BÁO GIẢNG TUẦN 3

Từ ngày 24/9/2018  đến 28/9 /2018

 

THỨ

NGÀY

BUỔI

TIẾT

PPCT

TIẾT DẠY

MÔN

BÀI DẠY

Thứ hai

24/9

Sáng

5

1

Chào cờ

 

5

3

Tập đọc

Thư thăm bạn

11

4

Toán

Triệu và lớp triệu TT trang 14

Chiều

3

1

Lich sử

Nước Văn Lang

 

3

Luyện tập TV

 

Thứ ba

25/9

Sáng

5

2

LTVC

Từ đơn- từ phức

12

4

Toán

Luyện tập tr 16

5

1

Khoa

Vai trò của chất đạm bà chất béo

Thứ tư

26/9

Sáng

5

1

Tập làm văn

Kể lại lời nói ý nghĩa của nhân vật

6

3

Tập đọc

Người ăn xin

13

4

Toán

Luyện tập tr17

3

1

Kể chuyện

Kể chuyện đã nghe đã đọc

Thứ năm 27/9

Sáng

6

1

LTVC

MRVT: Nhân hậu- Đoàn kết

14

3

Toán

Giải số tự nhiên

3

2

Chính tả

Nghe-viết: Cháu nghe câu chuyện của bà

3

4

Địa lý

Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

Thứ sáu

28/9

Sáng

6

1

Tập làm văn

Viết thư

15

2

Toán

Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

6

3

Khoa

Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng xơ

3

5

GDNGLL-SH

Có trung thực thật thà thì mới vui

 

 

1

 


Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018

TẬP ĐỌC

THƯ THĂM BẠN

I.MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức. - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẽ nỗi đau cùng bạn.

2/ Kĩ năng : - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm,chia sẻ với nỗi đau của bạn ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư)

   -Các kĩ năng sống cần giáo dục:

        +Kĩ năng xác định giá trị

        +Kĩ năng thể hiện sự cảm thông

       + Tư duy sáng tạo

3/ Thái độ : Ta luôn biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè ở mọi nơi bằng những việc làm có thể.

II.CHUẨN BI:

  1/ GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc vào bảng phụ

  2/ HS : SGK, vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

-GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc

+Em hiểu ý hai dòng thơ cuối muốn nói gì?

 

 

-GV nhận xét

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài

b.Luyện đọan

-GV  nêu cách đọc

+Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?

 

 

 

 

-GV gọi HS nối tiếp đọc đoạn lần 1 mỗi em đọc 1 đoạn.

-GV nhận xét chỉnh sửa kết hợp rút ra từ khó :

 

-GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.Gọi hs đọc phần chú giải SGK

-GV giao nhiệm vụ và nội dung đọc cho HS ở mỗi nhóm.

-GV nhận xét.

 -GV yêu cầu 1HS đọc cả bài.

-GV đọc toàn bài

 c.Tìm hiểu bài        

-GV cho hs đọc thầm bài.

-GV nêu câu hỏi 1 ở SGK.

+Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ?

 

-GV yêu cầu HS đọc thành tiếng để trả lời.

 

 

-HS nối tiếp nhau đọc bài

-Ý hai dòng thơ cuối bài: truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, ông cha dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ…

 

 

 

-HS theo dõi ở SGK

-HS nêu: 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu ………… chia buồn với bạn

+ Đoạn 2: tiếp theo ………… những người bạn mới như mình

+ Đoạn 3: phần còn lại

-HS mỗi em đọc 1 đoạn 1 lượt.HS còn lại theo dõi nhận xét

-HS nối tiếp nhau luyện đọc từ khó :

Quách Tuấn Lương, quyên góp , khắc phục…

-HS mỗi em đọc 1 đoạn 1 lượt

-HS đọc phần chú giải ở SGK.

-HS đọc theo nhóm đôi, mỗi em đọc một đoạn tùy chọn.

 

 

-HS 1 em đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm

 

 

 

 

+Không. Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong

-HS đọc thành tiếng đoạn 1 để trả lời .

1

 


+Câu 1 :Lương viết thư cho Hòng để làm gì ?

+Bạn Hồng có mất mát đau thương gì ?

-GV nêu câu hỏi tiếp ở SGK.

 

 +Câu 2 :Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?

+Câu 3 :Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?

