Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

Tuần 26:                                  Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2019

Âm nhạc

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

_____________________________________

Tập đọc

THẮNG BIỂN

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài văn với giọng gấp gáp căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên du kích.

 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

III. Các hoạt động:

A. Bài cũ:

Hai HS đọc thuộc lòng bài trước và trả lời câu hỏi SGK.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài.

- GV nghe, sửa lỗi phát âm giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt câu dài.

 

 

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 - 2 em đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

b. Tìm hiểu bài:

HS: Đọc lướt cả bài để trả lời câu hỏi.

? Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển

HS: Các từ đó là: Gió bắt đầu mạnh nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con chim nhỏ bé.

? Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào

- Cuộc tấn công được miêu tả sinh động, rõ nét: Như 1 đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, dữ dội: Một bên là biển là gió trong 1 cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người  chống giữ.

? Đoạn 1 và 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì

- Dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa.

? Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì

- Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động gây ấn tượng mạnh mẽ.

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 


 

Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

 

HS: Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

? Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người

HS: hơn hai chục thanh niên mỗi người vác 1 vác củi vẹt  cứu được quãng đê sống lại.

c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:

HS: 3 em nối nhau đọc 3 đoạn của bài.

- GV hướng dẫn để các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung từng đoạn.

 

 

- Đọc diễn cảm theo cặp 1 đoạn 3.

- Thi đọc diễn cảm trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.

3. Củng cố , dặn dò:

 - Nêu ý nghĩa bài văn.

 - Nhận xét giờ học, về nhà đọc lại bài.

 

__________________________________________

Toán

PHÉP CHIA PHÂN SỐ

I.Mục tiêu:

- Giúp HS biết thực hiện phép chia phân số.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A. Bài cũ:

Hai HS lên bảng làm bài tập.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Giới thiệu phép chia phân số:

- GV nêu ví dụ:

Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng m.

Tính chiều dài hình chữ nhật đó?

 

HS: Nhắc lại cách tính chiều dài của hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng.

- GV ghi bảng:

: = ?

- GV hướng dẫn cách chia:

Chiều dài hình chữ nhật là m.

 

 

 

HS: Thử lại bằng phép nhân:

=> Quy tắc (ghi bảng).

HS: 3 - 5 em đọc lại.

3. Thực hành:

+ Bài 1:

 

HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.

- 3 HS lên bảng làm.

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 


 

Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

- GV cùng cả lớp nhận xét.

 

+ Bài 2: GV cho HS tính theo quy tắc vừa học.

- GV cùng cả lớp chữa bài:

HS: Tự làm bài vào vở.

- 3 - 4 em lên bảng:

 

 

 

 

 

+ Bài 3: GV cho HS tính theo từng cột ba phép tính.

HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng làm.

a. 

 

 

b. Tương tự.

+ Bài 4: GV đọc bài toán.

HS: 1 em đọc lại, tóm tắt và làm bài vào vở.

- 1 em lên bảng giải.

 

Bài giải:

Chiều dài của hình chữ nhật là:

: = (m)

Đáp số: m.

- GV chấm bài cho HS.

 

4. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

___________________________________________

Chính tả

THẮNG BIỂN

I. Mục tiêu:

1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài học “Thắng biển”.

2. Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai chính tả l/n; in/inh.

II. Đồ dùng dạy - học:

Phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2.

III. Các hoạt động dạy - học:

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 


 

Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

A. Kiểm tra bài cũ:

GV đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết ra nháp các từ ngữ giờ trước dễ sai.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn HS nghe - viết:

 

HS: 1 em đọc 2 đoạn văn cần viết.

- Cả lớp theo dõi SGK.

- Đọc thầm lại đoạn văn.

- GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ dễ viết sai.

- GV đọc từng câu cho HS viết.

 

 

HS: nghe GV đọc, viết bài vào vở.

- GV đọc lại cho HS soát lỗi.

HS: Soát lỗi chính tả.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.

 

HS: Làm bài vào vở bài tập.

- 1số em làm bài vào phiếu lên bảng dán.

- Đọc lại bài đã điền.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:

a. Nhìn lại, khổng lồ, ngọn lửa, búp nõn, ánh nến, lóng lánh, lung linh, trong nắng, lũ lũ, lượn lên, lượn xuống.

b. Lung linh   Thầm kín

Giữ gìn   Lặng thinh

Bình tĩnh   Học sinh

Nhường nhịn  Gia đình

Rung rinh   Thông minh.

 

4. Củng cố , dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà tìm và viết vào vở từ 5 từ bắt đầu bằng “n”, 5 từ bắt đầu bằng “l”.

________________________________________________

Khoa học

NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tiếp)

I. Mục tiêu:

- HS nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.

- Học sinh giải thích được 1 số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng.

II. Đồ dùng:

  Phích nước sôi, chậu, lọ có cắm ống thủy tinh.

