TUẦN 20

 

Tiết 96:                                          

                                                           TOÁN

                                                        PHÂN SỐ

 

Ngày soạn: 07/01/2020

Ngày dạy: Thứ Hai, 13/01/2020. Lớp dạy: 4B

 

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS :

* Kiến thức:  Giúp học sinh

- Hiểu được thế nào là phân số

* Kĩ năng: Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.

- Biết đọc, biết viết về phân số.

* Thái độ:

- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. GV : Giáo án, Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106, 107.

  2. HS : Sách vở, đồ dùng môn học

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ(3-5 phút):

 - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập tập thêm của tiết 95.

- GV nhận xét và cho diểm học sinh.

  2. Bài mới:- GV giới thiệu: Phân số

2.1. Hoạt động 1: Gới thiệu phân số

2.1.1. MT: HS Hiểu được thế nào là phân số

2.1.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.3. Tiến trình của hoạt động:

- Treo hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô mau như phần bài học của SGK.

-Hình tròn được chia mấy phần bằng nhau ?

+ Thành 6 phần bằng nhau.

- Có mấy phần được tô màu ?

+ Có 5 phần được tô màu

- GV: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.


- Năm phần sáu viết là . (Viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch ngang và thẳng với 5)

- GV yêu cầu HS đọc và viết

- GV: Ta gọi là phân số.

- Phân số có tử số là 5, có mẫu số là 6

(?) Khi viết phân số thì mẫu số đựơc viết ở trên hay dưới gạch ngang?

- Mẫu số được viết ở dưới vạch ngang.

(?) Mẫu số của phân số cho em biết điều gì ?

- Mẫu số của phân số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.

- Khi viết phân số   thì tử số được viết ở trên vạch ngang và cho biết có 5 phần bằng nhau được tô màu.

- Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn luôn phải khác 0 .

(?) Khi viết phân số thì tử số được viết ở đâu? Tử số cho em biết điều gì ?

- Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu.

- Giáo viên lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông, hình zíc zắc như phần bài học của SGK, yêu cầu học sinh đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình.

(?) Đưa ra hình tròn và hỏi: đã tô màu bao nhiêu phần của hình tròn ? Hãy giải thích .

+ Đã tô màu hình tròn (Vì hình tròn đựơc chia thành 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần).

(?) Nêu tử số và mẫu số của phân số

(?) Đưa ra hình vuông và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình vuông? Hãy giải thích.

(?) Nêu tử số và mẫu số của phân số

(?) Đưa ra hình zíc zắc và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình zíc zắc? Hãy giải thích.

(?) Nêu tử số và mẫu số của phân số .

- Giáo viên nhận xét: ;;; là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

2.2. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành

2.2.1. MT: Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.

- Biết đọc, biết viết về phân số.


2.2.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.2.3. Tiến trình của hoạt động:

Bài 1

- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc , viết và giải thích phân số ở từng hình.

- Nhận xét, sửa sai.

 

Bài 2.

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HD HS làm bài tập.

- hai HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

Phân số

Tử số

Mẫu số

6

11

8

10

5

12

Phân số

Tử số

Mẫu số

 

3

8

 

18

25

 

12

55

 

 

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

(?) Mẫu số của các phân số là những số tự nhiên như thế nào?

- GV nhận xét và cho điểm học sinh.

Bài 3

(?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV HS lên bảng, sau đó lần lượt đọc các phân số cho HS viết. (có thể đọc thêm các phân số khác)

Bài 4

-GV yêu cầu 2 HS  ngồi cạnh nhau chỉ các phân số bất kỳ cho nhau đọc.

- GV nhận xét phần đọc các phân số của HS

2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, liên hệ, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyện thêm và chuẩn bị bài sau.                                 

 

 

 

Tiết 39:

        TẬP ĐỌC

        BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS:

* Kiến thức: Giúp hục sinh Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).


* Kĩ năng: Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.

* Thái độ: Yêu thích môn học

    2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

  1.- GV: - Tranh minh hoạ SGK

- Bảng phụ viết câu đoạn luyện đọc.