 

 

 

 

 +Lũ lụt gây cho con người điều gì?

+Để hạn chế lũ lụt con người chúng ta phải làm gì?

+Câu 4 :Em hãy nêu tác dụng của những dòng mở đầu & kết thúc bức thư? (Dòng mở đầu cho ta biết điều gì? Dòng cuối bức thư ghi cái gì?)

 

+Nội dung của bài thơ thể hiện  điều gì ?

 

 

-GV ghi bảng

  d. Luyện đọc lại.

  -GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Hoà Bình ……… chia buồn với bạn)

-GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)

-GV cho hs đọc diễn cảm

-GV sửa lỗi cho các em , nhận xét tuyên dương.

 4.Củng cố - dặn dò:

+Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng?

+Em có thể làm gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn ?

-Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Người ăn xin

5. Nhận xét tiết học.

+Lương viết thư để chia buồn với Hồng

+Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi

-HS đọc thầm phần còn lại để trả lời :

 

+Hôm nay đọc báo thiếu niên Tiền Phong mình rất  xúc đọng được biết  ba của Hồng đã hi sinh… đi mãi mãi.

+Chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba. Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.

 

+Lũ lụt gây thiệt hại lớn cho con người.

+Con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường.

+Những dòng mở đầu: nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.

+Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi họ tên người viết thư

-HS đọc thầm bài thơ trả lời: Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương mất mát trong cuộc sống.

-HS nhắc lại

 

 

 

-HS luyện đọc diễn cảm

 

-Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp

 

 

+Lương rất thương bạn ,muốn an ủi chia sẻ cùng bạn trong lúc hoạn nạn.

+Quyên góp sách vở cũ…

 

 

 

TOÁN

TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU(TT)

I.MỤC TIÊU

  1/ Kiến thức : Đọc , viết được một số số đến  lớp triệu. HS được củng cố về hàng và lớp.

  2/ Kĩ năng : Đọc ,viết đúng các số có nhiều chữ số, làm đúng các bài tập.

  3/ Thái độ : Giúp hs yêu thích học toán và vận dụng vào cuộc sống của mình.

II.ĐỒ DÙNG

  1/ GV : Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu) vào bảng phụ

  2/ HS : bảng con, vở, SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

 

 

1

 


-Gọi 2 HS lên bảng làm bài 3 cột 1

-Kiểm tra VBT ở nhà của một số HS.

 

-GV nhận xét.

3.Bài mới:

  a.Giới thiệu bài:

  -GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu.

 b .Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu :

  -GV treo bảng các hàng, lớp đã nói ở đồ dùng dạy học lên bảng.

  -GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.

  +Bạn nào có thể lên bảng viết so trên ?

-GV cho cả lớp viết bảng con

  +Ban nào có thể đọc số trên?

-GV hướng dẫn lại cách đọc.

+Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số
342 157 413

   +Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác.

   +Vậy số trên đọc là Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị).

-GV yêu cầu HS đọc lại số trên.

 

 

-GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.

  c.Luyện tập :

  Bài 1

-GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số gọi hs đọc.

-GV hd hs cách làm

-GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.

 

-GV cho hs ở dưới làm vở

 

  -GV yêu cầu HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng.

 

  -GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.

 

 

-15000 có 5 chữ số và 3 số 0

-350 có 3 chữ số và 1 số 0

-600 có 3 chữ số và 2 số 0

-1300 có 4 chữ số và 2 số 0

 

 

-HS nghe GV giới thiệu bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào bảng con: 342157413.

-2 HS đọc trước lớp, cả lớp nhận xét đúng/ sai.

 

-HS thực hiện tách số thành các lớp theo thao tác của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Một số HS đọc cá nhân, HS cả lớp đọc đồng thanh.

 Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba .

-HS đọc các số sau: 439582342, 572077814

 

 

 

-2 HS đọc đề bài.

 

 

-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở.   32000000 : ba mươi hai triệu

32516000: ba mươi hai triệu năm trăm mười sáu nghìn

32516478 : ba mươi hai triệu năm trăm mười sáu nghìn bốn trăm bảy mươi tám

834291712 :tám trăm ba mươi bốn triệu hai trăm chín mươi mốt nghìn bảy trăm mười hai

380250705 :ba trăm linh tám triệu hai trăm năm mươi nghìn bảy trăm linh năm

500209037 : năm trăm triệu hai trăm linh chín không trăm ba mươi  bảy

1

 


-GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số.