III. Các hoạt động dạy - học:

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 


 

Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

A. Kiểm tra:

Gọi HS đọc bài giờ trước.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.

- GV chia nhóm.

HS: Làm thí nghiệm trang 102 theo nhóm.

- Các nhóm trình bày thí nghiệm và giải thích như SGK.

- GV cho HS làm việc cá nhân.

HS: Mỗi em đưa ra 4 ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi và cho biết điều đó có ích hay không?

- Rút ra nhận xét: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi.

 

3. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên.

- GV chia nhóm.

HS: Các nhóm làm thí nghiệm trang 103 SGK.

- Các nhóm trình bày trước lớp.

- GV hướng dẫn HS quan sát nhiệt kế theo nhóm.

HS: Quan sát cột chất lỏng trong ống nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm để thấy cột chất lỏng dâng lên.

- Trả lời câu hỏi trong SGK.

- GV kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng lạnh khác nhau chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau.

 

4. Củng cố - dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.

_______________________________________

Tiếng Anh

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

__________________________________________________________

Thứ  ba  ngày 12 tháng 3 năm 2019

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

Giúp HS rèn kỹ năng thực hiện phép chia phân số.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS nêu quy tắc chia phân số.

- 1 HS lên chữa bài tập.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 


 

Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

2. Hướng dẫn luyện tập:

+ Bài 1:

HS: Thực hiện phép chia phân số rồi rút gọn.

- 2 HS lên bảng làm.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.

a.  

hoặc:  

b.

+ Bài 2: Tìm x:

HS: Tìm x tương tự tìm x trong số tự nhiên.

- 2 em lên bảng làm.

- GV cùng cả lớp nhận xét:

a. x  =

x  = :

x =

 

b. : x =

x = :

x =

+ Bài 3:

HS: Đọc yêu cầu và tính nhẩm.

a. 

 

b. 

+ Bài 4:

HS: Đọc đầu bài toán, tóm tắt và giải.

- 1 em lên bảng giải.

 

Giải:

Độ dài đáy của hình bình hành là:

: = 1 (m)

Đáp số: 1 m.

- GV chấm bài cho HS.

 

3. Củng cố , dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.- Về nhà học bài.Về nhà ôn lại bài.

________________________

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 


 

Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

Thể dục

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

_____________________________________

Tiếng Anh

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

_____________________________________

Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ Ai là gì?”

I. Mục tiêu:

 - Tiếp tục luyện tập về câu kể “Ai là gì?”. Tìm được câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đó.

- Viết được đoạn văn có dùng câu kể “Ai là gì?”.

II. Đồ dùng:

- Phiếu học tập, giấy khổ to.

III. Các hoạt động dạy - học:

 A. Bài cũ:

- 1 HS nói nghĩa của 3 - 4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm.

- 1 em làm bài tập 4.

 

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn làm bài tập:

+ Bài 1:

- GV dán phiếu lên bảng, nhận xét và chốt lời giải đúng:

+ Bài 2:

- GV cùng cả lớp nhận xét:

+ Bài 3: GV nêu yêu cầu và gợi ý cho HS:

- Cần tưởng tượng tình huống.

- Giới thiệu thật tự nhiên.

GV gọi học sinh làm mẫu

- GV cùng cả lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Củng cố , dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.

 - Về nhà tập viết lại bài.

HS: Đọc yêu cầu của bài, tìm các câu kể “Ai là gì?” có trong mỗi đoạn văn và nêu tác dụng của nó.

- Phát biểu ý kiến, 1 số HS làm bài vào phiếu.

 

 

HS: Đọc yêu cầu của bài, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu.

- 1 HS lên bảng làm.

- Nguyễn Tri Phương/ là người Thừa Thiên.

- Cả hai ông/ đều không phải là người Hà Nội.

- Ông Năm/ là dân ngụ cư của làng này.

- Cần trục/ là cánh tay đắc lực của các chú công nhân.

HS suy nghĩ và làm nháp

HS: 1 HS giỏi làm mẫu.

- Cả lớp viết đoạn giới thiệu vào vở.

- Từng cặp HS chữa bài cho nhau.

- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn và chỉ rõ câu kể “Ai là gì?”.

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 


 

Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

Câu kể :Ai là gì?

Tác dụng

- Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.

Câu giới thiệu.

- Cả hai ông đều không phải là người  Hà Nội.

Câu nêu nhận định.

- Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.

Câu giới thiệu.

- Cần trục là cánh tay đắc lực của các chú công nhân.

Câu nêu nhận định.

_______________________________________________________

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC

I. Mục tiêu:

1. Rèn kỹ năng nói: 

- Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người.

- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

2. Rèn kỹ năng nghe:

 - Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 

II. Đồ dùng dạy học:

Một số truyện viết về lòng dũng cảm của con người.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn HS kể chuyện:

a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:

 

- GV viết đề bài lên bảng.

- GV gạch chân những từ quan trọng.