2.- HS : Sách vở môn học

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 4 HS đọc bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi SGK

-Nhận xét và cho điểm

2. Bài mới.

2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc:

2.1.1. MT: Giúp hục sinh Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2.1.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.3. Tiến trình của hoạt động:

* Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi SGK.

* GV chia đoạn : 2 đoạn

- HS 1: 4 anh em...bắt yêu tinh đấy.

- HS 2: Cẩu Khây hé cửa...đông vui.

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn.

sống sót, liền lay, núc nác, thung lung, chạy trốn, bản làng...

+ HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

- Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ.

- Nhận xét.

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.HD giải nghĩa từ khó.

+ 1 HS đọc chú giải - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

- Chia nhóm : nhóm 2 ( các nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển nhóm ).

- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.

- Thi đọc : đoạn 1

+ 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ). Đọc 2 – 3 lượt.

- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.                              

- Gọi HS đọc toàn bài


- GV HD đọc, đọc toàn bài với giọng đọc diễn cảm, thể hiện sinh động, giọng hồi hộp ở đoạn 4 anh em Cẩu Khây đến chồ yêu tinh, giọng gấp gáp, dồn dập ở đoạn miêu tả cuộc chiến.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

2.2.1. MT: Giúp hục sinh Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.

2.2.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.2.3. Tiến trình của hoạt động:

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1

(?) Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ?

- Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây chỉ gặp 1 bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ.

(?) Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì?

+ Thấy yêu tinh về và đánh hơi thấy mùi thịt người bà cụ liền giục 4 anh em chạy trốn

(?) Em hãy nêu ý chính của đoạn 1?

*Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ.

- Yêu cầu hs đọc đoạn 2, trao đổi và thuật lại cuộc chiến của 4 anh em Cẩu Khây.

(?) Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?

+ Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm ngập cả cánh đòng làng mạc.

- Yêu cầu các nhóm thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh.

(?) Vì sao 4 anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?

+ Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ tài năng phi thường.

+ Vì anh em Cẩu Khây biết đoàn kết hợp lực

(?) Nếu để một mình thì ai trong số 4 anh em sẽ thắng được yêu tinh?

+ Không ai thắng được yêu tinh

(?) Đoạn 2 của truyện cho ta biết điều gì?

*Đoạn 2 cho thấy anh em Câu Khây đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và sự đoàn kết.

- GV: Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường: Đánh yêu tinh bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hợp lực nên đã thắng được yêu tinh cứu giúp bà con dân bản.

(?) Câu truyện ca ngợi điều gì?

*Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ tai năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của 4 anh em Cẩu Khây.

d. Đọc diễn cảm (10’)

- Yêu cầu 2 hs nối tiếp nhau đọc, lớp theo dõi, phát hiện ra giọng đọc, cách đọc hay.

- Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc

- GV: Dựa vào nội dung của từng đoạn và phần đọc bài của 2 đoạn, các em hãy tìm giọng đọc của từng đoạn.

- GV đọc mẫu đoạn thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em Cẩu Khây.

- GV yêu cầu hs chọn luyện đọc đoạn mà em thích nhất.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm


- GV nhận xét và tuyên dương hs đọc tốt

2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, liên hệ, dặn dò

 - Nêu nội dung bài?

- Nhận xét giờ học

- Về nhà học bài và kể lại chuyện cho người thân nghe.

 

 

TIẾT 20:

       ĐẠO ĐỨC

                   KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI  LAO ĐỘNG ( tt)

Ngày soạn: 07/01/2020

Ngày dạy: Thứ Hai, 13/01/2020. Lớp dạy: 4B

I. MỤC TIÊU :

* Kiến thức:  Giúp HS Biết kính trọng biết ơn người  lao động.

* Kĩ năng: Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

* Thái độ: Tôn trọng, lễ phép với người lao động.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

- GDKNS: Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.

-         Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1.- GV : SGK,

  2.- HS : SGK

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ:

          Biết ơn người LĐ (tiết 1).