 -GV cho hs nhận xét và nhận xét

Bài 2

  -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

  -GV viết các số trong bài lên bảng,  sau đó chỉ định HS bất kì đọc số.

 

 

 

 

-GV nhận xét

Bài 3

-GV gọi hs đọc y/c bài

-GV lần lượt đọc các số trong bài , yêu cầu HS viết số theo đúng thứ tự đọc.

-GV cho hs viết vào bảng con

-GV nhận xét và sửa

4.Củng cố- dặn dò:

- Các em đã học bao nhiêu hàng? Có bao nhiêu lớp?

  -Về nhà xem lại bài và làm bài tập ở VBT

  -Chuẩn bị bài: luyện tập

5. Nhận xét tiết học :

-HS kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.

 

-Đọc các số

-7312836 : bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu

-57602511 : năm mươi bảy triệu sáu trăm linh hai nghìn năm trăm mười một

-351600307: ba trăm mười lăm triệu sáu trăm nghìn ba trăm linh bảy

-900370200: chín trăm triệu ba trăm bảy mươi nghìn hai trăm

-2 HS nêu yêu cầu

+3 HS lên bảng.Cả lớp viết vào bảng con: 10250214, 253564888, 400036105, 700000231

 

 

 

LỊCH SỬ

NƯỚC VĂN LANG

I.MỤC ĐÍCH :

  1/ Kiến thức : Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang : thơi gian ra đời,những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ:

  +Khảng 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta ra đời.

  +Người Lạc Việt biết làm ruộng,ươm tơ,dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

  +Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.

  +Người Lạc Việt có tục nhuộm răng,ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,…

  2/ Kĩ năng : Trình bày to rõ ràng ý kiến của mình về Nước Văn Lang.

  3/ Thái độ : Giúp hs biết và yêu quý tự hào đất nước ta.

II.CHUẨN BỊ:

  1/ GV: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

  2/ HS : SGK, vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1.Ổn định tổ chức: Hát

2.Kiển tra bài cũ:

3.Bài mới:

   a.Giới thiệu bài:

  b.Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang.

-GV treo lược đồ Bắc Bộ & 1 phần Bắc Trung Bộ & vẽ trục thời gian lên bảng

-      GV giới thiệu về trục thời gian: Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên (CN); phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước Công nguyên (TCN); phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau Công nguyên (SCN)

 

 

 

 

 

 

-HS quan sát lược đồ

 

-HS lắng nghe và trả lời

 

 

1

 


-Yêu cầu HS dựa vào kênh hình & kênh chữ trong SGK để trả lời.

+Nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì?

+Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

c. Làm việc cá nhân

-      GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền các giai tầng trong xã hội Văn Lang

-GV gọi hs lên bảng điền

-GV nhận xét

 d.Làm việc theo nhóm

-GV cho hs quan sát hình 3 đến hình 10

-GV cho đại các nhóm lên mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt

-GV chốt ý

4.Củng cố -dặn dò:

-Các vua Hùng là những người đã mở ra những trang đầu tiên của lịch sử nước ta. Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

-      Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào?

 

-Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt?

-      Về nhà xem lại bài

-  Chuẩn bị bài sau: “Nước Âu Lạc”

5. Nhận xét tiết học:

 

 

 

-HS dựa vào kênh hình & kênh chữ trong SGK để trả lời

 

+Nước Văn  Lang

+Khoảng năm 700 TCN

 

 

-HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng sao cho phù hợp

 

 

 

-Các nhóm trao đổi & trình bày trước lớp

-HS trình bày : Nghề chính của họ là làm ruộng, nương.

Ngoài ra họ còn trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải. Họ biết làm giáo, rìu, lưỡi cày…

 

 

 

 

 

 

-Ngày 10 tháng 3 âm lịch

-Trong dân gian có câu:

         Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ  ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

- HS trả lời.

Luyện Tập Tiếng Việt

 

Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

I.MỤC TIÊU:

  1/ Kiến thức : -Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và tư phức (ND ghi nhớ).

   -Nhận biết được từ đơn,từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).

  2/ Kĩ năng : Nhận biết đúng về từ đơn và từ phức, làm đúng bài tập.

