc yêu cầu, từng cặp HS trao đổi làm vào vở, 4

– 5 cặp làm vào phiếu. Đại diện các nhóm trình bày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: Đọc yêu cầu, trao đổi theo cặp làm vào vở bài tập. GV phát phiếu riêng cho 4 – 5 cặp làm.

 

- Những HS làm phiếu lên trình bày kết quả trước lớp.

 

HS: - Nêu yêu cầu bài tập.

 

 

 

 

 

 

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   


Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

- Mọi người trong nhà sống với nhau rất nhân hậu.

- Ai cũng nói bác ấy là người ăn ở rất nhân đức.

- Bà em là người rất nhân từ, độ lượng.

+ Bài 4:

- Gọi các nhóm nêu lời giải của nhóm mình.

- Nhận xét, sửa chữa và cho điểm.

- Làm bài theo nhóm vào giấy khổ to. Đại diện các nhóm lên dán.

 

 

 

 

HS: Nêu yêu cầu bài tập và trao đổi theo cặp về 3 câu tục ngữ.

3. Củng cố – dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.

 

 

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. Mục tiêu:

 - Kể lại bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ “Nàng tiên ốc”.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi cùng với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

II. Đồ dùng dạy - học:

 Tranh minh họa truyện trong SGK. 

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

 

HS: 2 em nối tiếp nhau kể chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” sau đó nói ý nghĩa câu chuyện.

GV nhận xét, cho điểm.

 

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu – ghi tên bài:

2. Tìm hiểu câu chuyện:

- GV đọc diễn cảm bài thơ.

HS: - 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ.

- 1 em đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.

+ Đoạn 1: Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?

HS: … mò cua bắt ốc.

- Bà làm gì khi bắt được ốc?

HS: … thấy ốc đẹp, bà thương không muốn bán, thả vào chum nước để nuôi.

+ Đoạn 2: Từ khi có ốc bà lão thấy trong nhà có gì lạ?

HS: … Nhà cửa quét sạch sẽ, đàn lợn được ăn no, cơm nước nấu sẵn, vườn rau sạch cỏ.

+ Đoạn 3: Khi rình xem bà lão nhìn thấy gì?

- Bà thấy 1 nàng tiên từ chum nước bước ra.

? Sau đó bà lão đã làm gì

- Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên.

? Câu chuyện kết thúc thế nào

- Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như 2 mẹ con.

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   


Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

3. Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

a. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình:

 

? Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em

HS: … em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung câu chuyện, không đọc lại từng câu.

GV viết 6 câu hỏi lên bảng lớp mời 1 HS giỏi kể mẫu.

 

b. HS kể theo cặp (nhóm)

HS: Kể theo từng khổ thơ, theo toàn bài thơ sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

c. HS nối tiếp nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện.

 

 

-> Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên ốc. Con người phải thương yêu nhau, ai sống có hậu, thương yêu mọi người sẽ có được cuộc sống hạnh phúc.

­- GV và HS bình chọn bạn kể hay nhất, bạn hiểu chuyện nhất.

 

4. Củng cố – dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về học thuộc 1 đoạn thơ hoặc cả bài thơ.

  __________________________________________

Lịch Sử

LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiết 2)

I. Mục tiêu:

 - Học xong bài này, HS biết trình tự các bước sử dụng bản đồ.

 - Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước.

 - Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

-  Bản đồ hành chính Việt Nam.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

1.Kiểm tra bài cũ:

 

HS: Kể 1 số yếu tố của bản đồ.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu – ghi đầu bài:

b. Hướng dẫn bài mới:

b.1/ Bước 1: Cách sử dụng bản đồ:

* HĐ1: Làm việc với cả lớp.

 

HS: Đại diện 1 số HS trả lời.

? Tên bản đồ cho ta biết điều gì

? Dựa vào 1 số bảng chú giải ở hình 3 (Bài 2) để đọc các ký hiệu của 1 số đối tượng địa lý

 

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   


Trường Tiểu học Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc          Năm học 2019 / 2020

? Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 (Bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia

- GV giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ như SGK.

 

 

b.2/ Bước 2: Bài tập.

 

 

* HĐ2: Thực hành theo nhóm.

 

- Các nhóm lần lượt làm các bài tập a, b.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV nghe, gọi các nhóm khác sửa chữa, bổ sung.

- Câu trả lời đúng bài b ý 3.

+ Các nước láng giềng Việt Nam là: Lào, Cam – pu – chia, Trung Quốc.

+ Vùng biển nước ta là 1 phần của biển Đông.

+ Quần đảo của Việt Nam: Trường Sa, Hoàng Sa...

+ Một số đảo chính: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, …

+ Một số sông chính: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, …

 

 

* HĐ3: Làm việc cả lớp.

- GV tiếp tục treo bản đồ hành chính lên bảng và yêu cầu:

 

 

- GV chú ý theo dõi và hướng dẫn cho HS chỉ đúng.

 

 

HS: - 1 em lên đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Đ, B, T, N trên bản đồ.

- 1 em lên chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình đang sống.

- 1 em lên nêu tên những tỉnh, thành phố giáp với tỉnh (thành phố) mình đang sống.

 

 

 

3. Củng cố – dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài.

 

Toán+

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu :  Giúp học sinh ôn tập củng cố về :

    -Tính giá trị biểu thức.

    -Giải các bài toán về tìm  một phần mấy của một số.

GV: Vi Mạnh Cường                                                                                    Giáo án Lớp 4C                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

nguon VI OLET