2. Bài mới:- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

Bài mới : Giới thiệu bài

          2.1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm và đóng vai.

2.1.1. MT: Giúp HS Giúp HS Biết kính trọng biết ơn người  lao động.

2.1.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.3. Tiến trình của hoạt động:

Bài tập 4/tr30:

Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm

Nhóm 1,2: Tình huống a

Nhóm 3,4: Tình huống b

1 HS nêu yêu cầu bài tập.

HS thảo luận nhóm đóng vai.

Các nhóm trình bày trước lớp


Hs đặt câu hỏi phỏng vấn các vai

Lớp nhận xét, bổ sung

- Cách xử lý các tình huống trên đã phù hợp chưa?

- Cảm nghĩ của em khi sử lí tình huống như vậy?

GV nhận xét kết luận

          2.2. Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm

2.2.1. MT: Giúp HS Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

2.2.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.2.3. Tiến trình của hoạt động:

Bài tập 5 tr/3 .

GV lần lược cho HS trình bày các câu ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát, truyện..nói về người lao động

Gv nhận xét kết kuận

Bài tập 6 tr/30

GV nêu yêu cầu

Cho HS nêu ý lựa chọn của mình (vẽ tranh)

HS trình  bày kết quả tranh nêu ý nghĩa tranh của mình

GV kết luận

  2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, liên hệ, dặn dò

 Nhận xét tiết học

Chuẩn bị bài sau

 

 

 

TIẾT 20:

 

KĨ THUẬT

VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS:

* Kiến thức:  HS biết được đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.

* Kĩ năng: -Biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.

* Thái độ: -Có ý thức giữ gìn, bảo quản và bảo đảm an toàn lao động khi dùng dụng cụ gieo trồng rau hoa.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. GV: -Mẫu: hạt giống, một số loại phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.


2. HS: SGK

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ:

           Kiểm tra dụng cụ học tập.

           - Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:- Giới thiệu bài a) Giới thiệu bài

2.1. Hoạt động 1: GV  hướng dẫn tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.

2.1.1. MT: HS biết được đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.

2.1.2. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.3. Tiến trình của hoạt động:

   -Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 SGK.Hỏi:

    +Em hãy kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết?

    +ở gia đình em thường bón những loại phân nào cho cây rau, hoa?

    +Theo em, dùng loại phân nào là tốt nhất?

   -GV nhận xét và bổ sung phần trả lời của HS và kết luận.

 

2.2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau,hoa.

2.2.1.MT: -Biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.

2.2.2. PP hỏi đáp, thực hành. 

2.2.3. Tiến trình của hoạt động:                                         

   -GV hướng dẫn HS đọc mục 2 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm, hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.

   * Cuốc: Lưỡi cuốc và cán cuốc.

    +Em cho biết lưỡi và cán cuốc thường được làm bằng vật liệu gì?

    +Cuốc được dùng để làm gì?

    Dầm xới:

    + Lưỡi và cán dầm xới làm bằng gì?

    +Dầm xới được dùng để làm gì?

   * Cào: có hai loại: Cáo sắt, cào gỗ.

   -Cào gỗ: cán và lưỡi làm bằng gỗ

   -Cào sắt: Lưỡi làm bằng sắt, cán làm bằng gỗ.

    + Hỏi: Theo em cào được dùng để làm gì?

  * Vồ đập đất:

   -Quả vồ và cán vồ làm bằng tre hoặc gỗ.

    +Hỏi: Quan sát H.4b, em hãy nêu cách cầm vồ đập đất?

   * Bình tưới nước: có hai loại: Bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.

    +Hỏi: Quan sát H.5, Em hãy gọi tên từng loại bình?


    +Bình tưới nước thường được làm bằng vật liệu gì?

   -GV nhắc nhở HS phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ …

   -GV bổ sung: Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng công cụ: cày, bừa, máy cày, máy bừa, máy làm cỏ, hệ thống tưới nước bằng máy phun mưa … Giúp công việc lao động nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn và năng suất cao  hơn.