  3/ Thái độ : Giúp cho hs sử dụng được từ đơn và từ phức trong giao tiếp.

II.CHUẨN BỊ:

  1/ GV: từ điển

  2 / HS : SGK, vbt, vở

1

 


III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

-GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ & làm lại BT1, ý a; BT2 – phần Luyện tập

-GV nhận xét

3.Bài mới:

  a.Giới thiệu bài :

b. Hướng dẫn phần nhận xét

-GVyêu cầu HS đọc các câu văn trong SGK và cho biết câu văn gồm có mấy từ.

+Em có nhận xét gì về các từ trong các câu văn ?

 

-Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu  tìm từ có 1 tiếng và từ có 2 tiếng

 

 

+Từ có một tiếng gọi là gì ?

+ Từ có 2 tiếng gọi là từ gì ?

-GV nhấn mạnh

-Bài 2: GV yêu cầu HS trả lời.

+Từ gồm cóc mấy tiếng ? Tiếng dùng để làm gì ?

 

+Từ dùng để làm gì ?

GV chốt lại lời giải như phần ghi nhớ

c.Ghi nhớ

-GV gọi 3 HS đọc  phần ghi nhớ cả lớp đọc thầm

d.Luyện tập

-Bài tập 1:

-GV gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV hd hs cách làm

-GV gọi hs lên bảng làm

-Cả lớp làm vào vbt

 

 

GV nhận xét & chốt lại lời giải:

-Bài tập 2:

-GV gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài tập

-GV: Từ điển là sách tập hợp các từ tiếng Việt & giải thích nghĩa của từng từ. Trong từ điển, đơn vị được giải thích là từ. Khi thấy một đơn vị được giải thích thì đó là từ (từ đơn hoặc từ phức)

 

 

-GV nhận xét

-Bài tập 3: Gọi HS nêu yêu cầu và mẫu.Yêu cầu HS đặt câu.

-GV hd hs cách đặt câu

 

 

 

 

-1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ

-2 HS làm lại các bài tập 1a,BT2

 

 

 

 

-1 HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần Nhận xét và nêu:Câu văn có 14 từ

+Có những từ gồm một tiếng, có những từ gồm hai tiếng.

-HS nối tiếp nhau nêu:

+Từ có 1 tiếng: Nhờ, bạn, lại, có, chí, học, hành, nhiều, năm, liền, Hanh.

+Từ có 2 tiếng: giúp đỡ,học sinh, tiên tiến.

+Là từ đơn

+Là từ phức.

 

 

+Từ gồm 1 hay nhiều tiếng . Tiếng dùng để cấu tạo nên từ.

+Từ dùng để đặt câu.

 

 

-3 HS đọc  phần ghi nhớ SGK

 

 

-2 HS đọc yêu cầu của bài tập

-HS làm bài

   Rất / công bằng, / rất / thông minh/

Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang./

+ Từ đơn: rất, vừa, lại

+Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang

 

-2 HS đọc yêu cầu của bài tập

-HS trao đổi theo cặp

-HS tự tra từ điển dưới sự hướng dẫn của GV

-HS báo cáo kết quả làm việc:

+Từ đơn: buồn vui, no, đói, ngủ.

+Từ phức: ác độc, nhân hậu, đoàn kết, yêu thương,đa tình, đa mang.

-Cả lớp nhận xét

-1 HS đọc yêu cầu của bài tập & câu văn mẫu

-HS tiếp nối nhau đặt câu (HS nói từ mình chọn rồi đặt câu với từ đó)

+Em rất vui vì được điểm tốt.

+Hôm qua em ăn rất no.

1

 


-GV hướng dẫn & nhận xét

4.Củng cố -dặn dò:

  +Từ đơn là gì ? Từ phức là gì?

-Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong bài

5. Nhận xét tiết học:

+Bà em rất nhân hậu.

 

 

+ Từ có một tiếng. Từ có hai  tiếng trở lên

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: -Đọc, viết được các số đến lớp triệu.

  -Bước đầu nhận biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. (Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c), bài 4 (a, b))

2/ Kĩ năng : Trình bày bài sạch sẽ, làm bài tập đúng

3/ Thái độ : Giúp hs yêu thích học toán và vận dụng vào cuộc sống sau này của các em.