HS: 1 em đọc đề bài.

 

HS: Bốn em nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4.

- 1 số HS nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.

b. Học sinh thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

 

- Kể chuyện trong nhóm.

 

 

- Thi kể trước lớp.

HS: Kể trong nhóm.

- Kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Thi kể trước lớp.

- Mỗi HS kể xong đều nói về ý nghĩa câu chuyện, điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện. Có thể đối thoại thêm cùng các nhân vật, chi tiết trong truyện.

- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm.

- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất.

 

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 


 

Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

3. Củng cố , dặn dò:

 - GV nhận xét tiết học.

 - Yêu cầu về nhà kể lại cho người thân.

_____________________________

Lịch Sử

CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS biết:

- Từ thế kỷ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.

- Cuộc khẩn hoang từ thế kỷ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hóa.

- Nhân dân các vùng sống hòa hợp với nhau.

- Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc.

II. Đồ dùng:

Bản đồ VN, phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A. Kiểm tra:

Gọi HS đọc bài học giờ trước.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.

- GV giới thiệu bản đồ Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.

HS: Cả lớp đọc SGK, xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay.

3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

- GV chia nhóm và nêu nhiệm vụ.

 

? Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long

HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi, đại diện nhóm trình bày.

- Trước thế kỷ XVI, từ sông Gianh vào phía Nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía Nam cùng nhân dân địa phương khai phá làm ăn. Từ cuối thế kỷ XVI các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía Nam khẩn hoang lập làng.

4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.

 

HS: Đọc SGK để trả lời câu hỏi.

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 


 

Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

- GV hỏi:

? Cuộc sống chung chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì

 

- Kết quả là xây dựng cuộc sống hòa hợp, xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

=> Rút ra bài học (ghi bảng).

HS: 3 em đọc bài học.

5. Củng cố , dặn dò:

 - Nhận xét giờ học.- Về nhà học bài.

_______________________________________

Thể dục

                  DI CHUYỂN TUNG, BẮT BÓNG, NHẢY DÂY, TC"TRAO TÍN GẬY"

A/  Mục tiêu:

- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người; nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản động tác đúng và nâng cao thành tích.

- Học di chuyển tung (chuyền) và bắt bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện được động tác cơ bản đúng.

- Trò chơi “Trao tín gậy”.Y/cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.

B/  Chuẩn bị:

      - Địa điểm: Sân trường hoặc trong lớp học.

      - Giáo viên: Còi, dây nhảy, bóng tennis, 2 tín gậy - Học sinh: Trang phục gọn gàng.

C/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy

TL (Phút)

Hoạt động học

I. Phần mở đầu.

- Nhận lớp: Ổn định lớp,tập hợp b/cáo sĩ số.

- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.

- Khởi động: Đi thường và hít thở sau theo vòng tròn, chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc.......

- Ôn các động tác, chân, tay, lườn, bụng, và phối hợp của bài thể dục phát triển chung:

* Kiểm tra bài cũ (nội dung do GV chọn).

II. Phần cơ bản.

a.Bài tập RLTTCB:

6-10

1-2

 

1 - 2

 

 

 

 

 

18 - 22

9 - 11

1 - 2

 

4 - 5

 

 

- Đội hình tập hợp:

      

hinh 98

 

 

 

tung va bat bong theo nhm- HS Lần lượt lên ôn tập:

 

 

 

hinh15hinh15­

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 


 

Trường Tiểu học Trung Nguyên Yên Lạc _ Vĩnh Phúc- Năm học 2018 / 2019

* Ôn  tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người.

- Học mới di chuyển tung và bắt bóng.

- GV nêu động tác, làm mẫu hoặc giải thích, tổ chức theo đội hình vòng tròn hoặc hàng ngang.

- Ôn  nhảy dây kiểu chân trước chân sau: 2-3’

HINH 49 

 

 

b.Trò chơi vận động:  Trao tín gậy”.

- Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi và làm mẫu.

- HS chơi chính thức.

III. Phần kết thúc.

- Thả lỏng, hồi tĩnh. GV+HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao b/tập về nhà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 - 6

 

1 - 2

 

 

 

 

 

 

HINH 57-         Đội hình cách chơi:

-          

 

 

 

 

- HS tập chung và thực hiện.

     IV/ Củng cố, dặn dò: (4 phút)  - Rút kinh nghiệm. - Nội dung buổi học sau: Nhảy dây - di chuyển tung và bắt bóng - trò chơi “Dẫn bóng”.

________________________________________________

Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2019

Tập đọc

GA- VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng lưu loát các tên riêng người nước ngoài, lời đối đáp giữa các nhân vật.

 - Giọng đọc phù hợp với từng nhân vật, với lời dẫn truyện. 

2. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga - Vrốt.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

Giáo án lớp 4D                                             1                   Giáo viên : Vi Mạnh Cường                                           

 

nguon VI OLET