  - GV tóm tắt nội dung chính.

 

  2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, liên hệ, dặn dò

          -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS .

         -Chuẩn bị bài cho tiết sau.

 

 

 

Tiết 97:

TOÁN

                            PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN 

Ngày soạn: 01/01/2020

  Ngày dạy: Thứ Ba, 14/01/2020. Lớp dạy: 4B

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS :

  * Kiến thức: Giúp HS - Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 không phải bao giờ cũng  có  thương là một số tự nhiên.

- Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

- Biết mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.

* Kĩ năng: HS áp dụng làm bài tập liên quan

* Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích môn học, có tính cẩn thận

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán,

năng lực quan sát.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

   1. GV : - SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS : Sách vở, đồ dùng môn học

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Kiểm tra bài cũ:

          - GV gọi 2 HS lên bảng ,yêu cầu

+ HS 1 làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 96.

+ HS 2:GV đọc cho HS này viết một phân số ,sau đó viết một số phân số cho HS đọc


- GV nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:- GV giới thiệu:  ghi đầu bài 

2.1. Hoạt động 1: Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0

          2.1.1. MT: Giúp HS - Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 không phải bao giờ cũng  có  thương là một số tự nhiên.

- Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

- Biết mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.

           2.1.2. ĐD: Bảng lớp viết

2.1.3. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.1.4. Tiến trình của hoạt động:

  a) Trường hợp có thương là một số tự nhiên

- GV nêu vấn đề:

(?) Có 8 quả cam, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn có được mấy quả cam ?

- HS: Có 8 quả cam, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được:

8 : 4 = 2 (quả cam)

(?) Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì?

- Là các số tự nhiên

b) Trường hợp thương là phân số

- GV nêu tiếp vấn đề:

(?) Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu cái bánh ?

(?) Em có thể thực hiện phép chia 3 : 4 tương tự như thực hiện 8 : 4 được không

- Hãy tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn.

(?) Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn thì mõi bạn nhận được cái bánh. Vậy: 3 : 4 = ?

- GV viết lên bảng 3 : 4 =

(?) Thương trong phép chia 3 : 4 = có gì khác so với thương trong phép chia 8 : 4 = 2 ?

- Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là một phân số.

(?) Em có nhận xét gì về tử số và và mẫu số của thương và số bị chia, số chia trong phép chia 3 : 4 ?

2.2. Hoạt động 1: Luyện tập thực hành

2.2.1. MT: Giúp HS HS áp dụng làm bài tập liên quan

           2.2.2. ĐD: Bảng lớp viết

2.2.3. PP thực hành luyện tập, hỏi đáp

2.2.4. Tiến trình của hoạt động:

 Bài 1

- Cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.


7 : 9 =   ;  5 : 8 =

6 : 19 =   ;   1 : 3 =

- GV nhận xét bài làm của học sinh.

 Bài 2

- Gv yêu cầu HS đọc bài mẫu, sau đó tự làm bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập .

36 : 9 = = 4    ;     88 : 11 = = 8

           0 : 5 = = 0      ;     7 : 7 = =1

- GV chữa bài và cho điểm học sinh.

 Bài 3

- Gv yêu  cầu HS đọc đè bài phần a, đọc mẫu và tự làm bài.

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập .

6 = ;  1 = ;  27 = ;0 =;   3 =

(?) Qua bài tập trên em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào ?

Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có mẫu số bằng 1.

- GV gọi HS khác nhắc lại kết luận .

2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, liên hệ, dặn dò:

 - GV y/c HS nêu mối quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.

 

 

 

TIẾT 39:

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

           LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ “AI - LÀM GÌ?”

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Giúp HS:

* Kiến thức: Giúp Hs - Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2).

* Kĩ năng: - Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? (BT3).

- HS khá, giỏi viết được đoạn văn (ít nhất 5 câu) có 2, 3 câu kể đã học (BT3).Thái độ: Yêu thích môn học và rèn luyện vốn từ.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

nguon VI OLET