II.CHUẨN BỊ:

1/ GV :

2/ HS : SGK, vở, bảng con

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1. Ổn định tổ chức:

2.Bài cũ: Triệu & lớp triệu (tt)

-GV gọi 2 HS bảng làm bài

 

-GV nhận xét

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b. Luyện tập

- Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. Cho HS lên bảng viết

-GV nhận xét , sữa chữa

-Bài 2:  Gọi HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS đọc

-Gọi HS lên bảng ghi cách đọc 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-GV nhận xét

- Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu

- GV đọc luần lượt các số trong bài cho HS viết vào bảng con.

 

 

 

 

 

- 38100834: ba mươi tám triệu một trăm nghìn tám trăm ba mươi bốn

-900000000: chín trăm triệu

 

 

 

-1HS nêu và 1 HS lên bảng viết. Cả lớp dùng bút chì làm vào SGK sau đó nhận xét và sửa

 

-2HS nêu. Cả lớp đọc thầm.

+2HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe

+HS nối tiếp nhau đọc các số.HS khác nhận xét, sửa

- 32640507: ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi bảy nghìn năm trăm linh bảy

-8500658 : tám triệu năm trăm  nghìn sáu trăm năm mươi tám

-830402960:tám trăm ba mươi triệu bốn trăm linh hai nghìn chín trăm sáu mươi

-85000120: tám mươi lăm triệu không trăm nghìn một trăm hai mươi

-17832005: mười bảy triệu tám trăm ba mươi hai nghìn không trăm linh năm

-10000001: mười triệu không trăm nghìn không trăm linh một

-2 HS nêu

+5 HS lên bảng. Cả lớp viết vào bảng con

a.613000000

b.512326103

c.131405000

e.800004720

1

 


 

-GV nhận xét

- Bài 4: : Gọi HS nêu yêu cầu. GV viết các số lên bảng và hướng dẫn HS.

+Trong số 715638 chữ số 5 thuộc hàng, nào lớp nào?

+Gía trị của chữ số 5 trong số 715638 là bao nhiêu ?

-GV làm tương tự các số còn lại

- GV nhận xét, sửa chữa

4.Củng cố -dặn dò

-Cho HS nhắc lại các hàng & lớp của số đó có đến hàng triệu.

-Về nhà coi lại bài và làm bài vào vở.

-Chuẩn bị bài: Luyện tập

5. Nhận xét tiết học:

d.86004702

 

-2 HS nêu y/c bài

 

+Chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn

 

+Là 5000

+Là 5000000

+ Là 500

KHOA HỌC

VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO

 

I.MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Kể tên  những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt cá,trứng, tôm, cua,…),  một số thức ăn chứa nhiều chất béo ( mỡ, dầu,bơ,...)

-Nêu được  vai trò của chất béo & chất đạm đối với cơ thể:

  + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.

  + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta min A, D, E, K.

  2/ Kĩ năng : Kể đúng to rõ ràng các chất mà mình biết.

  3/ Thái độ : Các em cần ăn uống đủ chất sẽ rất tốt cho sức khỏe.

II.ĐỒ DÙNG :

  1/ GV :  Các tranh ảnh SGK

  2/ HS : SGK, vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

 1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

-Gọi HS nêu mục bạn cần biết bài “Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường”

+Kể tên một số loại thức ăn chứa chất bột đường mà em biết?

+Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể?

-GV nhận xét

3.Bài mới:

  a.Giới thiệu bài

  b.Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm & chất béo ( gd môi trường)

Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

-GV cho hs quan sát hình ở trang 12, 13 SGK và cùng nhau tìm hiểu vai trò của chất đạm, chất béo ở mục Bạn cần biết

 

 

- 2 HS trả lời. HS nhận xét

 

 

-Thịt, cá, gạo, bánh mì, khoai lang,…

 

-Cung cấp năng lượng cần thiết cho mội hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.

 

 

 

 

 

-2 HS ngồi cùng bàn nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm & chất béo có trong hình ở trang 12, 13 SGK & cùng nhau tìm hiểu vai trò của chất đạm, chất béo ở mục Bạn cần biết

1

 


Bước 2: Làm việc cả lớp

-       GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình 12 SGK

+ Kể tên các thức ăn có chứa chất đạm mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn.

+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?

+ Nói tên thức ăn giàu chất béo có trong hình 13 SGK

 

+Kể tên các thưc ăn có chứa chất béo màcác em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn.

+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.

+Vậy con người với môi trường có mối quan hệ như thế nào?

+ Chúng ta cần phải làm gì?

-Sau mỗi câu hỏi, GV nêu nhận xét & bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh.

-Kết luận của GV

c.Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm & chất béo

Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cả lớp

-GV cho hs thi kể các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo mà mình biết từ động và thực vật

Bước 2: Đại diện các cá nhân kể

Kết luận của GV

-Các thức ăn chứa nhiều chất đạm & chất béo đều có nguồn gốc từ động vật & thực vật.

4.Củng cố – dặn dò:

-Gọi 2 HS nêu mục bạn cần biết

Các em phải thường xuyên ăn uống đầy đủ các chất để cơ thể phát triển tốt

5. Nhận xét tiết học:

-HS nêu

 

-Chất đạm có nhiều ở thịt, cá, trứng, sữa, cua ,tôm, ốc, đậu, …

-HS kể

 

-Để phát triển trí não và bổ sung một lượng chất lớn cho cơ thể

-Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá & một số hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu nành …

-HS kể

 

+Chất béo rất giàu năng lượng & giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, K, E.

+Con người có mối quan hệ rất chặt chẽ: môi trường cung cấp thức ăn đồ uống hằng ngày cho con người

+Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

 

 

 

-HS thi kể tên các chất đạm và chất béo

 

 

 

 

 

 

-2 hs đọc mục bạn cần biết

Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018

TẬP LÀM VĂN

KỂ LẠI LỜI NÓI- Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT

I.MỤC TIÊU:

  1/ Kiến thức : Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện (ND Ghi nhớ)

-Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiêp, gián tiếp (BT mục III)

  2/ Kĩ năng : Trình bày to rõ ràng và kể đúng ý nghĩ nhân vật.

  3/ Thái độ: Giúp hs yêu thích học tập làm văn.

II.CHUẨN BỊ:

1/GV:Bảng phụ

2/ HS:VBT, SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1

 


Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ: .

- GV cho 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ?

+Khi cần tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì?

-GV nhận xét

3.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn học phần nhận xét

-Bài 1:

-GV gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.

-Yêu cầu cả lớp đọc bài Người ăn xin, viết nhanh ra nháp những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé.

-GV cho hs đọc câu ghi ý nghĩ của nhân vật ông lão

 

 

 

-Bài 2:

-GV gọi 1 HS đọc đề bài

-Lời nói & ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?

-Bài 3:

-Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau?

 

 

 

 

-GV nhận xét

c.Hướng dẫn học phần ghi nhớ

-GV gọi 3 hs đọc phần ghi nhớ

d.Hướng dẫn phần luyện tập

-Bài tập 1:GV gọi hs đọc y/c bài 

 

-GV gợi ý: Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ nhất chỉ chính người nói (tớ) – đó là lời nói trực tiếp. Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ 3 (ba cậu bé) – đó là lời nói gián tiếp.

-GV cho hs trao đổi nhóm 2

 

-GV cho hs các nhóm trình bày

 

 

 

 

 

-GV nhận xét

-Bài tập 2:

 

 

-2 HS nhắc lại

+Chú ý tả những hình dáng bên ngoài nổi bật nhất…

 

 

 

 

 

 

-2HS đọc yêu cầu của bài

-Cả lớp đọc bài, viết nhanh ra nháp, nêu:

 

+ Câu ghi lại ý nghĩ:

-Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

-Cả tôi nữa….của ông lão.

+ Câu ghi lại lời nói: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

 

-1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi: Cậu là một con người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người.

 

-2 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại

+ Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (cháu – lão)

+ Cách 2: Tác giả (nhân vật xưng hô tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão

 

-3HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại.

 

-1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.

 

 

 

 

-HS trao đổi nhóm để tìm lời nói trực tiếp & gián tiếp của các nhân vật trong đoạn văn.

+ Lời của cậu bé thứ nhất được kể theo cách gián tiếp: Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Lời bàn nhau của 3 cậu bé cũng được kể theo cách gián tiếp: Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng.

+ Lời của cậu bé thứ hai: Còn tớ, tớ….ông ngoại; & lời của cậu bé thứ ba: Theo tớ, …bố mẹ được kể theo cách trực tiếp.

 

1

 

nguon VI OLET